Những chiêu cạnh tranh 'vô đối' giữa các ngân hàng

Những chiêu cạnh tranh 'vô đối' giữa các ngân hàng

Thứ 6, 20/09/2013 | 21:30
0
"Đấy là ông chủ lớn, khách hàng tiềm năng của ngân hàng A, hôm nay tôi phải gặp để làm "thủ tục cạnh tranh", kéo ông chủ này về với ngân hàng mình. Thị phần của các ngân hàng bây giờ đang bị đảo lộn và sẽ đảo lộn hơn nếu mọi hoạt động kinh tế liên quan đến tiền tệ vẫn cứ ảm đạm như hiện nay", vị Trưởng phòng của một ngân hàng lớn "chém" với tôi như vậy.

Cuộc đua khốc liệt

Nhìn bên ngoài, ai cũng nghĩ, cán bộ ngân hàng thu nhập cao, "khủng", họ tha hồ được các chủ doanh nghiệp "bâu quanh" để "bấu víu", nhờ vả. Thực tế, kinh tế khó khăn hiện nay, điều đó không phải là dễ. Nhiều cán bộ ngân hàng đã "dính" vòng lao lý vì cạnh tranh không lành mạnh, vì muốn có báo cáo đẹp, con số như mơ mà cùng với khách hàng làm thủ tục trái quy định, cho vay thật "ồn ào" để cùng nhau trục lợi, dẫn đến nợ khó đòi, không thể thu hồi vốn. Cụ thể, mới đây nhất, một chi nhánh ở ngân hàng tại tỉnh Sóc Trăng, có 5- 6 cán bộ (có chức danh quản lý) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì đã vi phạm các quy định trong quản lý tín dụng, gây hậu quả nghiêm trọng. Rồi, thị phần bị thu hẹp, nhiều ngân hàng đã phải "tung chiêu" cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng nhằm kích cầu hoạt động kinh doanh.

Bất động sản - Những chiêu cạnh tranh 'vô đối' giữa các ngân hàng

Ra sức cạnh tranh nhưng thị phần của một số ngân hàng vẫn bị thu hẹp. Ảnh minh họa.

Anh Nguyễn Văn Thành là trưởng phòng của một ngân hàng tiếng tăm kể: "Tung chiêu cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng tiềm năng về với ngân hàng mình, được nhiều ngân hàng thực hiện từ cả chục năm nay khi mà các ngân hàng Nhà nước thực hiện cổ phần. Vài năm nay, nó khốc liệt hơn. Họ sử dụng nhiều chiêu thức để cạnh tranh. Song, ở bộ phận ngân hàng Nhà nước, họ cạnh tranh theo lối, họ có thể xin giãn, thậm chí xoá nợ nếu... Ngân hàng thương mại thì cạnh tranh theo hướng, thủ tục vay, đáo hạn đơn giản, nhanh gọn hơn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại có lợi thế hơn là họ có thể "linh động" cho vay nhiều tiền hơn trên một lượng tài sản thế chấp nhất định".

Trò chuyện với chúng tôi về việc cạnh tranh của ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn, một Giám đốc ngân hàng Nhà nước, vừa nghỉ hưu, trần tình: "Mấy năm vừa qua, doanh số huy động vốn theo yêu cầu không đủ, chi nhánh bị cắt rất nhiều thứ, lương cán bộ giảm đáng kể. Trước tình hình đó, người lãnh đạo phải kêu gọi nhân viên, cán bộ, có người nhà ở nước ngoài, người nhà là chủ doanh nghiệp hãy đến ngân hàng gửi tiền trong thời điểm nhất định để doanh số tăng, qua đợt kiểm tra, tổng kết kỳ lại tính... Chuyện "nhòm ngó" khách hàng tiềm năng, khách VIP của nhau là bình thường. Người ta vẫn quen gọi là cạnh tranh, tranh thị phần, nghe cho mượt mà chứ thực chất là dùng thủ đoạn khốc liệt để tranh giành, đối phó nhau, chiếm thị phần của nhau. Ngân hàng Nhà nước có lợi thế về vốn thì ngân hàng thương mại có lợi thế về thủ tục. Song, thời buổi khó khăn, ngân hàng "ngán" nhất các doanh nghiệp "nổ" thuộc diện FDI".

