Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch?

Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch?

Lê Mạnh Quốc
Thứ 3, 14/12/2021 | 14:33
0
Vietnam Airlines đang xây dựng phương án tái cơ cấu tổng thể trong giai đoạn 2021-2025 trên mọi lĩnh vực hoạt động để thoát khỏi "vũng lầy" do đại dịch gây ra.

Ngày 14/12, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2021 để xin ý kiến cổ đông về một số nội dung, nổi bật trong đó là phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên mọi lĩnh vực hoạt động.

Tham dự Đại hội có dại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước và các đối tác, cổ đông hiện hữu của Vietnam Airlines.

7 nhóm giải pháp tái cơ cấu toàn diện 

Trong tờ trình gửi lên ĐHĐCĐ, Vietnam Airlines cho biết đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn bộ kế hoạch khai thác và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cho tiềm lực tài chính Công ty mẹ bị suy giảm, các cân đối tài chính bị thay đổi đột ngột theo chiều hướng tiêu cực.

Những thiệt hại do đại dịch gây ra cùng với những biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh là yêu cầu cấp bách đòi hỏi Vietnam Airlines phải thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực và được thực hiện có lộ trình, triển khai trên toàn hệ thống từ Công ty mẹ đến các doanh nghiệp thành viên để vượt qua khó khăn, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 kéo dài. 

Năm 2020 Vietnam Airlines đã cắt giảm được 5.129 tỷ đồng, trong đó chi phí nhân công là 1.775 tỷ đồng, và dự kiến cắt giảm, tiết kiệm khoảng 6.000 tỷ đồng trong năm 2021. 

Vietnam Airlines cho biết trong thời gian qua công ty đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp tự thân, bao gồm tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo diễn biến thị trường và dịch bệnh, tận dụng mọi cơ hội để tăng nguồn thu và dòng tiền, cắt giảm chi phí… 

Phát biểu về định hướng tái cơ cấu tổng thể hãng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn 2021 - 2025 tại Đại hội, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines nhấn mạnh phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp là nội dung thu hút sự quan tâm lớn của các cổ đông, được kỳ vọng là giải pháp trọng tâm giúp Vietnam Airlines nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, dần phục hồi và sẵn sàng nguồn lực phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo đó, phương án tái cơ cấu trong giai đoạn 2021-2015, được Vietnam Airlines xây dựng tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm 7 nhóm giải pháp, cụ thể như sau: 

Thứ nhất, tái cơ cấu đội bay: Vietnam Airlines thực hiện đàm phán với các bên cho thuê tàu bay để giãn, hoãn tối đa thời hạn thanh toán tiền thuê, giảm tiền thuê gắn liền với gia hạn thời gian thuê, đàm phán đẩy lùi lịch nhận các tàu bay mới, huỷ một số hợp đồng các tàu bay chưa nhận.  

Thứ hai, tái cơ cấu tài sản thông qua thực hiện thanh lý các tàu bay cũ và thực hiện bán và thuê lại máy bay để đổi mới đội tàu bay thân hẹp.  

Thứ ba, tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo công ty có nguồn vốn hợp lý, phù hợp với quy mô kinh doanh, thích nghi với tình hình hình mới; đồng thời, Vietnam Airlines huy động nguồn vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý thông qua các kênh: phát hành trái phiếu, vay thương mại từ các tổ chức tín dụng trong nước. Công ty cũng sẽ thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ vay dài hạn hiện có, giãn hoãn trả nợ vay sang các năm sau để giảm áp lực trả nợ vay.

Kinh tế vĩ mô - Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch?

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines phát biểu tại Đại hội. 

Thứ tư, tái cơ cấu danh mục đầu tư và các doanh nghiệp thành viên (DNTV): công tác tái cơ cấu các DNTV bao gồm chuyển nhượng vốn, cổ phần hoá, bán một số danh mục đầu tư để Vietnam Airlines có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ cho ngành hàng không; đồng thời hãng cũng có thể bổ sung thu nhập, bù đắp lỗ luỹ kế và dòng tiền cho công ty mẹ, thu hút nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các DNTV.  

Thứ năm, tái cơ cấu tổ chức: Vietnam Airlines sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn hơn, giảm các tầng trung gian, rà soát và sắp xếp lại lao động; điều chỉnh lại quy chế, quy trình thực hiện công việc, đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động; thực hiện loại bỏ, thu hẹp hoặc hợp nhất những bộ phận không hoặc chưa phù hợp trong tình hình mới. 

