Đề xuất tăng tỉ lệ chi ngân sách cho du lịch từ 1,4% lên 3%

Đề xuất tăng tỉ lệ chi ngân sách cho du lịch từ 1,4% lên 3%

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 07/01/2022 | 17:48
0
Du lịch bị tổn thương nặng nề bởi dịch, do đó, các đại biểu cho rằng, cần có chính sách tái cơ cấu lại ngành, thúc đẩy thị trường nội địa, mở cửa quốc tế an toàn.

Chiều 7/1, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đóng góp ý kiến cho dự thảo, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) cho biết, du lịch là một trong những ngành bị tổn thương nặng nề nhất trong đại dịch, phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có như số lượng du khách, doanh thu du lịch giảm sút mạnh, đặc biệt là khách quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp du lịch phải tạm dừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động hoặc buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh hay cắt giảm nhân sự.

“Phần lớn doanh nghiệp du lịch nợ ngân hàng, không doanh thu, gần như mất khả năng trả nợ các khoản vay, khoản thuế phí. Hầu hết lao động ngành du lịch bị mất việc, không thu nhập buộc phải chuyển nghề khác để kiểm sống dẫn đến nguy cơ thiếu hút nhân lực khi du lịch khôi phục lại và một số khó khăn khác”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông nêu rõ.

Vì vậy, vị đại biểu đoàn Bình Thuận đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, có những quyết sách nhằm hỗ trợ cho ngành du lịch.

Tiêu điểm - Đề xuất tăng tỉ lệ chi ngân sách cho du lịch từ 1,4% lên 3%

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận).

Trong đó, tiếp tục dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các địa phương trọng điểm về du lịch trong đó có tỉnh Bình Thuận, các khu du lịch quốc gia Mũi Né nhằm nâng cao hơn khả năng kết nối giao thông tới các khu điểm du lịch quốc gia như khẩn trương sửa chữa, nâng cấp tuyến đường quốc lộ 55 qua địa bàn Bình Thuận. Bởi đây là tuyến kết nối du lịch giữa Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu và Lâm Đồng.

Có chính sách tái cơ cấu lại thị trường du lịch, thúc đẩy thị trường du lịch nội địa, có lộ trình mở cửa du lịch quốc tế an toàn, cho phép các địa phương trong đó có Bình Thuận thí điểm triển khai đón khách du lịch quốc tế theo mô hình “du lịch an toàn”.

Giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch... Giảm giá bán điện cho cơ sở lưu trú, khu du lịch. Có chính sách miễn giảm thuế, thuế phí, có chính sách miễn giảm phí giao thông đường bộ cho các doanh nghiệp lữ hành, du lịch trong năm 2022.

“Thực tế năm 2021, các hoạt động vận tải du lịch rất ít hoặc không hoạt động  nhưng phí giao thông các doanh nghiệp vẫn phải đóng theo quy định”, vị đại biểu nói.

Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ doanh ngiệp và người lao động thông qua chính sách tiền tệ, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, hiện nay nguồn lực của nước ta còn hạn chế nhưng những nội dung cần hỗ trợ lại rất nhiều. Vì vậy Quốc hội, Chính phủ cần tập trung nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương có những ngành nghề thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19 vừa qua, đó là những ngành nghề có tính lan tỏa và hấp thụ vốn tốt, tránh tình trạng dàn trải.

Tiêu điểm - Đề xuất tăng tỉ lệ chi ngân sách cho du lịch từ 1,4% lên 3% (Hình 2).

Các đại biểu đề nghị nên tập trung nguồn lực phục hồi ngành du lịch nhiều hơn (Ảnh: Hữu Thắng).

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho rằng, du lịch là ngành chịu nhiều thiệt hại sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội mở ra cho du lịch thay đổi tư duy về du lịch của Việt Nam sau đại dịch để tạo ra bước đột phá kích thích du lịch phát triển nâng cao chất lượng.

Đại biểu này cũng đề nghị Chính phủ quan tâm cần có những đánh giá tác động đối với ngành du lịch để có sự lựa chọn ưu tiên phát triển dựa trên tiềm năng lợi thế của từng địa phương.

Bên cạnh đó, xây dựng môi trường du lịch “an toàn” “nhân văn” “bền vững”; Xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du lịch, giữ gìn trật tự trị an, cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet qua hệ thống thông tin, các ấn phẩm quảng bá du lịch, cải tiến chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ du khách.

Theo nữ đại biểu, bên cạnh huy động và phân bổ nguồn lực thỏa đáng để phát triển du lịch như tăng tỉ lệ chi ngân sách cho du lịch từ 1,4% lên khoảng 3% tổng chi ngân sách như các nước trong khu vực, cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh có giải pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm du lịch để đảm bảo quyền lợi của du khách và tạo hình ảnh điểm đến chất lượng.

Cùng với đó, cần quan tâm các yếu tố về an sinh xã hội để nhân dân được thụ hưởng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần từ lợi ích mà ngành du lịch mang lại.

“Đây là một yếu tố quan trọng để giữ gìn phát huy giá trị vốn có, giúp du lịch đi vào chiều sâu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững”, nữ đại biểu nêu.

Theo đó, bà cho rằng, cần tăng cường xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư tham gia các dự án du lịch mang tính chiến lược, tạo động lực để thúc đẩy phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Hy vọng du lịch trong thời gian tới sẽ đưa Việt Nam đến bạn bè trên thế giới để nâng cao hơn nữa tầm vóc Việt Nam trên trường quốc tế.

[Info] Quy mô gói phục hồi kinh tế gần 350.000 tỷ đồng trình Quốc hội

Thứ 5, 06/01/2022 | 14:14
Chương trình phục hồi kinh tế gồm hỗ trợ tài khóa 291.000 tỷ đồng, hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng, hỗ trợ qua các quỹ khác 10.000 tỷ đồng và một số khoản khác.

Bộ trưởng Tài chính: "Đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ đồng/m2 là điển hình nhiễu loạn thị trường"

Thứ 3, 04/01/2022 | 18:58
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, việc đấu giá đất tại khu vực Thủ Thiêm tới 2,4 tỷ đồng/m2 là bất thường, cần kiểm tra những doanh nghiệp này trên thị trường chứng khoán.

Du lịch nông thôn: Mở "cánh cửa thoát hiểm" thời đại dịch

Thứ 7, 01/01/2022 | 19:00
Với gần 65,5% dân số sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn là hướng đi phù hợp cho ngành du lịch trong lúc dịch Covid-19 còn khó lường.

Đường đua tiềm năng phục hồi 2022 gọi tên nhóm ngành nào?

Thứ 7, 01/01/2022 | 17:23
Kinh tế Việt Nam năm 2021 gặp nhiều biến động do ảnh hưởng Covid-19 lên mọi ngành nghề. Tuy nhiên, đó lại là cơ hội cho một số ngành trọng điểm bứt tốc.

Kỳ vọng về “sự quay lại” của ngành du lịch

Thứ 7, 01/01/2022 | 10:00
Theo bà Nguyễn Thị Hương, mục tiêu trong những tháng đầu năm 2022 là phải tiếp tục phổ cập vắc-xin thần tốc nhất, có như vậy, mới đảm bảo để phát triển kinh tế.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.
     
Nổi bật trong ngày

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.