Từ việc xếp hàng đi xem phim đề tài lịch sử, nên thay đổi cách dạy môn Sử?

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 29/02/2024 | 18:18
0
Người trẻ hiện nay không thờ ơ với lịch sử nước nhà, điều quan trọng cần thay đổi cách tiếp cận giúp các em quan tâm đến bộ môn vốn cho rằng chỉ là học thuộc này.

Những ngày qua, bộ phim điện ảnh “Đào, Phở và Piano” do Nghệ sĩ Ưu tú Phi Tiến Sơn làm đạo diễn, kiêm biên kịch đã tạo nên một hiệu ứng truyền thông tốt, thu hút đông đảo khán giả mua vé xem phim, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thông qua sự kiện này, có thể thấy thông qua cách tiếp cận lịch sử khác nhau sẽ giúp thu hút người trẻ thêm yêu lịch sử nước nhà.

Khơi gợi sự yêu thích lịch sử trong thế hệ trẻ 

Cũng thấy được ý nghĩa của bộ phim, Ban giám hiệu Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã quyết định mua vé và mời toàn bộ sinh viên cùng đi xem bộ phim này.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Mãi – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế cho biết: “Tôi thấy bộ phim về đề tài lịch sử rất hay nên quyết định cùng các thầy cô trong ban giám hiệu trích tiền cá nhân để mua vé xem phim tặng các em. Thông qua hoạt động này, nhà trường mong muốn cho các em hiểu được lịch sử, sự hy sinh và những công lao của cha ông ta”.

Giáo dục - Từ việc xếp hàng đi xem phim đề tài lịch sử, nên thay đổi cách dạy môn Sử?

Ban giám hiệu Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã quyết định mua vé và mời toàn bộ sinh viên cùng đi xem bộ phim lịch sử.

Ông Mãi cũng cho rằng các buổi giảng dạy lịch sử truyền thống khiến các em học sinh ít quan tâm, vì vậy việc tổ chức cho các em sẽ giống như một buổi học tập ngoại khoá giáo dục lịch sử.

“Tôi có gửi thư mời đến các em, nói về ý nghĩa của bộ phim. Không nghĩ các em lại hào hứng đến vậy. Điều rất vui là các em xem tập trung và rất xúc động, cảm nhận được phần nào những ngày tháng hào hùng của dân tộc”, ông Nguyễn Văn Mãi bày tỏ.

Qua đây ông Mãi cũng cho rằng thấy học sinh không phải hờ hững với lịch sử. "Các em rất quan tâm nhưng vấn đề ở chỗ chúng ta chưa khơi được sự hứng thú trong việc học để học sinh cảm nhận được những giái trị”, ông Mãi đánh giá.

Ông Nguyễn Văn Mãi chia sẻ thêm: “Bằng các nào đó cần dạy môn Lịch sử cần được giảng dạy một cách sinh động hơn để học sinh thấy nó hay. Ngay ví dụ như bộ phim này giới trẻ lại hào hứng hơn người lớn. Không phải các em “quay lưng” lại với lịch sử mà đơn giản chúng ta chưa có cách dạy lôi cuốn các em”.

Giáo dục - Từ việc xếp hàng đi xem phim đề tài lịch sử, nên thay đổi cách dạy môn Sử? (Hình 2).

Thư mời Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế gửi đến các em sinh viên.

Dưới góc độ làm nghệ thuật, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế cho rằng giữa việc làm phim lấy chất liệu lịch sử và làm phim thương mại hiện nay vẫn là một bài toán rất khó.

“Mặc dù thông qua các loại hình văn hoá nghệ thuật giúp truyền tải lịch sử đến các thế hệ công chúng hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta rất thiếu những tác phẩm về lịch sử có giá trị thật trong khi có rất nhiều câu chuyện, nhân vật anh hùng dân tộc mà chưa có bộ phim bào xứng tầm khai thác hết”, ông Nguyễn Văn Mãi bày tỏ.

Dạy kiến thức lịch sử phải đi vào thực chất

Là giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Lịch sử ông Hồ Như Hiển - Trường liên cấp Đông Bắc Ga, Thanh Hoá đánh giá: “Thật tuyệt vời khi thấy rằng các bộ phim về đề tài lịch sử như "Đào, Phở và Piano" đang ngày càng thu hút sự chú ý của các bạn trẻ. Sự thu hút của các bộ phim về đề tài lịch sử đang làm nổi bật sự quan tâm của các bạn trẻ đối với lịch sử và văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, việc học lịch sử ở nhà trường và tiếp cận lịch sử qua phim ảnh là hai khía cạnh rất khác biệt”.