Đánh giá về việc mở rộng thị trường của ngân hàng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: "Hoạt động của DNNN có xu hướng là thu hẹp lại, vì không ngoài ngành, không đa dạng hoá. Tuy nhiên, đối với ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng thương mại thì lại khác. Ngoài những nhóm khách hàng quen thuộc được chỉ định trước đây, thì các ngân hàng cần phải mở rộng, đa dạng hoá khách hàng để tìm thêm nhiều cơ hội. Có như thế, các ngân hàng mới có thể giảm bớt rủi ro, ổn định được thị trường của mình và tránh tình trạng chết chìm theo khi không may một nhóm doanh nghiệp bị phá sản. Việc mở rộng thị phần cũng là để duy trì ổn định thị trường của ngân hàng và cũng là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong điều kiện cho phép, cơ chế bảo lãnh hai bên an toàn, quan hệ và thông tin hai bên tốt, các ngân hàng có thể cho cả nước ngoài vay".

Bất động sản - Những chiêu cạnh tranh 'vô đối' giữa các ngân hàng (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế cao cấp Nguyễn Minh Phong.

Thị phần vẫn bị thu hẹp?

Phân tích nguyên nhân khiến một số ngân hàng đã có sự chuyên biệt và có mối quan hệ gắn bó với một nhóm đối tượng khách hàng lớn đang bị thu hẹp thị trường, ông Phong cho rằng: "Ngân hàng nào trước đây chỉ trông cậy vào nhóm trụ cột khách hàng chính là Tập đoàn, Tổng công ty, thì giờ đây họ sẽ bị áp lực mất khách hàng khi các cổ đông, đối tác chiến lược đang bắt buộc phải hoàn tất lộ trình thoái vốn khỏi ngành ngân hàng. Trước đây, có cách hiểu sai lầm là ngân hàng của dầu khí thì cho ngành dầu khí vay, ngân hàng của hàng hải thì cho ngành hàng hải vay. Như vậy là không đúng và nó sẽ mang lại nhiều rủi ro. Điều đó đang được nhận thức lại dẫn đến thị phần của các ngân hàng thay đổi.

Tuy nhiên theo ông Phong, việc tập trung vào khách hàng tiềm năng, VIP là quy luật, nguyên tắc và cũng là xu hướng hiện nay của nhiều ngân hàng. Một doanh nghiệp vay tốt thì sẽ được nhiều sự ưu ái về điều kiện vay, lãi suất, được quan tâm chăm sóc. Điều này là dễ hiểu bởi, họ là người cho vay nên họ cần tìm những đối tượng an toàn để đảm bảo nguồn vốn. Chỉ có điều, tất cả đều tập trung vào một nhóm đối tượng thì các ngân hàng có nguy cơ tự hại mình theo kiểu thi nhau hạ lãi suất để hấp dẫn khách hàng. Ngoài ra, họ sẽ biến doanh nghiệp tốt có nguy cơ trở thành doanh nghiệp xấu vì khi doanh nghiệp được vay dễ quá, họ lại sử dụng đồng vốn một cách dễ dãi. Chuyện này cũng có mặt trái, chứ không phải là một miếng mồi quá thơm tho cho ngân hàng và khách hàng. Chính vì thế, vị chuyên gia này cho rằng, các ngân hàng nên tìm những doanh nghiệp khác đang bộc lộ tiềm năng để có cơ hội tốt hơn chứ không nên chỉ tập trung vào những doanh nghiệp có quá khứ tốt.

Liên quan đến vấn đề trên, luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn Luật sư Hà Nội) cũng cho rằng, nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Hiện nay, lãi suất huy động thấp, kinh tế thì đang khó khăn nên ngân hàng phải chọn mặt gửi vàng. Trước đây, họ cho vay ồ ạt thì giờ đây phải cẩn trọng lựa chọn khách hàng. Rõ ràng, nhiều doanh nghiệp kêu ca là khó tiếp cận với nguồn vốn. Vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên họ phải đảm bảo được ít nhất là khả năng thu hồi được vốn. Thế nên, việc lựa chọn đối tác để cho vay cũng là quyền của phía ngân hàng.

Từ thực tế trên, vị luật sư này nêu ra một thực trạng, đó là các ngân hàng buộc phải đi tìm các khách hàng có tiềm năng, có uy tín. Trong hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nào có "vết đen" hay doanh nghiệp nào có thành tích tốt, họ đều biết được. Đây cũng là một hình thức hoạt động ma-ket-ting, tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình đi tiếp xúc khách hàng, có trường hợp, nhân viên ngân hàng đưa ra các quảng cáo nói xấu các ngân hàng khác như nói đơn vị đó có nguy cơ sắp phá sản, vay khó khăn, cho vay thì dễ, lúc vay được mới xoay ra khó dễ...         

Khó tìm bằng chứng   việc "đi đêm"

Luật sư Ứng phân tích: "Để xử lý những đối tượng cạnh tranh không lành mạnh không hề dễ. Trừ khi có những quảng cáo bằng văn bản hoặc có những chứng cứ liên quan đến việc ngân hàng tập huấn, chỉ đạo cho nhân viên được thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu ngân hàng khác thì mới có căn cứ để xử lýá theo luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, sẽ rất khó có chứng cứ về hoạt động này. Nếu đó là ý của lãnh đạo thì họ cũng chỉ khéo léo nói dưới hình thức nào đó chứ không để lại bằng chứng. Thế nên, trong trường hợp phát hiện các cá nhân có hành vi không tốt, chúng ta chỉ có thể đề xuất đơn vị của họ xử lý nội bộ mà thôi. Tôi nghĩ chắc chắn các ngân hàng cũng phải xử lý vì họ cần giữ chữ tín".

Hạnh Ngân

Lương 'cứng' sếp ngân hàng lên tới 200 triệu/tháng

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:00
Chuyện cắt nhân sự, giảm lương, hạ thưởng không còn quá xa lạ trong ngành ngân hàng hiện nay. Câu hỏi đặt ra, lương nhân viên nhân hàng giảm sút thì lương của quản lý cấp trung, cấp cao sẽ là bao nhiêu?rn

Quyền lực tuổi Tỵ của 4 ông chủ ngân hàng

Thứ 5, 19/09/2013 | 09:10
Họ là những người sinh năm 1953 cầm tinh con rắn và cùng thành công trong lĩnh vực ngân hàng.

Đại gia phải đi… bán bún vì bị cán bộ ngân hàng lừa

Thứ 2, 16/09/2013 | 17:13
Là cán bộ tín dụng, Lâm lợi dụng công việc được giao tiếp xúc làm quen với người dân gửi và vay tiền tại ngân hàng. Thông qua mối quan hệ thân thiết giữa cán bộ tín dụng và người dân, Lâm lừa đảo chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng của những người dân, sau đó bỏ trốn. Việc lừa đảo của Lâm khiến nhiều người tán gia bại sản…

Ngân hàng 'chết' là do cán bộ tự tung tự tác

Thứ 2, 16/09/2013 | 14:02
Thẩm định tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng dễ dãi hoặc cán bộ, nhân viên ngân hàng cố tình "nới tay" để doanh nghiệp chiếm dụng vốn, thực tế này vẫn tồn tại ở một số ngân hàng. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của ngân hàng, vì vậy người lãnh đạo phải quản lý làm sao để cán bộ, nhân viên không dám, không cần làm sai, TS. Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ.

Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?

Thứ 2, 16/09/2013 | 08:57
Hiện nhiều ngân hàng đang giải quyết nợ xấu tại các công ty bằng cách tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh để giúp công ty hồi sinh trở lại. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương án tạm thời...

12 cán bộ ngân hàng bị khởi tố vì 'món nợ của đại gia'

Thứ 5, 12/09/2013 | 14:07
Ngoài 3 sếp ngân hàng vướng lao lý, 9 cán bộ của VDB Sóc Trăng và LienVietPostBank ở Hậu Giang cũng đồng loạt bị khởi tố vì dính đến nợ nần của đại gia thuỷ sản Phương Nam.

Điểm danh những thay đổi nhân sự của các ‘ông lớn’ ngân hàng

Thứ 2, 09/09/2013 | 10:41
Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, việc các ngân hàng liên tục thay đổi nhân sự cấp cao là điều không mấy xa lạ với dư luận. Tuy nhiên, các vị trí quan trọng tại các ngân hàng dần được chuyển giao cho thế hệ trẻ lại là một bước đột phá trong ngành tài chính.
Cùng chuyên mục

Hà Nội: Cận cảnh dự án Thành An Tower vừa bị chỉ ra nhiều vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:43
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại dự án Thành An Tower số 21 Lê Văn Lương (Tp.Hà Nội).

Thị trường đất nền: Đã “tan băng” nhưng khó “sốt”

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:30
Các chuyên gia nhận định, giá bán đất nền trong thời gian tới sẽ "ấm" lên nhưng khả năng "sốt đất" sẽ không xảy ra.

Bộ Xây dựng vào cuộc vụ xây 22 biệt thự không phép ở tỉnh Lâm Đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:07
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cung cấp các thông tin liên quan vụ xây không phép 22 căn biệt thự tại xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Đồng Nai: Hàng loạt cơ sở lưu trú du lịch xây dựng không phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:00
Nhiều Homestay, Glamping, khu nghỉ dưỡng tại tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, bất chấp các quy định.

Phân khúc đang dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
     
Nổi bật trong ngày

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.