Định giá sách giáo khoa: Làm thế nào để chống độc quyền?

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 11/11/2022 | 17:18
0
Để không ảnh hưởng nhiều đến thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK đại biểu đề nghị quy định giá tối đa, giá tối thiểu.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 11/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự án Luật Giá (sửa đổi).

Phát biểu ý kiến tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) quan tâm, tham gia ý kiến liên quan đến hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá.

Theo đại biểu Kim Thúy, dự thảo Luật bổ sung tiêu chí: hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá có thị trường cạnh tranh hạn chế. Nhưng không quy định thế nào là “thị trường cạnh tranh hạn chế”. Đại biểu lo ngại có thể dẫn đến sự giải thích, vận dụng tùy ý của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung quy định vào Điều 4 (Giải thích từ ngữ).

Bên cạnh đó, trong khi sửa Luật bổ sung định giá sách giáo khoa (SGK) thì lại bỏ khoản 3 Điều 19, đưa vào phụ lục danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá để các bộ và cơ quan ngang bộ tự quyết. Theo đại biểu như vậy không thể hiện được ý chí của Quốc hội, dễ dẫn đến buông lỏng quản lý giá đối với những hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng này.

Đại biểu đoàn Đà Nẵng cho rằng, Khoản 3, Điều 19 Luật hiện hành quy định chặt chẽ, minh bạch. Do đó, đề nghị khôi phục khoản 3 Điều 19; nếu cần thì bổ sung thêm loại hàng hóa, dịch vụ thuộc từng hình thức định giá.

Tiêu điểm - Định giá sách giáo khoa: Làm thế nào để chống độc quyền?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu ý kiến.

Cũng theo đại biểu, phân cấp, phân quyền là chủ trương đúng. Nguyên tắc cần áp dụng trong quá trình thực hiện là: Cấp trên chỉ làm những việc mà cấp dưới không làm được tốt hơn.

Dự thảo Luật cho thấy giảm bớt thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc định giá; rà soát biểu mẫu kê khai giá đối với các doanh nghiệp ở Trung ương; UBND cấp tỉnh có cơ quan tài chính tham mưu để định giá.

Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn Đà Nẵng, giao trách nhiệm định giá cho các bộ và cơ quan ngang bộ thì khó có thể yên tâm vì không phải bộ, cơ quan ngang bộ nào cũng có bộ phận chuyên môn về định giá và có đủ nhân lực làm việc này? (cho dù thuê chuyên gia thì trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về Chủ tịch Hội đồng định giá).

“Phân cấp, phân quyền phải luôn đi đôi với việc nâng cao năng lực để thực hiện, xuống nước trước, tập bơi sau” là việc làm nguy hiểm.

Mặt khác, để các bộ và cơ quan ngang bộ định giá hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc thì có sợ rơi vào lợi ích nhóm như trường hợp bộ kit test Việt Á không? Vì nguyên nhân tham nhũng nhiều khi nằm ngay trong những quy định bất hợp lý của pháp luật”, đại biểu Kim Thúy nêu.

Theo đại biểu, những thách thức qua phân cấp, phân quyền đặt ra trong dự thảo Luật này là rất lớn, Quốc hội cân nhắc thận trọng.

Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc định giá, rà soát biểu mẫu kê khai giá của các doanh nghiệp ở Trung ương.

Tiêu điểm - Định giá sách giáo khoa: Làm thế nào để chống độc quyền? (Hình 2).

Với việc định giá SGK, đại biểu đề nghị quy định khung giá (Ảnh minh họa).

Đối với SGK, dự thảo Luật chỉ định giá tối đa, không định giá tối thiểu, theo đại biểu điều này dẫn đến nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh.

Dễ thấy SGK biên soạn bằng ngân sách Nhà nước, ví dụ như: SGK ngoại ngữ biên soạn theo Đề án ngoại ngữ quốc gia, hoặc doanh nghiệp có hỗ trợ của ngân sách Nhà nước (về trụ sở, phương tiện làm việc, tài sản…) có lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân.

“Để không ảnh hưởng nhiều đến thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK mà Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục đã quy định. Đồng thời, chống độc quyền trong lĩnh vực này, đề nghị quy định khung giá, bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu”, đại biểu đề nghị.

Đại biểu Kim Thúy cho hay, quy định này nhất quán với quy định tại Khoản 2, Điều 8 dự thảo Luật về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.

Làm rõ hai phương pháp định giá

Tham gia thảo luận tại Hội trường, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) quan tâm về các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7. Theo đó, đại biểu chỉ rõ, trong điều luật này có quy định hành vi cấm tăng giá. Tuy nhiên để đảm bảo về phạm vi điều chỉnh và thống nhất với các luật liên quan thì cần rà soát, quy định chặt chẽ hơn nữa.

