Cần tập trung vào nhóm đối tượng thiệt thòi nhất, yếu thế nhất

Cần tập trung vào nhóm đối tượng thiệt thòi nhất, yếu thế nhất

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 7, 08/01/2022 | 06:31
0
Nhiều ĐBQH đều cho rằng cần xác định đúng đối tượng và nội dung chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tập trung vào nhóm đối tượng đang thiệt thòi nhất, yếu thế nhất.

Chiều 7/1, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ

Đóng góp ý kiến cho dự thảo, ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) cho rằng để đảm bảo tính toàn diện, hiệu quả thực chất của chương trình, đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận nguồn lực, cần phải thực hiện mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực.

Theo đó ông đề nghị bổ sung thêm quan điểm đảm bảo công bằng và bình đẳng vào quan điểm thứ tư về huy động, quản lý và phân bổ các nguồn lực hợp lý, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, đảm bảo công khai, minh bạch của chương trình.

Giải thích cho lập luận trên, đại biểu tỉnh Tiền Giang cho rằng mặc dù đại dịch Covid-19 có tác động sâu sắc tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhưng có tác động lớn hơn tới một số nhóm đối tượng, địa phương, ngành, lĩnh vực như người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, người già, người lang thang, cơ nhỡ, các lao động phi chính thức, những người bị mất việc làm, có việc làm không ổn định, thu nhập thấp, ít tham gia bảo hiểm xã hội ít, ít được chăm lo, bảo vệ bởi các cơ chế, chính sách chính thức của thị trường lao động.

Bên cạnh đó, đại dịch làm gia tăng khoảng cách giới của thế giới và Việt Nam. Cụ thể, đnh hưởng của dịch Covid-19 đối với nam và nữ có sự khác biệt, đã tạo ra khoảng cách về tỷ lệ thất nghiệp vốn chưa từng có trước đại dịch với tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ tăng lên so với trước đây, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới là không thay đổi. Ngoài ra, phụ nữ thường tập trung ở một số ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều nhất, như: Thương mại, bán lẻ, khách sạn, du lịch và các ngành sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Dịch bệnh cũng tác động sâu sắc tới trẻ em và thanh thiếu niên. Theo đó, những đợt phong tỏa về phòng chống dịch khiến cho các em phải trải qua những năm tháng khó quên của cuộc đời, khi có em bị mất người thân, mất cha, mất mẹ, nhiều em phải xa bạn bè, trường lớp, không được vui chơi, những yếu tố then chốt của tuổi thơ. Do đó có thể tác động đến sức khỏe tâm thần, thể chất của trẻ em và thanh, thiếu niên trong nhiều năm tới và yêu cầu các nước phải đầu tư khẩn cấp vào chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em.

Đối thoại - Cần tập trung vào nhóm đối tượng thiệt thòi nhất, yếu thế nhất

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội, đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang. 

“Hiện nay cơ cấu phân bổ kinh phí của chương trình vẫn tập trung nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng, còn đầu tư cho an sinh xã hội, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực thực hiện trong thời gian qua nhưng vẫn rất cần tiếp tục được quan tâm đầu tư.

Do vậy, để chương trình thực sự đạt được mục tiêu, tạo động lực để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và không để ai, nhóm nào, ngành nghề, lĩnh vực, địa phương nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì một quan điểm quan trọng là công bằng và bình đẳng mà thực tế nội hàm của các quan điểm này đã được thể hiện trong các mục tiêu, giải pháp rất cụ thể của chương trình cần được khái quát hóa và bổ sung để đảm bảo xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội tại Việt Nam”, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm đánh giá.

Cũng về vấn đề xác định đối tượng của chương trình an ninh xã hội, ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) đề nghị nghiên cứu tăng độ phủ cho các cá nhân chịu ảnh hưởng nhiều trong đại dịch như công nhân, người Việt Nam lao động tại nước ngoài về nước, các tiểu thương tại thành thị phải di cư, v.v.

Theo đại biểu, đây là những đối tượng chưa được đề cập nhiều trong dự thảo nghị quyết để nhằm mục tiêu không có ai bị bỏ lại phía sau.

“Đối với nội dung cho vay giải quyết việc làm theo vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay hộ nghèo, hộ cận nghèo đã ít dần qua hàng năm. Tuy nhiên, các hộ gia đình có thu nhập trung bình có nhu cầu rất lớn vay vốn, đặc biệt là đối tượng người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.

Chính vì thế, đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu mở rộng đối tượng cho hộ có thu nhập ở mức trung bình được tiếp cận vay vốn ở Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm giải quyết được nhu cầu việc làm cho đông đảo người dân. Xem đây như một động lực để phục hồi kinh tế”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề xuất.

Đối thoại - Cần tập trung vào nhóm đối tượng thiệt thòi nhất, yếu thế nhất (Hình 2).

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm kiến nghị đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu mở rộng đối tượng cho hộ có thu nhập ở mức trung bình được tiếp cận vay vốn ở Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Cần dành sự quan tâm đúng mức đối với nhóm yếu thế

Đồng tình với nội dung sử dụng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động, về an sinh xã hội, tuy nhiên ĐBQH Hoàng Thị Đôi (đoàn Sơn La) cho rằng đối tượng thụ hưởng ở đây còn chưa toàn diện và tương đối hẹp, chưa tính đến lực lượng lao động phi chính thức.

