Thủy điện

Thủy điện "mini" - Bài 2: Dân khổ trăm bề do gánh chịu những hệ lụy

Thứ 5, 02/11/2023 | 10:28
8
Việc các nhà máy thủy điện “mọc lên” đã ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trên địa bàn, mặc dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng hệ lụy vẫn còn đó khiến người dân khốn khổ.
Mặc dù việc phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ có nhiều mặt tích cực, tuy nhiên hệ lụy phía sau lại vô cùng khủng khiếp. Một số tỉnh miền Trung đang phải oằn mình gánh chịu hệ lụy, mỗi khi mùa lũ về. PV Người Đưa Tin đã vào cuộc tìm hiểu ghi nhận thực tế, lấy ý kiến người dân, chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước để có cái nhìn toàn cảnh, chỉ ra bất cập và tìm lời giải cho một bài toán khó.

Khi xả lũ, dân bất lực nhìn tài sản bị nhấn chìm

Trong đợt lũ hồi cuối tháng 9/2023, 4 xã của Nghệ An chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đều nằm bên cạnh sông Hiếu gồm: Châu Tiến, Châu Thắng, thị trấn Tân Lạc và Châu Hạnh. Theo người dân, trước đây dòng sông chưa hung hãn như bây giờ, tuy nhiên khoảng chục năm trở lại đây thời tiết diễn biến thất thường, cộng thêm thủy điện Châu Thắng đi vào vận hành dẫn đến dòng chảy biến đổi không ngừng, rất khó đoán.

Nhà ông Trần Đình Quang ở bản Minh Tiến, xã Châu Tiến là một trong hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi thủy điện Châu Thắng hoạt động. Ông Quang cho biết, cách khu vực này khoảng 3km về phía thượng lưu sông Hiếu là nhà máy thủy điện Châu Thắng. Mỗi lần mưa lớn, thủy điện xả lũ, những hộ dân này lại phải hốt hoảng tháo chạy đến nơi an toàn.

Ông Sầm Thanh Hoài, Chủ tịch UBND xã Châu Tiến cho biết, trận lụt cuối tháng 9/2023 chuyển biến quá nhanh, đêm 26/9 tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, nào ngờ chỉ vài tiếng sau khi thủy điện Châu Thắng thông báo xả lũ thì toàn bộ đã ngập chìm trong biển nước.

Riêng bản Minh Tiến có khoảng 130 hộ bị ngập nặng, bao gồm 22 hộ có nhà sát mép bờ sông. Người dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn, trong đó có một số đến nhà người thân, còn lại tập trung tại nhà văn hóa để tránh lũ. “Thời điểm đó, khi nước cơ bản đã rút, mọi người trở về dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên bùn ngập gần mét nên việc khắc phục hậu quả rất gian nan. Lực lượng của xã cũng phải chia nhau ra để giúp người dân”, Chủ tịch UBND xã Châu Tiến cho biết.

Lúc tích nước, dân bị mất đất sản xuất

Nhà máy Thủy điện Chi Khê có tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần năng lượng Agrita – Nghệ Tĩnh, cao trình thiết kế đập thủy điện là 38m, công suất 2 tổ máy là 40MW, được khởi công từ năm 2013, tích nước phát điện vào năm 2019, tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên, thời điểm thủy điện này tích nước đã khiến nhà của 16 hộ dân xã Cam Lâm bị ngập, có nguy cơ sạt lở gây mất an toàn. Ngoài ra, việc tích nước còn khiến 84 hộ dân mất nhiều diện tích đất nông nghiệp do bị nước nhấn chìm.

Bà Ngân Thị Chuyên ở bản Liên Hồng, xã Cam Lâm cho biết, gia đình đã làm nhà trên mảnh đất từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, kể từ khi thủy điện Chi Khê bắt đầu tích nước, ngôi nhà của bà Chuyên có nguy cơ chìm xuống lòng hồ. “Trước đây, nhà tôi cách bờ sông Lam đến hàng trăm mét, nhưng gần đây, mực nước chỉ cách móng nhà chừng vài mét. Nguy hiểm thế, nhưng do chưa được đền bù nên tôi vẫn phải chấp nhận sống như thế này”, bà Chuyên nói.

Dân sinh - Thủy điện 'mini' - Bài 2: Dân khổ trăm bề do gánh chịu những hệ lụy

Thủy điện Chi Khê bắt đầu tích nước, nhiều diện tích đất canh tác, nhà cửa của người dân có nguy cơ chìm xuống lòng hồ.

Về việc này, ông Lô Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Cam Lâm, huyện Con Cuông thông tin, vào năm 2017, khi thủy điện tích nước thử, mới chỉ đến cao trình 36,5m đã ngập hơn 100 ha đất của người dân nằm ngoài quy hoạch lòng hồ.

Sau đó, huyện Con Cuông phải khẩn cấp phát văn bản yêu cầu phía thủy điện dừng tích nước để đảm bảo an toàn cho người dân đồng thời để điều chỉnh quy hoạch. Sau khi điều chỉnh bổ sung diện tích khu vực bị ảnh hưởng xong, thủy điện tích nước đến cao trình 38m thì lại tiếp tục phát sinh thêm nhiều diện tích khác. “Không hiểu họ khảo sát thế nào nhưng hiện có trên 100 hộ dân ở trên cao trình 38m bị ảnh hưởng do thủy điện tích nước chưa được đền bù. Hiện xã đang kiến nghị huyện, công ty thủy điện tiến hành khảo sát, đưa vào quy hoạch để đền bù thỏa đáng cho người dân”, ông Hiền nói.