Thứ sáu, tái cơ cấu danh mục đất và tài sản trên đất: Vietnam Airlines rà soát xây dựng phương án sử dụng đất và tài sản trên đất để quản lý tập trung, thống nhất gắn với hoạt động kinh doanh của công ty; đảm bảo hiệu quả và tuân thủ quy định Nhà nước. 

Thứ bảy, tái cơ cấu đổi mới quản trị doanh nghiệp: Vietnam Airlines triển khai đổi mới năng lực quản trị điều hành trên mọi lĩnh vực trên toàn hệ thống, tập trung đẩy mạnh ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 

‘Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Tổng công ty sẽ triển khai tái cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian và tái cơ cấu đổi mới quản trị doanh nghiệp thông qua đổi mới năng lực quản trị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số”, ông Hòa nhấn mạnh.

Đặt mục tiêu duy trì vốn chủ sở hữu dương 

Trả lời các câu hỏi về tình hình kinh doanh của cổ đông tại Đại hội, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết ảnh hưởng của đại dịch với ngành hàng không năm 2021 là lớn hơn rất nhiều so với năm 2020. 

“Tính tới thời điểm này, khả năng phục hồi của thị trường chậm hơn rất nhiều so với dự báo, theo đó, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines nói riêng và ngành hàng không nói chung là rất xấu”, ông Hiền cho biết.

Tuy nhiên ông Hiền cũng cho nói rằng bằng những nỗ lực tự thân, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines năm 2021 tốt hơn nhiều so với kế hoạch lỗ 12.907 tỷ đồng đề ra trước đó.

"Hãng hàng không đang tích cực đạt các chỉ tiêu tốt nhất có thể và giảm tối đa lỗ. Ông Hiền cho biết dòng tiền chắc chắn rất khó khăn. Gói hỗ trợ 12.000 tỷ của Chính phủ đã giải ngân 60%, rất kịp thời, giúp Vietnam Airlines vượt qua trạng thái mất khả năng thanh toán".

Kinh tế vĩ mô - Vietnam Airlines tái cơ cấu thế nào để vượt khó hậu đại dịch? (Hình 2).

Sau khi tăng vốn gần 8.000 tỷ vào quý III, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đã chuyển từ âm sang dương. 

Về câu hỏi sự hiệu quả của gói hỗ trợ, ông Trần Thanh Hiền nhấn mạnh gói 12.000 tỷ chỉ giúp giải quyết những vấn đề của năm 2020, không giải quyết những khó khăn sau đó.

Riêng phương án phục hồi tài chính, ông Hiền chia sẻ Vietnam Airlines đang trong quá trình xây dựng, sẽ công bố trong thời gian thích hợp. Các phương án thanh lý tài sản, danh mục, huy động vốn sẽ được tính toán, triển khai đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau. Mục tiêu tái cơ cấu là đảm bảo thanh khoản vượt qua đại dịch, giảm tối đa lỗ luỹ kế và không âm vốn chủ.

Sau khi tăng vốn gần 8.000 tỷ vào quý 3, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đã chuyển từ âm sang dương. Ông Hiền cho biết, Vietnam Airlines đặt mục tiêu duy trì tình hình tài chính tốt nhất có thể và vốn chủ sở hữu dương khi kết thúc năm 2021.

Thị trường hàng không vẫn...khó

Tại Đại hội, trả lời câu hỏi về kế hoạch phục hồi thị trường hàng không, ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết nhu cầu thị trường hàng không nội địa vẫn ở mức yếu do ảnh hưởng của Covid-19.

"Những lần phục hồi trước kia, hệ số sử dụng ghế nhanh chóng đạt mức 95 – 96%; nhưng hiện nay hệ số sử dụng ghế tăng trưởng chậm hơn kể cả những đường bay lớn như Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạt mức 62 – 65%", ông Hà cho biết

Bên cạnh đó, theo Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, nhu cầu yếu của hàng không nội địa còn thể hiện ở mức giá vé trung bình giảm 15% so với năm 2020 và giảm 35% so với năm 2019.

Đối với vận tải hàng không quốc tế, ông Hà cho biết hiện nay Chính phủ đã đồng ý và đang xây dựng kế hoạch để mở đường bay từ 1/1/2022. Hiện nay, giá trị chỉ đạt chưa đầy 2% so với mức trước đại dịch.

Đối với vận tải hàng hoá, tổng sản lượng vẫn được giữ ổn định. Ông Hà cho biết năm 2021 Vietnam Airlines đạt doanh thu vận tải hàng hoá xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, thị phần khai thác hàng hoá đi và đến Việt Nam ở mức dẫn đầu so với các hãng hàng không khác.