“Người lao động phi chính thức của chúng ta rất đông, chiếm tỷ lệ trên 54% lao động và những người này cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề và gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Mặc dù việc xây dựng chính sách sẽ tăng thêm nguồn lực, tuy nhiên về tổng thể đây là chương trình trung hạn nhưng là bước đệm cho phát triển dài hạn các giai đoạn tiếp theo, do đó đề nghị cần có giải pháp hỗ trợ người lao động toàn diện, dài hơi và bền vững về việc làm cả ở khu vực trung tâm thu hút lao động chính thức, lao động phi chính thức và tại các địa phương khi có bộ phận lao động di chuyển về quê trong thời kỳ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19”, đại biểu này cho biết.

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho hay trên thế giới, dịch bệnh Covid-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn khi làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập. Thực tiễn này làm cho người lao động ở khu vực phi chính thức và các nhóm yếu thế ngày càng yếu thế hơn. Cũng chính vì vậy, trong số 5 trụ cột của Khung chính sách để ứng phó với Covid-19 do Liên hiệp quốc ban hành năm 2020 thì có đến 2 trụ cột liên quan đến khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế.

Ở nước ta, nhóm yếu thế như người nghèo, lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong, kinh doanh cá thể, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ.... là những người phần lớn làm việc trong khu vực phi chính thức; mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hàng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất do Covid mà bản thân họ và gia đình ít được bảo đảm, hỗ trợ bằng các lưới an sinh xã hội. Họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.

Đối thoại - Cần tập trung vào nhóm đối tượng thiệt thòi nhất, yếu thế nhất (Hình 3).

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng.

Đại biểu thống nhất cao với Mục tiêu thứ 3 trong Tờ trình về Bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Để đạt được mục tiêu này, Báo cáo về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội nêu 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm với Nguồn lực là 53,15 nghìn tỷ đồng.

 Tuy nhiên, theo đại biểu, bên cạnh một số giải pháp như hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh; phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đầu tư cho các cơ sở xã hội thì phần lớn các giải pháp cụ thể còn lại đều tập trung vào khu vực chính thức, dành cho những đối tượng có quan hệ lao động là chủ yếu.

Đại biểu cũng cho biết, nội dung thứ 9 của Phụ lục số 1 về Khung nhiệm vụ giải pháp trọng tâm của Báo cáo về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ nêu việc nghiên cứu hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do tác động của đại dịch mà chưa đưa ra được chính sách với đối tượng, mức và hình thức hỗ trợ cụ thể.

Trong khi các giải pháp tài khóa tiền tệ chỉ tập trung thực hiện trong 2 năm thì khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế sẽ khó có thể nhận được hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, đại biểu cho rằng, với nguồn lực và thời gian có hạn, cần xác định cụ thể hơn đối tượng và nội dung chính sách an sinh xã hội để bảo đảm hiệu quả, tập trung vào Nhóm đối tượng có nhu cầu cấp bách nhất, bị tác động nhiều nhất, đang thiệt thòi nhất, yếu thế nhất trong xã hội.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị trên cơ sở tổng kết, đánh giá kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết số 42 năm 2020 của Chính phủ, cần nghiên cứu bổ sung cụ thể hơn các chính sách cho khu vực phi chính thức, nhất là nhóm yếu thế, trong đó có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt. Hỗ trợ bằng tiền mặt cho người dân góp phần kích cầu đối với nền kinh tế. Đây cũng là giải pháp được nhiều quốc gia áp dụng, trong đó có các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung nguồn vốn tín dụng cho CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 bên cạnh nguồn vốn dự kiến 9000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê theo quy định của Luật Việc làm năm 2013.

 

Ngấm đòn vì Covid-19, hàng không sụt giảm 41,7% số lượng chuyến bay

Thứ 6, 07/01/2022 | 19:29
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến ngành hàng không Việt Nam thiệt hại nặng nề khi số lượng chuyến bay khai thác trong năm 2021 giảm tới 41,7%.

Đề xuất tăng tỉ lệ chi ngân sách cho du lịch từ 1,4% lên 3%

Thứ 6, 07/01/2022 | 17:48
Du lịch bị tổn thương nặng nề bởi dịch, do đó, các đại biểu cho rằng, cần có chính sách tái cơ cấu lại ngành, thúc đẩy thị trường nội địa, mở cửa quốc tế an toàn.

Bộ trưởng Tài chính: Nên giữ nguyên mức đánh thuế giao dịch chứng khoán

Thứ 6, 07/01/2022 | 17:46
Đánh giá thị trường chứng khoán đang tốt, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho đây là một kênh huy động vốn tốt, vì vậy nên giữ nguyên mức thuế giao dịch hiện tại.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Trồng vài cây thuốc phiện ngâm rượu chữa bệnh có bị xử phạt không?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:30
Theo Bộ Công an, hành vi trồng cây thuốc phiện với bất kỳ mục đích gì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.