Yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm

Yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 23/08/2022 | 07:00
0
Theo chuyên gia, đa phần số ca mắc bệnh truyền nhiễm trở nặng rơi vào trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, để chống lại các bệnh truyền nhiễm cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng.

Các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

Thời gian qua, liên tiếp gia tăng tỉ lệ trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Có thể kể đến tháng 5 vừa qua Norovirus chính là virus lạ đã được gọi tên là nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ em bị tiêu chảy, sốt, nôn ói khu vực phía Bắc.

Tháng 6, 7, bệnh cúm A ở trẻ gia tăng bất thường vào mùa hè trong khi đây là bệnh lý thường xuất hiện vào mùa đông xuân.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Hội y học Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh truyền nhiễm hiện nay diễn biến phức tạp, không theo mùa.

“Bệnh truyền nhiễm hiện được phân loại là bệnh truyền nhiễm mới nổi và bệnh truyền nhiễm tái nổi. Trước đây, bệnh cúm thường vào giữa mùa đông, nhưng hiện nay, giữa mùa hè cúm cũng xuất hiện. Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19, trẻ phải cách ly ở nhà, không đi tiêm vắc-xin nhắc lại đầy đủ, vì thế khi mắc bệnh truyền nhiễm thường có diễn biến nặng. Đa phần, số ca mắc bệnh truyền nhiễm trở nặng rơi vào trẻ nhỏ dưới 5 tuổi”, GS. Nguyễn Văn Kính cho hay.

Sức khỏe - Yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm

GS. Nguyễn Văn Kính cho biết bệnh cúm thường xuất hiện vào giữa mùa đông, nhưng hiện nay giữa mùa hè cúm cũng xuất hiện.

Theo GS.Nguyễn Văn Kính, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang là nỗi lo chung của cả thế giới. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không theo kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, việc tăng cường miễn dịch cho trẻ là giải pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm đang gia tăng hiện nay trong đó dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt.

Nhìn từ góc độ dinh dưỡng, TS.BS Phan Bích Nga, Trưởng khoa Khám Trẻ em (Viện Dinh dưỡng) đồng thời là Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Nhi khoa cho biết, khả năng tăng cường miễn dịch được chi phối bởi một số yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố về dinh dưỡng bởi các vitamin, khoáng chất tham gia vào hệ thống miễn dịch cơ thể đặc biệt là vi chất sắt và kẽm có vai trò vô cùng quang trọng.

Tuy nhiên, thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỉ lệ trẻ em thiếu sắt, kẽm ở Việt Nam đang ở mức cao. 

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 – 2020, trên toàn có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt thường đi đôi thiếu kẽm. Trong khi đó, sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch.

Để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh

TS.BS Phan Bích Nga chia sẻ, trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm, Việt Nam đã có chương trình phòng chống thiếu máu, thiếu sắt do Viện Dinh dưỡng Quốc gia chủ trì và triển khai từ những năm 80. Tỉ lệ thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam nhất là trẻ dưới 5 tuổi vẫn đang tồn tại ở mức cao. Tỉ lệ trẻ thiếu kẽm cũng còn ở mức cao trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu và là đối tượng rất dễ bị tổn thương.

Sức khỏe - Yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm (Hình 2).

TS.BS Phan Bích Nga cho hay trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm.

Để bổ sung sắt, kẽm giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, chuyên gia cho rằng, cần phải đảm bảo đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời kể từ khi trẻ còn trong bào thai.

Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm viên sắt như khuyến cáo. Trẻ mới sinh ra trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Trong quá trình cho con bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nên được bổ sung đa vi chất cũng như bổ sung sắt để phục hồi cơ thể. Lượng sắt, kẽm dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ sang con chỉ dùng đủ trong 4 tháng – 6 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0.35mg sắt còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2 – 3mg kẽm, tuy nhiên sau 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít.

Sức khỏe - Yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm (Hình 3).

Cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nên được bổ sung đa vi chất...

Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt và kẽm, trẻ phải bú mẹ với 1 lượng rất lớn, quá khả năng của cả mẹ và con. Do đó, sau 6 tháng với chế độ ăn hàng ngày thong thường thì trẻ khó đáp ứng đủ nhu cầu kẽm và sắt.  

Sau 6 tháng, khi trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần cho con ăn đủ dinh dưỡng bằng chế độ ăn hàng ngày. Kẽm và sắt có nhiều thực phẩm như thịt bò, trứng, thủy hải sản như hàu, sò, ghẹ, và một số loại rau lá xanh… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất điển hình là kẽm và sắt.

