“Bộ tứ” EU-NATO Visegrad chia làm 2 phe vì xung đột Nga-Ukraine

Thứ 4, 28/02/2024 | 15:51
0
Những bất đồng về cuộc chiến ở Ukraine đã được bộc lộ công khai giữa một bên là Cộng hòa Séc và Ba Lan, và bên kia là Hungary và Slovakia.

Cộng hòa Séc và Ba Lan đang cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi Hungary và Slovakia cho biết họ sẽ không gửi vũ khí cho Kiev nhưng sẵn sàng đóng góp viện trợ nhân đạo hoặc tài chính.

V4 = V2+V2

Visegrad Four (V4), một liên minh chính trị không chính thức lâu đời nhất ở cả EU và NATO, bị chia rẽ sâu sắc khi nói đến quan điểm về cuộc chiến ở Ukraine và các cách tiếp cận để giải quyết cuộc xung đột.

Được thành lập vào năm 1991, Visegrad – bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia – từng là một nhóm với tiếng nói “có trọng lượng” khi tham gia giải quyết các vấn đề ở Brussels. Lãnh đạo của 4 quốc gia, đại diện cho tổng cộng 65 triệu công dân, đã định hình các chính sách của châu Âu trên nhiều lĩnh vực như nhập cư, nông nghiệp và thậm chí cả chính sách đối ngoại.

Thế giới - “Bộ tứ” EU-NATO Visegrad chia làm 2 phe vì xung đột Nga-Ukraine

Thủ tướng các nước V4 (từ trái sang): Thủ tướng Slovakia Robert Fico, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala và Thủ tướng Hungary Viktor Orban, gặp nhau ở Praha, ngày 27/2/2024. Ảnh: Polskie Radio

Nhưng kể từ khi xung đột bùng phát ở ngay sát vách và những thay đổi về lãnh đạo chính trị ở từng quốc qua thành viên, nhóm này đã lâm vào thế bế tắc với vấn đề chính sách đối ngoại gai góc nhất hiện nay ở châu Âu: Cuộc chiến ở Ukraine. Ở đây, sự phân kỳ đã trở nên rõ ràng đến mức sẽ không sai nếu nói V4 hiện đang là V2+V2.

Ở đầu này, Cộng hòa Séc và Ba Lan, với tư cách là 2 trong số những quốc gia ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất về mặt chính trị và quân sự, muốn cung cấp vũ khí nhiều hơn và nhanh hơn cho Ukraine.

Trong khi đó, ở đầu kia, Hungary và Slovakia từ chối gửi vũ khí về phía Đông và phản đối giải pháp quân sự cho cuộc chiến. Đặc biệt, Budapest và Bratislava đã phát triển một chính sách rõ ràng nhằm giảm bớt các lệnh trừng phạt của EU nhắm vào Nga, đặt câu hỏi về sự hội nhập của Ukraine vào khối 27 quốc gia, và từng chặn viện trợ của EU cho Kiev.

Bất đồng

Gần đây nhất, những bất đồng về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã được bộc lộ công khai tại Hội nghị Thượng đỉnh Visegrad ở thủ đô Praha (Prague) của Cộng hòa Séc hôm 27/2.

Tại cuộc họp, 4 vị Thủ tướng – Petr Fiala của Cộng hòa Séc, Donald Tusk của Ba Lan, Robert Fico của Slovakia và Viktor Orban của Hungary – đều lên án hành động của Nga đối với Ukraine và nhất trí rằng Kiev cần được giúp đỡ.

Tuy nhiên, họ có quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc Nga đưa quân vào Ukraine và về các hình thức hỗ trợ mà họ sẵn sàng cung cấp cho quốc gia Đông Âu.

Trong khi Cộng hòa Séc và Ba Lan thống nhất ủng hộ nhiệt tình cho Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí, Hungary và Slovakia có quan điểm khác.

“Tôi nghĩ tôi có thể nói rằng có sự khác biệt giữa chúng tôi”, Thủ tướng Séc Petr Fiala, người chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Visegrad ở Praha, cho biết. “Tôi sẽ không giữ bí mật, sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta có quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây hấn của Nga chống lại Ukraine và cách giải quyết nó”.

