Lựa chọn sách giáo khoa nên được Quốc hội giám sát tối cao

Lựa chọn sách giáo khoa nên được Quốc hội giám sát tối cao

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 23/05/2022 | 18:19
0
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng việc thực hiện nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông rất cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội.

Là vấn đề không nên thu hẹp trong phạm vi giám sát của UBTVQH

Thảo luận tại hội trường về chương trình giám sát năm 2023 chiều 23/5, ĐQBH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) tán thành ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đưa vấn đề thực hiện các Nghị quyết số 88/2014 và số 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào nội dung giám sát trong năm tới.

Tuy nhiên, theo bà Thúy, đây là vấn đề không nên thu hẹp trong phạm vi giám sát của UBTVQH mà nên được Quốc hội giám sát tối cao.

Vị đại biểu này nêu lý do, hai Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết 51 đến năm học 2024-2025 sẽ hoàn thành chu trình đầu tiên đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở toàn bộ các cấp học phổ thông.

Do đó, bà Thúy cho rằng việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao vào thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình thực hiện nghị quyết.

Tiêu điểm - Lựa chọn sách giáo khoa nên được Quốc hội giám sát tối cao

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy nêu câu hỏi có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không?

Đại biểu đoàn Đà Nẵng cũng đánh giá, trong 8 năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai.

“Như vấn đề giá sách giáo khoa, hay vấn đề đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp, đặt ra tại kỳ họp này như việc sắp xếp môn lịch sử là môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học phổ thông”, đại biểu Thúy cho biết.

Vị đại biểu này cho hay, có những vấn đề báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết như những sai sót trong cả ba bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam; vai trò hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc lựa chọn sách giáo khoa để bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, không ảnh hưởng xấu đến chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

Bà Thúy dẫn lại trong báo cáo trả lời đại biểu Quốc hội chất vấn ngày 12/1/2022, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn có nêu “nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn, đồng thời đã in lại 38 nghìn cuốn sách khoa học tự nhiên 6 của Bộ kết nối tri thức với cuộc sống".

Liên quan đến “sạn” trong SGK, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 104/BGĐT-GDTrH trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký.

Theo đó, văn bản cho biết, đối với những SGK có lỗi biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tiếp thu, chỉnh sửa và hướng dẫn giáo viên lưu ý vấn đề này trong sách giáo viên Khoa học tự nhiên 6.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn đồng thời, hủy và in lại 38.000 cuốn sách Khoa học tự nhiên 6 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống; Rà soát, đính chính một số lỗi trong các sách giáo khoa Ngữ văn 6, Lịch sử và Địa lí 6 và một số môn học khác.

Vị đại biểu đoàn Đà Nẵng cho hay, qua giám sát, Quốc hội có thể khẳng định những việc ngành giáo dục đã thực hiện đúng. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế, những điều cần khắc phục để hỗ trợ ngành thực hiện tốt nhiệm vụ.

Qua giám sát, Quốc hội cũng có thể điều chỉnh các Nghị quyết của mình hoặc bổ sung chính sách, nếu cần thiết.

Vì vậy, việc thực hiện nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông rất cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội, đại biểu đề nghị Quốc hội cân nhắc, quyết định.

Bức xúc vì nhiều bộ sách được đề nghị lựa chọn

Tiêu điểm - Lựa chọn sách giáo khoa nên được Quốc hội giám sát tối cao (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Anh Trí bày tỏ việcnhiều chương trình giáo dục không phù hợp.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, cả 4 chuyên đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất giám sát trong năm 2023 đều rất đúng và trúng. Tuy nhiên, đại biểu đặc biệt quan tâm đến chuyên đề 3 bởi đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đổi mới chương trình, sách giáo khoa chính là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

“Cử tri rất bức xúc vì nhiều sách giáo khoa còn in sai, hình ảnh không chuẩn mực, có quá nhiều bộ sách được đề nghị lựa chọn gây lúng túng cho nhà trường cũng như phụ huynh. Đặc biệt, sách giáo khoa không được sử dụng dụng lại gây khó khăn cho nhiều gia đình nghèo. Vì thế, chúng ta cần phải giám sát tối cao đối với chuyên đề 3 xem đâu là mặt được, chưa được để từ đó có những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp”, đại biểu Nguyễn Anh Trí kiến nghị.

Cùng với đó, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) đề xuất lựa chọn chuyên đề 2 và chuyên đề 3 để thực hiện giám sát tối cao. Trong đó, đối với chuyên đề 3, đại biểu nhận định khâu tổ chức biên soạn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương còn chậm so với tiến độ đề ra, quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng bộc lộ nhiều bất cập.

4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 02 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát. Cụ thể:

Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Xử lý sai phạm Việt Á, Tân Hoàng Minh: Cử tri bày tỏ sự tin tưởng

Thứ 2, 23/05/2022 | 12:46
Đánh giá cao những kết quả đạt được trong xử lý những sai phạm kinh tế, cử tri cả nước bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

ĐBQH đau lòng khi gợi nhắc về những vụ bạo hành trẻ em

Chủ nhật, 22/05/2022 | 08:00
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đã có những trăn trở với Người Đưa Tin về dự án luật mà bà sẽ cho ý kiến đóng góp tại kỳ họp thứ 3 tới đây.

Tại sao nhà xuất bản “rủ nhau” tăng giá sách giáo khoa?

Thứ 3, 17/05/2022 | 08:07
Việc giá sách giáo khoa trong Chương trình mới có giá cao hơn mức giá sách giáo khoa hiện hành khiến nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về việc lãng phí, bất cập.
Cùng tác giả

Cử tri đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:30
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Hàng loạt vấn đề quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:02
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:24
Vào 9h, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.
Cùng chuyên mục

Khánh thành tượng đài Bác Hồ tại Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:31
Ngày 19/5, tại Tp.Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ và quảng trường Hồ Chí Minh.

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.

Triệu tấm lòng về với quê Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:31
Tháng 5, kỷ niệm ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2024) triệu bước chân từ mọi miền Tổ quốc đã về với quê hương Bác, nơi 134 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.

Quốc hội sẽ bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội vào ngày mai

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:22
Tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày mai (20/5), Quốc hội sẽ bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước theo thẩm quyền.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị Lãnh tụ rất đỗi lớn lao, hết mực khiêm nhường

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:21
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có tầm vóc phổ quát, nhà cách mạng vĩ đại đấu tranh không biết mệt mỏi vì sự nghiệp tốt đẹp nhất của Việt Nam và nhân loại, một con người rất đỗi lớn lao nhưng cũng rất đỗi khiêm nhường.

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.

Triệu tấm lòng về với quê Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:31
Tháng 5, kỷ niệm ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2024) triệu bước chân từ mọi miền Tổ quốc đã về với quê hương Bác, nơi 134 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.

Khánh thành tượng đài Bác Hồ tại Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:31
Ngày 19/5, tại Tp.Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ và quảng trường Hồ Chí Minh.