Quy hoạch tổng thể quốc gia phải hạn chế tạo ra tài sản lãng phí

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 26/07/2022 | 14:06
0
Theo chuyên gia từ World Bank, dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường, biến đổi khí hậu và hành lang kinh tế.

Sáng 26/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế, đơn vị tư vấn quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Đưa thu nhập bình quân 7.000 USD vào năm 2030

Theo TS. Trần Hồng Quang - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững.

Hình thành các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Và đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Theo tính toán, vào năm 2030 dân số nước ta khoảng 105 triệu người, đến năm 2050 tăng lên 115 triệu người, GDP bình quân đầu người trong giai đoạn sắp tới cũng tăng lên khá nhanh. Từ đó, ông Quang cũng đưa ra 3 kịch bản thu nhập người Việt vào năm 2030 và năm 2050. 

Kinh tế vĩ mô - Quy hoạch tổng thể quốc gia phải hạn chế tạo ra tài sản lãng phí

TS. Trần Hồng Quang - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Theo phương án 1, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của nền kinh tế khoảng 6,34%/năm trong giai đoạn 2021-2030, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt khoảng 7.000 USD vào năm 2030.

Nếu nền kinh tế duy trì tốc độ tăng GDP bình quân 6,63%/năm trong giai đoạn 2031-2050, GDP bình quân đầu người năm 2050 sẽ đạt 25.000 USD/năm.

Phương án 2, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,05%/năm trong giai đoạn 2021-2030, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 7.500 USD vào năm 2030. Trong giai đoạn 2031-2050, nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nền kinh tế đạt 7,3%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2050 sẽ đạt 32.000 USD.

Phương án 2a, với nền tảng tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 7,05% trong giai đoạn 2021-2030, GDP bình quân đầu người năm 2030 sẽ đạt 7.500 USD.

Trong giai đoạn 2031-2050, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của nền kinh tế chỉ đạt 6,7% thì GDP bình quân đầu người của cả nước vào năm 2050 sẽ đạt 27.000 USD.

Kinh tế vĩ mô - Quy hoạch tổng thể quốc gia phải hạn chế tạo ra tài sản lãng phí (Hình 2).

Quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ giữ nguyên việc phân chia cả nước thành 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện nay (Ảnh: Phạm Tùng).

Cũng theo dự thảo quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trong giai đoạn từ nay đến 2030, nước ta sẽ phát triển các hành lang kinh tế Bắc - Nam gắn với cao tốc Bắc - Nam và quốc lộ 1A, hành lang kinh tế Đông - Tây.

Đồng thời hình thành các vùng động lực ưu tiên của quốc gia như tam giác động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; khu vực ven biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi, tứ giác động lực Tp.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, tam giác Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang.

Bên cạnh đó, để định hình không gian phát triển, bản quy hoạch tổng thể quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cũng đưa ra lấy ý kiến về 4 phương án phân vùng và liên kết vùng. Đó là giữ nguyên việc phân chia cả nước thành 6 vùng kinh tế - xã hội như hiện nay.

Ba phương án còn lại là phân chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội theo hướng tách vùng Trung du miền núi phía Bắc hiện nay thành hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc; hai phương án còn lại tách vùng Nam Trung Bộ thành 2 vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Việt Nam nên coi bản quy hoạch là tài liệu sống

Bình luận về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia của Việt Nam, TS. Danny Leipziger - chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho biết, quy hoạch đã thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường, biến đổi khí hậu và hành lang kinh tế. Việc điều chỉnh quy hoạch giữa kỳ cũng được nhắc đến.

Một số vùng kinh tế, với các dự án quy mô lớn cần được lựa chọn kỹ, đánh giá lại chất lượng đầu tư hiện tại trước khi tính tới dự án đầu tư mới.

Vấn đề lớn với các bản quy hoạch tới 2030 trở đi là yếu tố bất định ngày càng tăng lên, cả trong điều hành kinh tế và đầu tư: từ địa chính trị, chuỗi cung ứng, an ninh mạng, đại dịch… hàm ý của yếu tố bất định tăng lên là lợi ích đầu tư, thâm dụng vốn cần phải được cân nhắc. Nên hạn chế tạo ra các tài sản lãng phí, không sử dụng.

