Điều gì sẽ xảy ra khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B?

Điều gì sẽ xảy ra khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B?

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 19/03/2022 | 11:51
0
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, khi chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì các biện pháp ứng phó dịch cũng sẽ thay đổi theo.

Ngày 17/3, Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, cho biết sẽ nghiên cứu, đánh giá, căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, nhất là suốt hơn 2 năm qua chúng ta đã cùng nhau tham gia phòng, chống dịch và hiện nay tiến tới trạng thái thích ứng linh hoạt, an toàn, có kiểm soát dịch bệnh.

Để hiểu rõ thêm về các biện pháp ứng phó dịch sẽ thay đổi ra sao khi Covid-19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Người Đưa Tin đã lắng nghe chia sẻ từ PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam:

Người Đưa Tin (NĐT): Thưa PGS.TS Trần Đắc Phu, Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A chuyển sang là bệnh truyền nhiễm nhóm B thì có điều gì khác biệt nhất? Các biện pháp ứng phó với dịch sẽ thay đổi như thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Nghị quyết về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 mà Chính Phủ ban hành ngày 17/3 cho biết sẽ nghiên cứu, đánh giá để chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Theo tôi, khi chuyển sang như vậy thì các biện pháp ứng phó với dịch sẽ thay đổi rất nhiều, từ vấn đề giám sát, quản lý ca bệnh, xét nghiệm,…

Sự kiện - Điều gì sẽ xảy ra khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B?

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng khi Covid-19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì các biện pháp ứng phó với dịch sẽ thay đổi rất nhiều.

NĐT: Như ông nói, các biện pháp ứng phó dịch sẽ thay đổi, cụ thể sẽ thay đổi như thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Tôi lấy ví dụ như bệnh cúm mùa, hiện chúng ta vẫn giám sát nhưng không công bố ca nhiễm hàng ngày. Việc giám sát chỉ mang tính chất “điểm” để đơn vị dịch tễ nắm được và từ đó tính toán, đánh giá tình hình. Chúng ta cũng không xét nghiệm rộng rãi như với Covid-19 hiện nay.

NĐT: Vậy chuyển từ bệnh tryền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì kinh phí điều trị có khác biệt gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Về kinh phí điều trị, bệnh truyền nhiễ nhóm A chi phí điều trị do Ngân sách nhà nước chi trả, còn khi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, chi phí điều trị do BHYT chi trả, người bệnh tự chi trả nếu các dịch vụ sử dụng ngoài danh mục BHYT.

NĐT: Theo ông để chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, cần căn cứ vào các yếu tố nào?

Sự kiện - Điều gì sẽ xảy ra khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B? (Hình 2).

Cần xem xét tình hình dịch bệnh trên thực tế như thế nào; chủng virus đang lưu hành có mức độ lây lan, gây bệnh nặng ra sao.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Theo tôi, cần căn cứ rất nhiều yếu tố, cụ thể:

Thứ nhất, cần xem xét tình hình dịch bệnh trên thực tế như thế nào; chủng virus đang lưu hành có mức độ lây lan, gây bệnh nặng ra sao; hiệu quả của các loại thuốc điều trị, vắc xin đang có ở mức độ nào.

Thứ hai, khả năng đáp ứng của Việt Nam, gồm khả năng kiểm soát dịch và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế cũng như vấn đề tài chính.

Phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh, đánh giá tình hình dịch bệnh và mức độ đáp ứng của Việt Nam,  từ đánh giá về khoa học lẫn thực tiễn mới có thể đưa ra quyết định chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Tôi cho rằng, khi chuyển, phải hình thành kèm theo các chính sách đáp ứng để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, nhóm người dễ bị tổn thương (ví dụ có chính sách về chi phí khám bệnh, tiêm vắc-xin cho người nghèo).

Bên cạnh đó, theo tôi khi nghiên cứu, cần thành lập các nhóm nghiên cứu, có sự phối hợp các Bộ, ngành xây dựng chính sách cho phù hợp để đảm bảo an sinh xã hội. Bộ Y tế nghiên cứu về dịch bệnh, còn các ngành, các cấp phải cùng nghiên cứu về chính sách. Nghiên cứu và các chính sách cần sâu sát tới từng địa phương vì mỗi tỉnh thành có điều kiện kinh tế, đáp ứng khác nhau.

Sự kiện - Điều gì sẽ xảy ra khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B? (Hình 3).

Vị chuyên gia cho rằng F0 không thể ra ngoài tự do.