TS.BS Phan Bích Nga lưu ý, nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100% lượng sắt và kẽm có trong thực phẩm. Sự thật không phải như vậy, khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30% .

Hơn nữa, sắt và kẽm chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu... Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì trẻ mới chỉ tập ăn với lượng nhỏ, những thực phẩm này lượng ăn cũng không nhiều, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng điển hình là kẽm và sắt.

Sức khỏe - Yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm (Hình 4).

Kẽm và sắt có nhiều thực phẩm như thịt bò, trứng, thủy hải sản.

Bên cạnh đó, sắt và kẽm còn bị ức chế hấp thu bởi thực phẩm giàu chất phytate có nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt. Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỉ lệ thiếu kẽm và sắt ở trẻ tăng rất cao.

TS.BS Nga cũng lưu ý, đối với trẻ sau khi bị ốm, trẻ chậm lớn và trẻ biếng ăn, nên bổ sung sắt và kẽm. Nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày nhưng cũng không quá lạm dụng sẽ gây dư thừa sắt và kẽm.

Cần lưu ý, sắt và kẽm rất khó hấp thu nên khi lựa chọn các sản phẩm, nên chọn loại có thành phần hữu cơ sẽ dễ hấp thu. Đặc biệt, trong sản phẩm nên có đủ cả kẽm và sắt theo tỉ lệ sắt kẽm ngang bằng nhau 1:1, hoặc kẽm thấp hơn sắt một chút sẽ đảm bảo hấp thu.

Sắt và Kẽm quan trọng thế nào?

Sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, đồng thời sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch như Lympho T. Đây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể trở nên lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn hoành hành, gây bệnh.

Kẽm tham gia vào thành phần 300 loại enzyme, các phản ứng hóa học cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Kẽm vừa là thành phần cũng vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào và miễn dịch trung gian, miễn dịch thích ứng). Kẽm cũng tham gia vào tăng sinh các hóc môn tăng trưởng giúp dài xương. Trẻ thiếu kẽm dẫn tới nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.

Có hiện tượng ho, sốt thai phụ đi khám phát hiện mắc 2 bệnh truyền nhiễm

Thứ 4, 27/07/2022 | 18:45
Thai phụ N.T.P (27 tuổi, ở Hưng Yên) sốt 2 ngày, đau rát họng, khàn tiếng, đi khám thì được chẩn đoán mắc cùng lúc 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Phát hiện ca bệnh truyền nhiễm cực hiếm gặp tại Anh

Chủ nhật, 08/05/2022 | 15:50
Một người tại Anh đã được chẩn đoán mắc "đậu mùa khỉ", căn bệnh rất hiếm gặp trên thế giới. Hiện người này đã được cách ly.

Điều gì sẽ xảy ra khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B?

Thứ 7, 19/03/2022 | 11:51
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, khi chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì các biện pháp ứng phó dịch cũng sẽ thay đổi theo.
Cùng tác giả

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.
Cùng chuyên mục

Tăng huyết áp, mối đe dọa sức khỏe mọi lứa tuổi

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:48
Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, tăng huyết áp đang là mối đe dọa đến sức khỏe của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau.

Những bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:09
Thời tiết nắng nóng là cơ hội cho các loại virus, vi trùng sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đăng ký hiến mô, tạng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:37
Tại lễ ra mắt Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và nhiều đại biểu đã đăng ký hiến mô, tạng.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bác sĩ Huế khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho người dân Hà Tĩnh

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:47
Bệnh viện Trung ương Huế sẽ phối hợp với các bệnh viện ở Hà Tĩnh để khám sàng lọc và mổ tim miễn phí cho bệnh nhân trên địa bàn.
     
Nổi bật trong ngày

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Bác sĩ người Nhật 61 tuổi trẻ như U30 nhờ bí quyết "không tốn một xu"

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Một bác sĩ tim mạch 61 tuổi gây chú ý nhờ ngoại hình trẻ như thanh niên 30 tuổi chỉ nhờ thói quen độc đáo tại nhà, khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Chú rể “chơi lớn”, chi hơn 400 triệu đồng làm áo choàng cho cô dâu

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:30
Chú rể đã chuẩn bị “chiếc áo choàng” đặc biệt làm từ nhiều tờ tiền để tặng cô dâu trong ngày cưới khiến ai nấy đều bất ngờ.

Tăng huyết áp, mối đe dọa sức khỏe mọi lứa tuổi

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:48
Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, tăng huyết áp đang là mối đe dọa đến sức khỏe của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau.