Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?

Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?

Thứ 2, 16/09/2013 | 08:57
0
Hiện nhiều ngân hàng đang giải quyết nợ xấu tại các công ty bằng cách tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh để giúp công ty hồi sinh trở lại. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương án tạm thời...

“Đũa thần ở đâu”?

Việc ông Lâm Ngọc Khuân, chủ tịch HĐQT công ty Phương Nam cùng gia đình bay sang Mỹ để lại khoản nợ lên đến 1.600 tỷ đồng đã đẩy 7 ngân hàng cho công ty này vay như "ngồi trên lửa". Thời gian ngắn sau, ông Khuân chính thức có thư gửi về Việt Nam cáo bệnh và không thể về nước được. Trước thực tế này, 7 ngân hàng cho doanh nghiệp này vay vốn đã ngồi lại với nhau và đưa ra kế hoạch tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh của công ty này để nó "hồi sinh" trở lại.

Để thực hiện kế hoạch này, các ngân hàng có dư nợ tại công ty Phương Nam đã có văn bản cam kết đối với các khoản nợ (góp vốn, khoanh nợ...). Theo đó, ngân hàng Bưu điện Liên Việt và ngân hàng An Bình cam kết sẽ tiếp tục cho công ty vay vốn lưu động. Đối với các ngân hàng có dư nợ không tham gia góp vốn có thể hỗ trợ cho vay vốn lưu động hoặc cho vay tài trợ xuất khẩu tùy theo chủ trương của mỗi ngân hàng. Về công nợ, các cổ đông mới có trách nhiệm trả các khoản nợ cũ trước đây cho các nhà cung cấp trong quá trình hoạt động sau khi tái cấu trúc thành công.

Bất động sản - Giải pháp nào để thu hồi vốn các ngân hàng 'dính' nợ xấu?Những kế hoạch quyết liệt trên của các ngân hàng bước đầu giúp cho công ty Phương Nam hồi sinh và đang có những bước chuyển mới trong hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ của công ty này. Người hiện đang cầm trịch cho kế hoạch tái cấu trúc của công ty Phương Nam là ông Nguyễn Minh Trí, người đã tái cấu trúc thành công cho công ty cổ phần thủy sản Bình An (Bianfishco) do bà Diệu Hiền (vợ ông Trí) làm chủ tịch HĐQT.

Theo tìm hiểu của PV, công ty Bianfishco dưới sự quản lý của bà Diệu Hiều đi vay hàng loạt ngân hàng với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, càng kinh doanh, công ty này càng lâm nợ. Kết quả cuối cùng là vỡ nợ, không có khả năng chi trả, để lại khoản nợ xấu vô cùng lớn. Để giải quyết khoản nợ tại công ty này, các ngân hàng đã dùng "đũa thần" tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và đã giúp công ty này hồi sinh. Hiện các kế hoạch trả nợ vẫn đang được công ty này tiến hành.

Cần một giải pháp toàn diện

Nhiều chuyên gia phân tích kinh tế tại TP.HCM cho biết, sở dĩ công ty Phương Nam được 7 ngân hàng có dư nợ cho tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động kinh doanh là do công ty này từng đứng vào top 10 doanh nghiệp tiêu biểu của cả nước với kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 88 triệu USD vào năm 2007 và tạo công ăn việc làm cho trên 3.200 công nhân. Bên cạnh đó, công ty này có thương hiệu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản ra nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc tái cấu trúc cho công ty này hồi sinh để giải quyết nợ xấu là một kế hoạch đem đến thành công. Với Bianfishco cũng vậy. Tuy nhiên, theo thạc sỹ Nguyễn Văn Hải, chuyên gia kinh tế tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì: "Điều này là vô cùng khó với khá nhiều công ty không có đủ các điều kiện cần thiết như Phương Nam hay Bình An để thực hiện tái cấu trúc. Nếu các ngân hàng thực hiện tái cấu trúc lên các công ty này thì chỉ phát sinh thêm nợ xấu".

Nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ, trong hoàn cảnh kinh tế thế giới, trong nước vẫn còn khó khăn, các ngân hàng cần phải rà soát, làm chặt lại các khâu xét duyệt cho vay vốn để tránh phát sinh gây nợ xấu và thực hiện hàng loạt biện pháp khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần phải xây dựng một phương án mới để giải quyết vấn đề nợ xấu tại hàng loạt công ty khác mà mình có dư nợ. Chỉ khi nào có tất cả các giải pháp hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể thì việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng mới được giải quyết một cách triệt để.

Hồ Nam - Minh Khánh

Có những khoản nợ xấu chưa gọi đúng tên

Thứ 4, 28/08/2013 | 10:17
Nếu nhìn vào báo cáo tài chính thì hầu hết các ngân hàng thương mại đều có tỷ lệ nợ xấu “đẹp”, dưới 3%. Tuy nhiên, mức độ tin cậy nói chung chưa hẳn đã được đầy đủ.

'Nợ xấu tăng là do thiếu kiểm soát cho vay'

Thứ 7, 17/08/2013 | 15:44
"Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng là do sự thiếu kiểm soát cho vay. Vai trò thẩm định, kiểm tra khoản vay của các tổ chức tín dụng là vô cùng quan trọng, bởi có những đơn vị làm dự án rất tốt nhưng khi vay được tiền về lại sử dụng sai", một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho hay.

'Mua nợ xấu có thể phá băng thị trường bất động sản'

Thứ 7, 27/07/2013 | 09:46
Được hưởng những ưu đãi chưa từng có với cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, thưởng, không phải lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua... nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại về hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ xấu. PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội để cùng mổ xẻ câu chuyện này.

Ưu tiên mua bán nợ xấu: Thị trường BĐS có tan băng?

Thứ 5, 25/07/2013 | 14:05
Cơn bĩ cực của thị trường bất động sản (BĐS) kéo dài trong 2 năm khiến nhiều đại gia lâm nạn. Một "cơn bão" kéo dài đã làm chao đảo nền kinh tế và việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong đó có nợ xấu bất động sản đang nhen nhóm hy vọng thị trường BĐS sẽ tan băng.

'Tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% phải bán cho VAMC'

Thứ 5, 25/07/2013 | 15:45
Ngày mai (26/7), Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ chính thức ra mắt. Xoay quanh việc ra đời của tổ chức này, nhiều vấn đề khiến dư luận quan tâm.

6 ngành 'gánh' nợ xấu lớn nhất

Thứ 2, 22/07/2013 | 09:47
Báo cáo vừa công bố của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC) cho thấy, những ngành có hiệu suất sinh lời thấp và tình hình tài chính xấu cũng là những ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.