NĐT: Thưa ông, hiện nay số ca mắc vẫn ở ngưỡng cao, thực tế số người dương tính khai báo y tế không nhiều, F0 không khai báo cũng tự ý ra ngoài khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc cách ly F0 tại nhà vẫn đang vướng phải quy định Covid thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A. Nhiều ý kiến cho rằng việc cấm F0 ra ngoài không còn phù hợp, ông nghĩ sao?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Tôi không đồng ý là F0 có thể ra ngoài tự do, bởi nếu cho F0 ra đường sẽ khiến dịch lây lan nhanh, số ca F0 tăng cao. Chúng ta cách ly F0 để kiểm soát rủi ro, có nghĩa là trong tình hình dịch như hiện nay thì việc có thể chấp nhận sẽ xuất hiện một số F0 không triệu chứng mà không phát hiện ra. Chứ không thể buông xuôi, thả lỏng được.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lý luận là cả nhà không may bị F0 thì lấy ai mua các đồ dùng thiết yếu nên F0 phải ra ngoài. Điều này là không đúng. Bởi, có rất nhiều cách để đi chợ hay mua thuốc trong trường hợp cả nhà đều là F0, có thể nhờ bạn bè, hàng xóm, shipper giao hàng tận nơi và thanh toán bằng chuyển khoản…

Theo tôi, nếu hiện nay cho F0 ra đường sẽ rất nguy hiểm. Chúng ta vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: 5K, cách ly các trường hợp mắc bệnh, khai báo y tế và kết hợp với tiêm vắc-xin... để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra chứ không thể lơi là được.

NĐT: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm B là những bệnh nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong. Hiện trong danh sách này có các bệnh như HIV, bệnh do virus Adeno, bạch hầu, sốt xuất huyết Denge, cúm, bệnh dại, ho gà,…

Trong khi đó, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Ngoài Covid-19, các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg; bệnh sốt Tây sông Nin, bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Người dân ùn ùn đổ về hồ Gươm khi phố đi bộ hoạt động trở lại

Thứ 6, 18/03/2022 | 21:58
Sau gần 1 năm dừng hoạt động, tối 18/3/2022, không gian đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được mở lại.

Xử trí trẻ sốt cao co giật khi mắc Covid-19 cần tránh 3 sai lầm này

Thứ 6, 18/03/2022 | 16:18
Trong trường hợp trẻ mắc Covid-19 co giật do sốt cao, nếu phụ huynh xử trí không đúng cách có thể khiến bé gặp nhiều nguy hiểm.

Bình Dương: Số ca nhiễm Covi-19 tăng, ghi nhận 56 ca cộng đồng

Thứ 3, 14/12/2021 | 18:26
Tỉnh Bình Dương ghi nhận số ca nhiễm tăng, trong đó có 177 ca tại khu phong tỏa và 56 ca cộng đồng.
Cùng tác giả

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Sớm thể chế hóa các chính sách cho xe điện 4 bánh

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:42
Dù đã được thí điểm ở nhiều địa phương, nhưng do chưa có quy định cụ thể nên hoạt động của xe 4 bánh chạy bằng điện hoạt động vận tải chở khách còn nhiều bất cập.

Quảng Ninh: Sắp đưa siêu du thuyền vào khai thác tại vịnh Bái Tử Long

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:40
Siêu du thuyền này đạt chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao quốc tế sẽ khai thác tuyến thăm quan, trải nghiệm mới trên vịnh Bái Tử Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Huế: Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm thêm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:45
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế vừa công bố quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đỉnh cao của nghệ thuật quân sự toàn dân

Thứ 3, 07/05/2024 | 08:00
Với nghệ thuật quân sự tài tình, dân tộc ta đã đưa quân Pháp từ bất ngờ này đến kinh ngạc khác, cuối cùng làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Thứ 2, 06/05/2024 | 21:56
Đó là một trong những yêu cầu của Tổng cục Thuế đối với các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Công văn số 1780/TCT-DNL.
     
Nổi bật trong ngày

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Huế: Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm thêm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:45
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế vừa công bố quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.

Thanh Hoá: Đa dạng sản phẩm du lịch để giữ chân du khách

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:58
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Thành lập Hội đồng thẩm định cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua Nam Định và Thái Bình.

Thanh Hóa: Hàng ngàn người tham gia cầu truyền hình kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:20
Hàng nghìn người dân đã dõi theo cầu truyền hình "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức tại quảng trường Lam Sơn.