Thế giới - “Bộ tứ” EU-NATO Visegrad chia làm 2 phe vì xung đột Nga-Ukraine (Hình 2).

Các nhà lãnh đạo V4 công khai thể hiện bất đồng quan điểm về nhiều khía cạnh của cuộc chiến Nga-Ukraine tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Praha, ngày 27/2/2024. Ảnh: Hungary Today

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ra dấu hiệu rằng Warsaw sẵn sàng ửng hộ sáng kiến của Praha về mua đạn dược rất cần thiết cho Ukraine từ các nước thứ ba và chuyển chúng tới tiền tuyến càng nhanh càng tốt.

Slovakia và Hungary từ chối cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine, nhưng không loại trừ các hình thức hỗ trợ khác. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nhanh chóng chỉ ra rằng Budapest không phản đối viện trợ nhân đạo hay tài chính, đồng thời nêu lên ví dụ là cách các bác sĩ Hungary đang giúp đỡ ở tuyến đầu.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico nói rằng cách tiếp cận cuộc chiến của phương Tây là “thất bại tuyệt đối”. “Giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở Ukraine là điều tôi không tin vào”, ông Fico tuyên bố, đồng thời nhắc lại rằng EU nên đưa ra chiến lược hòa bình cho cuộc chiến.

Nhà lãnh đạo Slovakia cũng phản đối các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga và muốn ngăn Ukraine gia nhập NATO. Ông nói rằng số lượng vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ không thay đổi được cục diện cuộc chiến.

“Cuộc chiến chỉ có thể kết thúc bằng đàm phán”, ông Orban, một người theo chủ nghĩa dân tộc, đồng tình. Ông cũng nói thêm rằng các cuộc đàm phán hòa bình nên bắt đầu “càng sớm càng tốt”.

Cuối cùng, có một điều mà tất cả 4 nhà lãnh đạo đều đồng ý về cuộc chiến: Không ai trong số họ sẵn sàng gửi quân đến tham chiến ở Ukraine. Điều này dường như nhằm bác bỏ bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau cuộc họp liên quan đến Ukraine ở Paris một ngày trước đó (ngày 26/2), trong đó nhà lãnh đạo Pháp lưu ý rằng các nước phương Tây trong tương lai không thể loại trừ việc cử nam nữ mặc quân phục tới Kiev trong thời chiến.

Minh Đức (Theo Euronews, RFE/RL, European Pravda)

Thủ tướng Slovakia chỉ ra “chiến lược thất bại” của NATO trước Nga

Thứ 5, 11/01/2024 | 14:05
Thủ tướng Fico của quốc gia thành viên EU-NATO Slovakia cho biết ông không vui mừng khi đất nước ông bị coi là “kẻ thù không đội trời chung” của Nga.

Hungary “dội gáo nước lạnh” vào nỗ lực gia nhập EU của Ukraine

Thứ 5, 09/11/2023 | 14:00
Gia nhập EU sẽ đưa Ukraine ngả về phương Tây hơn. Tuy nhiên, hành trình gia nhập của quốc gia Đông Âu có thể còn dài và có nhiều trở ngại.

Tổng thống Séc nêu "cơ hội phản công cuối cùng” của Ukraine

Thứ 3, 21/03/2023 | 20:07
Ông Petr Pavel – Tổng thống Séc, cựu tướng NATO – cảnh báo, quân đội Ukraine chỉ có một cơ hội phản công duy nhất trong năm nay.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.

Sau nhiều lần không kích, Nga đã thành công gây tổn hại cho điểm trọng yếu của Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:30
Việc Nhà máy nhiệt điện Ladyzhynska liên tiếp bị Nga tấn công cho thấy tầm quan trọng chiến lược của nó đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.
     
Nổi bật trong ngày

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

180.000 quả đạn pháo có thể sẽ đến tiền tuyến Ukraine vào tháng tới

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:40
Tổng thống Séc cho biết, sáng kiến về mua đạn dược cho Ukraine đang đạt được tiến bộ và sẽ có nhiều chuyến giao hàng hơn trong những tháng tiếp theo.