Vẫn còn thực trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là cấp học mầm non

Nguyễn Phương Anh
Thứ 6, 18/08/2023 | 15:24
0
Để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong năm học vừa qua.

Nỗ lực vượt khó của ngành giáo dục 

Chiều 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết năm học 2022-2023, triển khi nhiệm vụ năm học 2023-2024”. 

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết: Năm học 2022 - 2023 là năm học nhiều khó khăn và thách thức với ngành giáo dục, khi vừa phải tiếp tục cùng cả nước khắc phục, nỗ lực vượt qua khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19, vừa phải củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD&ĐT.

Giáo dục - Vẫn còn thực trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là cấp học mầm non

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn.

“Trong năm học vừa qua, công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiếp tục được củng cố, duy trì với các chỉ tiêu thành phần được nâng cao. Chất lượng GDPT cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, thí sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao” Bộ trưởng Sơn cho biết.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định, đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng; tình trạng thừa, thiếu giáo viên đã có thêm nhiều giải pháp để khắc phục. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ trưởng, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Theo đó, tình trạng thiếu giáo viên; tình trạng thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại các thành phố lớn, các khu đông dân cư. Công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh còn chưa thực sự hiệu quả.

Bộ trưởng cho biết: “Tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra gây bức xúc trong dư luận. Và vẫn còn thách thức, khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển trong thời gian sắp tới”.

Giáo dục - Vẫn còn thực trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là cấp học mầm non (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin, năm học 2022 – 2023, ngành giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương.

Bộ GD&ĐT đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển GD&ĐT, trong đó phân công trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong triển khai thực hiện.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã ban hành 6 Kế hoạch hành động của Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện các Nghị quyết phát triển vùng nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực GD&ĐT; tổ chức thành công 6 Hội nghị phát triển GD&ĐT vùng.

Ngành giáo dục tích cực xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non mới; triển khai có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình Giáo dục thường xuyên mới theo lộ trình.

Thực trạng thiếu giáo viên

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: “Năm học vừa qua, đội ngũ giáo viên cơ bản thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; việc tổ chức quản lý đã chuyển dần theo hướng quản trị nhà trường”.

Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân.

Đồng thời, tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022 - 2023.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: “Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định; hệ thống quản trị nhà trường được ưu tiên kiện toàn, hoàn thiện; tuyển sinh giáo dục đại học cơ bản giữ ổn định qua các năm, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh”.

Để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được Bộ Chính trị cho phép bổ sung cho cả giai đoạn 2022 – 2026.

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT trình và được Chính phủ thống nhất thông qua về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm hành lang pháp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.

Giáo dục - Vẫn còn thực trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là cấp học mầm non (Hình 3).

Toàn cảnh hội nghị.

Ngoài ra, mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các địa phương thực hiện rà soát, dồn dịch điểm trường lẻ, sáp nhập trường có quy mô nhỏ để tập trung đầu tư, bảo đảm điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học.

Bên cạnh những kết quả đạt được, năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác soạn thảo một số văn bản còn chậm tiến độ. Thứ trưởng Thưởng cũng chỉ ra thực trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non tiểu học; thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018.

Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương còn bất cập; còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp và áp lực tuyển sinh đầu cấp, nhất là tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Từ tình hình năm học 2022-2023, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2023 - 2024 tới, ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025.

Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, năm học 2023 - 2024, toàn ngành giáo dục tập trung triển khai thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên cho năm học mới

Thứ 4, 16/08/2023 | 22:07
Thủ tướng đặc biệt lưu ý cần có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách…

Các nhà giáo cần chung tay giải quyết vấn đề của ngành giáo dục

Thứ 3, 15/08/2023 | 19:24
Giáo dục đại học đã có bước phát triển mạnh mẽ, song cần phải thay đổi nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của đất nước.

Cái khó của ngành giáo dục

Thứ 4, 16/08/2023 | 07:00
Nhiều nhà giáo nêu vấn đề lương, phụ cấp, thu nhập... nhưng thực ra, vấn đề này đã có khung chung, ngành giáo dục không phải là ở bậc lương thấp nhất.

"Chúng ta luôn mong giáo viên có thu nhập sống được, sống đàng hoàng"

Thứ 3, 15/08/2023 | 18:11
Theo Bộ trưởng GD&ĐT, giáo viên là tầng lớp ưu tú, có trí tuệ cần có thu nhập xứng đáng. Tuy nhiên đây là câu chuyện của tương lai và cần nhiều giải pháp.

Bộ trưởng gặp gỡ giáo viên: "Mong muốn làm thì cứ phải làm và không đắn đo"

Thứ 3, 15/08/2023 | 09:51
Chế độ đãi ngộ, lương giáo viên, trợ cấp là những nhóm vấn đề được đội ngũ nhà giáo đặc biệt quan tâm, mong muốn gửi đến lãnh đạo ngành giáo dục.
Cùng tác giả

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...

Loay hoay đầu tư chứng khoán, "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn lỗ vì DXS

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:12
Không còn ghi nhận giá trị hợp lý và dự phòng đối với khoản đầu tư chứng khoán tại NLG và KBC song Vĩnh Hoàn còn 26 tỷ đồng dự phòng với mã DXS.

Vĩnh Hoàn: Doanh thu từ Trung Quốc giảm chỉ còn một nửa cùng kỳ

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:41
Tháng 4/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 1.091 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ; trong đó ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các thị trường trừ Trung Quốc.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Việc đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngành nông nghiệp là ngành nhiều dữ liệu nhất nhưng thu thập được ít dữ liệu nhất hiện nay. Vì vậy dẫn đến nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Chuyển đổi số không phải điều gì xa xôi"

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:53
Chuyển đổi số là động lực để ngành nông nghiệp lan tỏa giá trị đến từng đối tượng, từ cơ quản quản lý đến cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm học 2024-2025

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:07
Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Kỳ thi năm nay được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.