Để làm được điều này, theo TS. Danny Leipziger, Việt Nam nên coi bản quy hoạch là tài liệu sống, liên tục cập nhật, bám thực tế. Cùng với đó, theo dõi, đánh giá một cách chủ động. Việc học hỏi kinh nghiệm các quốc gia cũng cần được đánh giá, điều chỉnh hàng năm.

Ông cho rằng, cách tiếp cận cơ bản theo hành lang hay tái cơ cấu lại các vùng động lực kinh tế, để phù hợp với kỳ vọng cho Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để thu hút đầu tư phải có ngành nghề mới, gắn với tập trung dân cư bằng việc phát triển các đo thị thông minh, có được các đại đô thị.

“Chúng ta cần phải trao đổi khả năng đánh đổi du lịch sinh thái và các ngành, lĩnh vực khác. Khi ta đề cập đến phát triển biển thì phải có đánh đổi, cân nhắc các yếu tố về môi trường”, ông Danny Leipziger nhấn mạnh.

Ông cũng đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP rất lạc quan, nhưng cũng phải tính đến các yếu tố khác liên quan đến sử dụng vốn, năng suất sử dụng vốn.

Kinh tế vĩ mô - Quy hoạch tổng thể quốc gia phải hạn chế tạo ra tài sản lãng phí (Hình 3).

Theo TS.KTS Phó Đức Tùng, quy hoạch và hạ tầng cần đi trước một bước, làm định hướng cho phát triển đô thị (Ảnh: Phạm Tùng).

Cùng góp ý, TS.KTS Phó Đức Tùng cho rằng, việc phát triển hệ thống đô thị quốc gia cần đảm bảo các yếu tố bền vững và an ninh quốc phòng. Quy mô của hệ thống đô thị tất yếu sẽ tăng, tỉ lệ đô thị hoá dự kiến đạt 50% vào năm 2030 và 70% vào năm 2050, dự kiến đóng góp tới 85% vào GDP năm 2030, tỉ lệ đất xây dựng đô thị đạt 2,3% diện tích tự nhiên.

Hệ thống đô thị cần phải phát triển thành mạng lưới, có mối liên kết hệ thống, chứ không chỉ là một tập hợp các điểm đô thị rời rạc. Quy hoạch và hạ tầng cần đi trước một bước, làm định hướng cho phát triển đô thị.

“Về kinh tế, hệ thống đô thị là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế. Vì thế, cấu trúc của hệ thống đô thị cần gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, nhất là cần phải tạo ra những sự tập trung theo hành lang, vùng trọng điểm, để có thể trở thành đầu tàu về tăng trưởng kinh tế”, ông Tùng nêu quan điểm.

Còn bà Carolyn Turk - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói rằng “thật khó để đưa mọi thứ vào quy hoạch này”.

Theo bà, vấn đề là cần dành không gian đáp ứng các thích ứng mới mà chúng ta chưa lường tới được, đồng thời, cần thay đổi cách tiếp cận theo tổng thể quy hoạch quốc gia, theo vùng, thay vì theo từng địa phương như trước đây.

Hà Nội: Đề xuất ý tưởng lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Thứ 5, 07/07/2022 | 15:30
Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến và nêu quan điểm về sứ mệnh, tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu chính của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Loạt lãnh đạo hiệp hội “kêu khó” với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư

Thứ 2, 27/06/2022 | 17:05
Dù đi qua nửa năm 2022 với những kết kinh doanh khả quan, tuy nhiên, các DN của hầu hết các lĩnh vực vẫn đang gặp khó, mà chủ yếu đều liên quan đến giá xăng dầu.

Quy hoạch tổng thể quốc gia: Cơ hội sắp xếp lại không gian phát triển

Thứ 4, 02/03/2022 | 11:44
Mục tiêu xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia là kiến tạo mô hình phân bổ không gian phát triển quốc gia hiệu quả, bền vững, hình thành các vùng kinh tế động lực.

Cột mốc Km số 0 ở Hồ Gươm: Cần đặt trong quy hoạch tổng thể

Thứ 6, 14/04/2017 | 11:37
“Cần cân nhắc thận trọng và kỹ lưỡng sao cho hình tượng cột mốc số 0 không làm thay đổi cảnh quan, không ảnh hưởng đến giá trị không gian văn hóa công cộng”, PGS.TS Đặng Văn Bài nói.
Cùng tác giả

ĐBQH lo ngại bẫy "phân tầng giáo dục phổ thông" tại Hà Nội

Thứ 3, 28/05/2024 | 18:01
Quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Hà Nội, ĐBQH nêu thực tiễn nhiều cơ sở giáo dục luôn trong tình trạng quá tải, có trường sĩ số học sinh trên 60 em/lớp.