Ở phía bên kia sông Lam, từ khi thủy điện Chi Khê tích nước, hàng trăm hộ dân xã Châu Khê cũng vô cùng bức xúc khi đất sản xuất nằm ngoài mốc chỉ giới cao trình 38m nhưng vẫn bị ngập mà không được đền bù. Ngoài ra, ông Kha Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Châu Khê, huyện Con Cuông cho biết thêm: “Thủy điện Chi Khê tích nước đã khiến trên 100 ngôi mộ ở xã bị ngập khiến người dân bức xúc, bất bình. Hiện có 38 ngôi mộ của người dân bị ngập vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ, đền bù từ chủ đầu tư”.

Ông Lương Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông xác nhận, do ban đầu phía chủ đầu tư nhà máy thủy điện đánh giá không chính xác mức độ ảnh hưởng của mực nước dâng khi tích nước, nhiều diện tích đất của người dân ngoài cao trình đã được phê duyệt bị ảnh hưởng, nhưng không có trong phương án đền bù. “Hiện huyện đã đề nghị chủ đầu tư thủy điện Chi Khê phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt diện tích phát sinh ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng sau khi tích nước lên cao trình 38m, để thực hiện bồi thường bổ sung thỏa đáng cho người dân”, ông Việt nói.

Dân khổ vì thủy điện chiếm đất, “treo” dự án nhiều năm     

Cũng tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, chính quyền địa phương đang “đau đầu” khi dự án Thủy điện Suối Choang của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện MECO, có địa chỉ tại ngõ 102 Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Tp.Hà Nội làm chủ đầu tư, bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 2009.

Dự án Thủy điện Suối Choang thuộc danh mục các dự án thủy điện được phê duyệt tại Quyết định số 155/QĐ-UBND.CN ngày 16/01/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Nghệ An, với công suất lắp máy chỉ là 2,1MW, với tổng mức đầu tư 74,5 tỷ đồng. Dự kiến vào năm 2012, nhà máy sẽ hoàn thành đi vào hoạt động, hằng năm cung cấp 14,2 triệu kWh điện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay đã 14 năm trôi qua vẫn chưa hoàn thành.

Dân sinh - Thủy điện 'mini' - Bài 2: Dân khổ trăm bề do gánh chịu những hệ lụy (Hình 2).

Dự án thủy điện Suối Choang sau 14 năm triển khai vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Việc dự án chậm tiến độ hơn một thập kỷ đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội cho địa bàn xã Châu Khê, đặc biệt là đời sống của hơn 400 hộ dân đồng bào dân tộc Đan Lai ở các bản Khe Nà, Khe Bu và cụm dân cư Khe Nóng, xã Châu Khê. “Các hộ dân nơi đây vẫn thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo. Nguyên nhân một phần đến từ dự án thủy điện Suối Choang kéo dài suốt 14 năm qua mà vẫn chưa xong. Dự án kéo dài khiến việc đầu tư hạ tầng cơ sở khó khăn, không làm đường vào các bản đó được. Vì thế, khu vực trong đó rất khó phát triển”, ông Kha Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết.

Chính vì vậy, nhiều năm qua người dân nơi đây vẫn phải chịu cảnh thiếu thốn, chưa có điện lưới để sinh hoạt, đường giao thông đi lại khó khăn.

Thủy điện Châu Thắng có công suất thiết kế 14MW, do Công ty Cổ phần Prime Quế Phong xây dựng trên địa bàn 2 huyện Quỳ Châu và Quế Phong. Trong đó khu vực nhà máy đặt tại huyện Quỳ Châu, có hồ chứa với chiều dài hơn 10km, bề rộng trung bình 200m, dung tích hồ chứa 18 triệu m3. Thủy điện Châu Thắng bắt đầu tích nước vào tháng 2/2017; phát điện vào tháng 5/2017.

Nhóm PVMT

(Còn nữa)

Thủy điện "mini"- Bài 1: Xả lũ giữa đêm, dân khốn khổ oằn mình chống lụt

Thứ 4, 01/11/2023 | 09:34
Mưa quá lớn, nước dồn dập trên thượng nguồn chảy về, các nhà máy thủy điện đồng thời xả lũ đã khiến cho hàng nghìn hộ dân bị ngập chìm trong “biển nước”.

Nghệ An: Công tác dự báo nước lũ của nhà máy thủy điện chưa chính xác

Thứ 3, 31/10/2023 | 15:08
Đoàn liên ngành đã xác định công tác dự báo của 2 nhà máy thủy điện chưa chính xác, còn bị động, nên chưa thực hiện được thông báo cảnh báo sớm cho vùng hạ du.

Nghệ An: Nước dâng cao gây ngập lụt khắp nơi, thủy điện liên tục xả lũ

Thứ 5, 28/09/2023 | 10:47
Mưa lớn, nước lên nhanh khiến nhiều xã, bản ở huyện miền núi Nghệ An ngập trong biển nước. Nhiều thủy điện đã thông báo tiến hành xả lũ.
Cùng tác giả

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Đẩy nhanh dự án Quốc lộ 7C, mở ra cơ hội phát triển Tây Bắc Nghệ An

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:30
Khi hoàn thành, tuyến đường Quốc lộ 7C nối dài sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tân Kỳ về Tp.Vinh gần 30 phút và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các địa phương.

Nghệ An: Phát hiện nhiều vụ khai thác cát trái phép

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:00
Do có lợi nhuận lớn nên hiện nay hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh.
Cùng chuyên mục

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Những năm tháng hào hùng qua ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Đã 49 năm trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân, dân ta vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Bà Rịa - Vũng Tàu đón 66 nghìn lượt khách ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ, lượng du khách đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vui chơi, tắm biển chưa cao so với năm trước. Trong đó, riêng Tp. Vũng Tàu khoảng 34 nghìn lượt.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Những năm tháng hào hùng qua ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Đã 49 năm trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân, dân ta vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.