Xây sân bay Long Thành: Khuyến khích đầu tư nhưng cần thận trọng

Xây sân bay Long Thành: Khuyến khích đầu tư nhưng cần thận trọng

Nguyễn Thị Hà
Thứ 6, 08/09/2017 | 10:47
0
Mới đây, tập đoàn Geleximco cùng một đối tác Trung Quốc đề xuất muốn xây dựng sân bay Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP). Giới chuyên gia cho rằng, chúng ta khuyến khích các đơn vị đầu tư nhưng cũng cần thận trọng để không đi vào “vết xe đổ”.

Đề xuất “lạ mà không lạ”

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch tập đoàn Geleximco cho biết, tập đoàn có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc như KAIDI, tập đoàn quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc, công ty TNHH CP đầu tư dân sinh (Trung Quốc) và tập đoàn đầu tư lớn tại Hồng Kông như IDG... Geleximco và KAIDI Dương Quang cam kết bằng kinh nghiệm của mình sẽ đảm bảo tiến độ với thời gian xây dựng vận hành từ 3 - 5 năm, giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại.

Ngay khi vừa xuất hiện, đề xuất “lạ mà không lạ” của Geleximco đã nhận được nhiều sự quan tâm. Sở dĩ nói đề xuất không lạ vì sân bay Long Thành là dự án trọng điểm, trong đó có nhiều hạng mục được bộ Giao thông Vận tải kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hoá, nhiều doanh nghiệp cũng từng có đề xuất tương tự gửi Thủ tướng Chính phủ và bộ GTVT.

Đầu tư - Xây sân bay Long Thành: Khuyến khích đầu tư nhưng cần thận trọng

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Lạ là vì theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, tên tuổi của cả tập đoàn Geleximco và KAIDI Dương Quang đều chưa từng xuất hiện trong danh mục chủ đầu tư các sân bay trong và ngoài nước. Geleximco là doanh nghiệp được thành lập năm từ năm 1993, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là nhập khẩu, thương mại, ngân hàng và bất động sản...

Từ số vốn ban đầu chỉ 2,5 tỷ đồng, đến nay tập đoàn này đã tăng vốn điều lệ lên hơn 2.400 lần đạt 6.000 tỷ đồng với hơn 30 công ty con và công ty liên doanh liên kết khắp cả nước, do ông Vũ Văn Tiền làm Chủ tịch HĐQT.

Trong nước, Geleximco làm chủ hàng loạt dự án bất động sản đình đám như trung tâm thương mại Cần Thơ; khu đô thị Cái Dăm 37ha (Quảng Ninh); khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn 135ha (Hà Nội), khu đô thị sinh thái Đồng Trúc - Ngọc Liệp 250ha tại huyện Quốc Oai (Hà Nội); Hà Phong (Vĩnh Phúc); Phú Mãn 461ha (vốn đầu tư 6.500 tỷ)...

Về phía đối tác Trung Quốc là KAIDI Dương Quang, doanh nghiệp này được thành lập năm 1992 tại Vũ Hán. Tại Việt Nam, công ty này từng làm tổng thầu EPC dự án nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (tỉnh Quảng Ninh), nhà máy nhiệt điện Thăng Long (tỉnh Quảng Ninh), tư vấn dự án cho nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam), đầu tư nhà máy nhiệt điện Hải Dương có vốn gần 2 tỷ USD được xây dựng theo hình thức BOT...

Tuy vậy, dư luận cũng đặt ra nhiều dấu hỏi về đề xuất của nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm. Liệu điều này có đi vào “vết xe đổ” như từng xảy ra tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn còn là nỗi nhức nhối thường trực mỗi ngày đối với người dân Thủ đô?

Quan trọng phải có “đề bài” chuẩn

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Nguyễn Hữu Đức - chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA nhận định: “Về chủ trương xây dựng sân bay, việc huy động tất cả  nguồn lực là đúng nhưng đó là xây sân bay, hoàn toàn không đơn giản như xây cái nhà. Geleximco hay doanh nghiệp nào đề xuất xây sân bay Long Thành cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Trước khi giải bài toán lớn, Nhà nước và Chính phủ phải là người đặt ra đề bài, chứ không phải doanh nghiệp đề xuất là được”.

Theo ông Đức, để có được “đề bài” chuẩn, đủ dữ kiện, Nhà nước phải tiến hành các nghiên cứu khả thi, toàn diện về cả 6 mặt: Nhu cầu vốn, công nghệ và ảnh hưởng môi trường, tác động xã hội, an ninh quốc phòng, thể chế chính trị... “Sau khi có được đề bài chuẩn rồi thì tiến hành đấu thầu công khai, rộng rãi. Khi đó nếu tìm được nhà đầu tư có lời giải hợp lý, đảm bảo đủ điều kiện thì chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận được chứ đừng nói chủ quan, mang nặng yếu tố tâm lý kiểu “doanh nghiệp Trung Quốc thì không được làm”. Quan trọng nhất vẫn là phía Nhà nước đưa ra đề bài có chuẩn hay không”, ông Đức cho biết thêm.

Cũng nhìn nhận dưới góc độ chuyên môn, TS. Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng viện Chiến lược Phát triển, bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chia sẻ: “Các doanh nghiệp đều phải đối xử bình đẳng, đặc biệt khi nước ta đang thực hiện hội nhập kinh tế, hợp tác đa phương trong nhiều lĩnh vực”.

Đừng như BOT

Các chuyên gia kinh tế, giao thông đều đồng ý với quan điểm, việc lựa chọn nhà đầu tư xây sân bay Long Thành hay các dự án trọng điểm cần phải có những báo cáo nghiên cứu khả thi kỹ lưỡng, cẩn trọng và toàn diện.

Ông Nguyễn Hữu Đức chia sẻ: “Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải rút kinh nghiệm từ một số dự án BOT gần đây. Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ hầu hết các dự án đều là chỉ định thầu, tác động xấu đến người dân. Tháng trước là trạm Cai Lậy – Tiền Giang, bây giờ lại đến vụ việc tại trạm thu phí Quốc lộ 5, đó là chưa kể việc xây đường bộ còn ít tác động hơn việc xây cảng hàng không Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD. Xây cảng hàng không Long Thành thì không thể chỉ định thầu!”.

Về phía TS. Lưu Bích Hồ, ông cho rằng, trước đây, việc xây dựng sân bay mới chỉ là Nhà nước đầu tư thông qua tổng công ty Cảng hàng không ACV chứ chưa có sự tham gia của khu vực tư nhân. Nói về hai doanh nghiệp đề xuất lần này, tuy Geleximco chưa có kinh nghiệm trong xây dựng sân bay nhưng đây cũng là tập đoàn lớn, làm ăn bài bản và đầu tư vào nhiều ngành như bất động sản, ngân hàng... bây giờ họ muốn chuyển hướng. Về phía nhà thầu Trung Quốc, hãy khoan “đánh đồng” họ như nhà thầu tại hai tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội. “Theo tôi được biết, nhiều nhà thầu Trung Quốc có tiềm lực và uy tín, làm một dự án lớn cũng chỉ mất 2-3 năm”, TS. Lưu Bích Hồ cho hay.

Ông nêu nhận định: “Họ có thể có tiềm lực để xây sân bay Long Thành nhưng theo quan điểm của tôi, những cam kết mà họ nói như tỷ suất vốn đầu tư thấp nhất hay hoàn thành trong 3-5 năm cũng chưa chắc đã đúng. Lúc chào hàng ai cũng nói hay, khi bắt tay vào làm mới ra nhiều vấn đề”.

Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo khả thi sân bay Long Thành

Thứ 4, 06/09/2017 | 10:10
Thủ tướng giao Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Báo cáo khả thi sân bay Long Thành.

Bộ GTVT nói về đề xuất nhà thầu Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành

Thứ 5, 31/08/2017 | 06:29
Nói về vấn đề hợp tác với đối tác Trung Quốc đầu tư, xây dựng sân bay Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Thứ trưởng bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết: "Việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ theo hướng công khai, minh bạch".

Nhiều hỗ trợ cho người dân có đất trong dự án sân bay Long Thành

Thứ 7, 26/08/2017 | 18:36
Sau khi triển khai dự án sân bay Long Thành, người dân nằm trong khu vực giải tỏa cần được ổn định cuộc sống, có việc làm để mưu sinh.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.