Thời gian tới, Vietnam Airlines tập trung vào khai thác vận tải hàng hoá, xây dựng mảng vận tải hàng hoá thành bộ phận tự cân đối thu chi và tiến tới thành lập hãng hàng không riêng.

Cũng tại đại hội, Vietnam Airlines trình cổ đông phương án kiện toàn HĐQT và Ban Kiểm soát. Cụ thể, bầu lại thành viên HĐQT đối với ông Tạ Mạnh Hùng, người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty, nhiệm kỳ 5 năm. Đồng thời, Vietnam Airlines cũng bầu ông Đinh Việt Tùng, phó Tổng giám đốc phụ trách SCIC, người đại diện phần vốn của SCIC tại Vietnam Airlines làm thành viên HĐQT HVN, bầu ông Trương Văn Phước làm thành viên độc lập HĐQT.

Với Ban Kiểm soát, đại hội đã miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát đối với ông Nguyễn Thanh Tùng do có đơn từ nhiệm, đồng thời, bầu bà Nguyễn Thị Hồng Loan, phó Trưởng Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC làm thành viên Ban Kiểm soát.
 

Cạn kiệt dòng tiền, DN hàng không muốn được vay vốn lãi suất 0%

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:41
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không vừa kiến nghị cho các hãng hàng không vay gói tái cấp vốn 4.000-6.000 tỷ đồng, lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines vẫn có nguy cơ đối mặt với "án" huỷ niêm yết

Thứ 7, 27/11/2021 | 16:43
Vietnam Airlines tạm thoát cảnh lỗ âm vốn chủ sở hữu sau khi tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên 22.144 tỷ đồng và trông đợi vào kết quả kinh doanh năm 2022.

Vietnam Airlines lỗ âm vốn chủ, cổ phiếu vào diện kiểm soát

Thứ 5, 28/10/2021 | 06:45
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát, chỉ được giao dịch phiên chiều từ ngày 3/11 tới đây.
Cùng tác giả

Cần đánh giá, kiện toàn mô hình hoạt động của VEC

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:58
Việc mở rộng đoạn Tp.HCM - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây là vấn đề cấp thiết để đồng bộ hệ thống giao thông trong khu vực.

Thành lập Hội đồng thẩm định cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua Nam Định và Thái Bình.

Loạt dự án giao thông trọng điểm làm động lực phát triển Tây Nguyên

Chủ nhật, 05/05/2024 | 18:55
Bộ GTVT vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Thủ tướng thành lập tổ công tác giúp việc về đường sắt đô thị

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng điều phối, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Tp.HCM đảm bảo tiến độ.

Bộ GTVT không đồng ý đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng của Bamboo Airways

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:24
Bộ GTVT cho rằng đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất của Bamboo Airways là chưa phù hợp với quy hoạch.
Cùng chuyên mục

VCCI đề nghị vẫn cho phép dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:29
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đề xuất đánh thuế đối với hầu hết dịch vụ xuất khẩu (về cơ bản là mức 10%) thay vì được hưởng thuế suất 0%.

HĐND tỉnh Đắk Lắk đồng ý điều chỉnh dự án hồ chứa nước trăm tỷ đồng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Yên Ngựa. Đây là dự án bị xác định sử dụng vốn không hiệu quả hoặc lãng phí.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Đồng Nai: Khảo sát các vị trí khai thác đất đắp thi công Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:06
Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai ước tính cần 5 triệu m3 đất đắp để phục vụ quá trình thi công.
     
Nổi bật trong ngày

Thị trường chíp bán dẫn dự báo là ngành công nghiệp nghìn tỷ đô vào năm 2030

Chủ nhật, 05/05/2024 | 13:00
Với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 2 thập kỷ qua, thị trường chip bán dẫn được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Vàng SJC ngược dòng thế giới, lập đỉnh: Chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần tới

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:00
Trái ngược với SJC , vàng thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh. Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng sẽ tiếp tục trượt dốc trong thời gian tới.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

VCCI đề nghị vẫn cho phép dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:29
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đề xuất đánh thuế đối với hầu hết dịch vụ xuất khẩu (về cơ bản là mức 10%) thay vì được hưởng thuế suất 0%.

Giá vàng 5/5: Giá vàng SJC cao chót vót, sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:24
Giá vàng thế giới kết thúc 1 tuần giảm giá trong bối cảnh nhà đầu tư chốt lời. Trong khi ở thị trường trong nước, vàng miếng SJC tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng.