"Hăng hái “đại học hoá” nhưng quên mất hệ quả không đủ người để dạy”

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 4, 10/04/2024 | 09:58
0
Theo các chuyên gia, việc nâng trình độ giáo viên để đáp ứng hiệu quả công việc là phù hợp xu hướng, tuy nhiên phải mang tính thực tế và có khả năng thực hiện.

Trước dự báo thiếu hàng nghìn giáo viên tham gia giảng dạy Chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT đã phải đưa ra đề xuất tuyển người có trình độ cao đẳng dạy một số môn. Theo các chuyên gia, việc thiếu giáo viên qua nhiều năm với số lượng ngày càng tăng cao là do hệ quả của nhiều nguyên nhân.

Trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT phân tích, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học được xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trường lao động, từ đó trang bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp với xu thế thực tiễn, đảm bảo mục tiêu không lãng phí thời gian đào tạo, học tập của học sinh.

Với nguyên tắc theo theo chuyên gia, một trong những nguyên nhân phải đề xuất tuyển dụng giáo viên tốt nghiệp cao đẳng là do chúng ta tiếp cận chủ quan từ bên cung mà không phải từ yêu cầu của bên cầu, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên hiện nay là điều không tránh khỏi.

Giáo dục - 'Hăng hái “đại học hoá” nhưng quên mất hệ quả không đủ người để dạy”

Thiếu giáo viên trầm trọng giảng dạy Chương trình GDPT 2018 (Ảnh: Hữu Thắng).

TS.Hoàng Ngọc Vinh đánh giá: “Mong muốn nâng trình độ giáo viên để đáp ứng hiệu quả công việc hiện tại và cũng theo xu hướng của thế giới, tuy nhiên phải mang tính thực tế và có khả năng thực hiện”.

Cụ thể, ông Vinh nhận thấy điều kiện ở nước ta chưa cho phép nhanh chóng có được lực lượng giáo viên trình độ đại học tham gia giảng dạy. Không những thế điều này còn dễ dẫn đến tình trạng mua bằng, chạy bằng. Ngoài ra, cần phải hiểu không phải đào tạo ở bậc thấp hơn thì trình độ kém hơn, chưa kể rất đông các học sinh ở vùng sâu vùng xa cần được phân luồng vào học cao đẳng.

“Tuyển dụng giáo viên có bằng cao đẳng cần được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Quốc hội, nếu không địa phương tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn sẽ sai luật. Tuy nhiên với các bộ môn mang tính đặc thù có thể cho phép tuyển dụng từ trình độ cao đẳng trở lên, sau đó tiếp tục đào tạo để hoàn thiện về trình độ theo quy định”, ông Vinh bày tỏ.

Giáo dục - 'Hăng hái “đại học hoá” nhưng quên mất hệ quả không đủ người để dạy” (Hình 2).

TS.Lê Đông Phương - Chuyên gia giáo dục đại học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

Cũng ủng hộ việc thay đổi yêu cầu trình độ giáo viên đối với các môn học Chương trình GDPT 2018, tuy nhiên TS.Lê Đông Phương - Chuyên gia giáo dục đại học, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, việc thiếu hụt giáo viên trầm trọng là hệ quả của cả một loạt hành động pháp lý dẫn đến rất khó bù đắp được giáo viên "ngày một ngày hai".

“Trên thực tế, trình độ cao đẳng vẫn đủ trình độ để giảng dạy ở bậc THCS như thời gian trước đây vẫn quy định, bản thân giáo viên học cao đẳng sau đó được đào tạo dạy tích hợp liên môn vẫn đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Cần phải nhìn nhận có thời điểm chúng ta quá hăng hái “đại học hoá” tất cả nhưng quên mất hệ quả không đủ người để dạy”, ông Phương bày tỏ.

Việc thiếu hụt cũng do đặt trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội, cách nhìn của xã hội đối với nghề giáo cũng thay đổi.

“Trước đây, các trường cao đẳng sư phạm của tỉnh được địa phương quan tâm đầu tư nhưng khi phải tự chủ thì gặp khó khăn, nhất là đối với các cơ sở chỉ chuyên tâm đào tạo. 

Trước đây, sinh viên học sư phạm là những người có hoàn cảnh khó khăn vì được miễn giảm học phí, đến nay khi không được hỗ trợ thì sinh viên có lựa chọn tốt hơn. Cùng với đó, chính sách tinh giảm biên chế, thừa thiếu giáo viên không đồng đều... khiến cho tương lai nghề giáo không còn ổn định để theo học”, TS.Lê Đông Phương đưa ra quan điểm.

Theo báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục trung học, Vụ Giáo dục Trung học đánh giá đội ngũ giáo viên còn thiếu, chưa đồng bộ về cơ cấu nhất là đối với giáo viên dạy các môn học mới trong Chương trình GDPT 2018 như môn Khoa học Tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, …. Cấp THPT có ít giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật.

Tỉ lệ giáo viên trên lớp chưa đủ theo quy định (Năm học 2022-2023 tỉ lệ giáo viên trên lớp là 2,19 GV/lớp đối với cấp THPT, 1,87 GV/lớp đối với cấp THCS 7). Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, khó khăn trong việc điều động đi bồi dưỡng trực tiếp, trong khi phải đảm bảo hoạt động giảng dạy bình thường tại các nhà trường.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên mà Vụ Giáo dục Trung học đưa ra là do Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS nên nguồn tuyển dụng còn khó khăn. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ngành liên quan và chính quyền một số địa phương trong rà soát, đề xuất tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đội ngũ còn chưa hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng trên báo cáo nêu rõ cần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt

Chú trọng nâng chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán để tận dụng nguồn lực cho bồi dưỡng; kết hợp với các trường sư phạm trong việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

4 năm triển khai Chương trình GDPT 2018: Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng

Thứ 2, 08/04/2024 | 15:40
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, có nhiều lý do khiến thiếu giáo viên nhưng lý do chính là do lao động không còn muốn làm trong ngành giáo dục, nhất là nghề dạy học.

Tuyển sinh 2024: Hơn 50 trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS

Thứ 2, 08/04/2024 | 10:07
Năm nay, nhiều trường tiếp tục dùng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển kết hợp.

Thiếu giáo viên mầm non do thu nhập không hấp dẫn

Thứ 4, 03/04/2024 | 22:35
Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế mà Bộ GD&ĐT chỉ ra trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục mầm non trong 10 năm qua.
Cùng tác giả

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.
Cùng chuyên mục

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh "hiếm gặp", mưa dông kèm sấm động lớn

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:19
Dự báo từ đêm nay đợt không khí lạnh yếu sẽ tràn xuống nước ta, gây mưa rào và dông rải rác cho các tỉnh miền Bắc.

Cận cảnh công viên 33,5ha, 1.500 tỷ sắp đưa vào hoạt động ở Sầm Sơn

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:46
Công viên Sun World Sầm Sơn bao gồm công viên nước và công viên chủ đề, rộng 33,5ha, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 5/2024

Hà Nội: Đang đi thể dục bất ngờ phát hiển rắn hổ mang giữa đường

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:07
Trong lúc đi tập thể dục tại khu đô thị The Manor Central Park (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), người dân phát hiện một con rắn hổ mang bò giữa đường.