Đề nghị giải quyết khó khăn cho các thiết chế văn hóa, thể thao Thủ đô

Thứ 3, 28/05/2024 | 17:58
Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng, hiện vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong phát triển văn hóa, không chỉ đối với văn hóa của Thủ đô mà còn với văn hóa của cả nước.

Luật Thủ đô (sửa đổi) phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Hà Nội

Thứ 3, 28/05/2024 | 14:59
Luật Thủ đô (sửa đổi) giúp chính quyền Hà Nội chủ động hơn về tổ chức bộ máy để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò và loạt nhiệm vụ hết sức đặc thù.

Đổi mới tòa án là xu thế, nay không làm thì sau này con cháu phải làm

Thứ 3, 28/05/2024 | 14:31
Theo Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc đổi tên tòa án cấp tỉnh, huyện là xu thế và hôm nay chúng ta không làm thì tương lai, con cháu chúng ta sẽ phải làm.

Cần quy định cởi mở hơn việc báo chí ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Thứ 3, 28/05/2024 | 12:44
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nên quy định cởi mở hơn việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa đối với nhóm đối tượng là phóng viên, báo chí, truyền hình.
Cùng chuyên mục

"Bản thân doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ không thể đi xa được"

Thứ 3, 28/05/2024 | 20:40
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, khâu liên kết và hợp tác đang là điểm yếu của doanh nghiệp Việt, nếu bản thân các doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ không thể đi xa được.

Vì sao cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu nguy cơ khó về đích trước 30/6 ?

Thứ 3, 28/05/2024 | 15:35
Đến nay, dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua phường Phước Tân, Tp.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, chỉ mới bàn giao 12% với diện tích đất hơn 2,6ha.

Kỳ vọng xuất khẩu đồ gỗ trở lại "cuộc đua"

Thứ 3, 28/05/2024 | 10:45
Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn.

Thanh Hóa chật vật phục hồi chỉ số PCI: Bài 2- Nỗ lực tìm giải pháp và kỳ vọng khởi sắc

Thứ 3, 28/05/2024 | 10:00
Để có bước cải thiện lên vị trí thứ 30 bảng xếp hạng chỉ số PCI trong năm 2023, thời gian qua Thanh Hóa cũng nhìn nhận thực tế vào vai trò quan trọng của chỉ số này.

Thanh Hóa: Đề xuất điều chỉnh mở rộng bến cảng khu Bắc Nghi Sơn

Thứ 2, 27/05/2024 | 19:13
Thanh Hóa xin mở rộng bến cảng khu Bắc Nghi Sơn do lượng hàng thông qua khu bến phía Nam Nghi Sơn dự kiến sẽ quá tải khoảng 16 triệu tấn/năm vào năm 2030.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 27/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 2, 27/05/2024 | 10:26
Sáng nay, giá vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ trong khi giá vàng trong nước hầu như không biến động.

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút FDI gấp 12 lần cùng kỳ, dẫn đầu cả nước

Thứ 2, 27/05/2024 | 17:28
Tính đến 20/5/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, gấp 12 lần cùng kỳ.

Kỳ vọng xuất khẩu đồ gỗ trở lại "cuộc đua"

Thứ 3, 28/05/2024 | 10:45
Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn.

Nghệ An: Xây dựng khu kinh tế đêm, phát triển ưu thế đô thị biển

Thứ 2, 27/05/2024 | 10:36
Hình thành nên khu phố đêm tại đô thị biển sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương gắn với phát triển du lịch thị xã.

Thanh Hóa: Đề xuất điều chỉnh mở rộng bến cảng khu Bắc Nghi Sơn

Thứ 2, 27/05/2024 | 19:13
Thanh Hóa xin mở rộng bến cảng khu Bắc Nghi Sơn do lượng hàng thông qua khu bến phía Nam Nghi Sơn dự kiến sẽ quá tải khoảng 16 triệu tấn/năm vào năm 2030.