Cụ thể, đại biểu phân tích, Điều 7 trong dự thảo Luật có quy định cấm: Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách của nhà nước và điều kiện bất thường khác để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý không phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá so với trước khi điều chỉnh giá.

Tuy nhiên, đại biểu chỉ rõ, Luật Cạnh tranh có điều chỉnh hành vi giảm giá. Do vậy, đề nghị ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu để quy định trong Điều 7 được toàn diện, bao quát hơn đối với các trường hợp giảm giá.

Về phương pháp định giá, đại biểu đoàn Bình Định cho biết, dự thảo Luật đang quy định hai phương pháp định giá: phương pháp định giá chung và phương pháp định giá riêng.

Đại biểu đề nghị cần làm rõ, hai phương pháp định giá này có thống nhất với nhau hay không, có xây dựng trên nguyên tắc chung nào, khi có xung đột với các luật khác có liên quan thì phương pháp nào là phương pháp quyết định.

Trong khi đó, nêu ý kiến tại hội trường đại biểu Nguyễn Công Hoàng (đoàn Thái Nguyên) cho biết, đối với vấn đề đưa giá về cho các đơn vị chủ quản như y tế, sách giáo khoa, đại biểu cho rằng cần có vai trò của Bộ Tài chính trong quản lý giá, cần quy định rõ về giá trần và giá sàn để có cơ sở cho một số đơn vị tự định giá.

Bênh cạnh đó, đại biểu cho rằng, cần cụ thể hơn về quản lý nhà nước trong nội dung này. Vì vấn đề về giá là chìa khóa cho mọi vấn đề. Do đó, vai trò thẩm định giá sẽ có ý nghĩa quyết định. Nếu vấn đề này làm tốt thì nhiều vấn đề khác sẽ theo đó mà thuận lợi hơn.

ĐBQH: Xót xa khi người dân phải thức đến 2-3h sáng để đổ vài lít xăng

Thứ 6, 11/11/2022 | 13:39
ĐBQH cho rằng, Nhà nước phải có hệ thống phân phối thiết yếu, còn nếu chủ yếu dựa vào tư nhân hoặc những doanh nghiệp nhập khẩu như hiện tại thì sẽ gặp khó.

ĐBQH: Cần quy định cấm làm lộ, lọt thông tin trong giao dịch điện tử

Thứ 6, 11/11/2022 | 11:06
ĐBQH đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp đến dữ liệu được tạo ra trong các giao dịch điện tử.

Định giá SGK là trái với quy luật thị trường

Thứ 6, 04/11/2022 | 09:13
Không đưa SGK vào danh mục Nhà nước định giá, chuyên gia cho rằng không có nghĩa là quản lý, buông bỏ mặt hàng này.

Xã hội hoá sách giáo khoa "như tiếng kèn ngập ngừng"

Thứ 5, 03/11/2022 | 11:12
Nghị quyết 88 là đúng đắn, tuy nhiên việc thực hiện "một chương trình nhiều sách giáo khoa" vẫn còn nhiều bất cập.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Khánh thành tượng đài Bác Hồ tại Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:31
Ngày 19/5, tại Tp.Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ và quảng trường Hồ Chí Minh.

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.

Triệu tấm lòng về với quê Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:31
Tháng 5, kỷ niệm ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2024) triệu bước chân từ mọi miền Tổ quốc đã về với quê hương Bác, nơi 134 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.

Quốc hội sẽ bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội vào ngày mai

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:22
Tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày mai (20/5), Quốc hội sẽ bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước theo thẩm quyền.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị Lãnh tụ rất đỗi lớn lao, hết mực khiêm nhường

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:21
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có tầm vóc phổ quát, nhà cách mạng vĩ đại đấu tranh không biết mệt mỏi vì sự nghiệp tốt đẹp nhất của Việt Nam và nhân loại, một con người rất đỗi lớn lao nhưng cũng rất đỗi khiêm nhường.

Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:31
Trải qua hơn nửa thế kỷ, vượt qua thử thách thời gian, hàng cây quê hương Bác vẫn sừng sững vươn xanh, trở thành biểu tượng đẹp, cuốn hút du khách thập phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.

Triệu tấm lòng về với quê Bác nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:31
Tháng 5, kỷ niệm ngày sinh của Người (19/5/1890-19/5/2024) triệu bước chân từ mọi miền Tổ quốc đã về với quê hương Bác, nơi 134 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời.

Quốc hội sẽ bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội vào ngày mai

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:22
Tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày mai (20/5), Quốc hội sẽ bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước theo thẩm quyền.