Theo ông Hiển trong môi trường học tập, mục tiêu của việc giảng dạy lịch sử là trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới, cùng với việc phát triển kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho họ.

Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu đa phương tiện như video, phim tài liệu hoặc phim về đề tài lịch sử để giới thiệu kiến thức, nhưng cần nhớ rằng phim điện ảnh chỉ là một phần của việc phản ánh hiện thực lịch sử và thường có nhiều yếu tố hư cấu.

“Học lịch sử không chỉ đơn thuần là việc đọc sách giáo khoa và ngồi trong lớp học. Học sinh cần được khuyến khích tham gia vào các hoạt động trực tiếp như thăm đi hiện trường lịch sử, xem các tư liệu và phim tài liệu để hiểu rõ hơn về các sự kiện và giai đoạn lịch sử.

Việc kết hợp giữa sách giáo khoa và các tư liệu đa phương tiện có thể giúp tạo ra trải nghiệm học tập phong phú và sinh động hơn cho học sinh”, ông Hồ Như Hiển bày tỏ.

Giáo dục - Từ việc xếp hàng đi xem phim đề tài lịch sử, nên thay đổi cách dạy môn Sử? (Hình 3).

Giáo viên cần khơi gợi sự yêu thích lịch sử của học sinh (Ảnh: Hữu Thắng).

Đưa ra quan điểm cần có phương pháp giảng dạy giúp môn Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, ông Hiển đánh giá: “Bản thân môn Lịch sử là một môn học thú vị. Tuy nhiên, việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử hiện nay đang có vấn đề, gây ra hiện tượng mà xã hội gọi là học sinh chán sử, sợ sử.

Trước hết phải thấy rằng việc dạy và học lịch sử hiện nay đa phần vẫn là dạy chay, học chay, thiếu cọ xát thực tế. Học sinh cũng ít được xem phim tài liệu, tư liệu để hình dung về giai đoạn lịch sử, sự kiện lịch sử. Thầy cô đang bị phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa.

Tuy nhiên, với Chương trình GDPT 2018, môn Lịch sử đã có nhiều sự thay đổi, giảm nội dung kiến thức, lấy học sinh làm trung tâm, chú ý phát triển kiến thức, kỹ năng cho học sinh, gắn lịch sử với thực tế cuộc sống.

“Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ, việc chú trọng xây dựng các thước phim và tư liệu lịch sử hấp dẫn là rất quan trọng để hỗ trợ học sinh tiếp cận môn học một cách dễ dàng và sinh động hơn.

Các dạng tài liệu và thước phim về lịch sử có ý nghĩa lớn trong giáo dục và học tập. Chúng không chỉ là nguồn thông tin giúp học sinh tiếp cận lịch sử một cách sinh động hơn, mà còn là công cụ để kích thích sự tò mò và hứng thú của họ với môn học này”, ông Hồ Như Hiển bày tỏ.

Theo Chương trình GDPT 2018, ở lớp 10, môn Lịch sử, môn Địa lý giúp học sinh hiểu biết về đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa lý, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lý, khả năng ứng dụng kiến thức lịch sử và địa lý trong đời sống.

Ở lớp 11 và lớp 12, môn Lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới,...

Nhu cầu xem phim dân tộc, lịch sử của khán giả

Thứ 2, 26/02/2024 | 11:15
Từ cơn sốt Đào, phở và Piano thấy gì về nhu cầu xem phim dân tộc, lịch sử của khán giả Việt Nam?

Môn Hà Nội học: Học sinh học gì, giáo viên cần gì?

Thứ 2, 26/02/2024 | 10:46
Môn Hà Nội học được xây dựng với mong muốn học sinh sẽ hiểu rõ truyền thống, văn hoá, lịch sử nơi các em sinh sống và học tập.

Ngóng chờ có môn học dạy về văn hoá, lịch sử Thủ đô

Thứ 5, 22/02/2024 | 08:00
Các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng môn Hà Nội học là phù hợp, giúp học sinh có thêm kiến thức về chính vùng đất mình sinh sống, học tập.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

Nhà trường phải chịu trách nhiệm với nội dung giảng dạy cho học sinh

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:52
Theo chuyên gia, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn về đào tạo để lựa chọn những nội dung đúng với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.

IDP cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS trái với quy định

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị công ty IDP đề xuất hướng xử lý đối với những chứng chỉ đã cấp khi chưa được phép.

Nhiều ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thí sinh vẫn chưa biết tới

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Các ngành khoa học cơ bản, khoa học sự sống đào tạo nhân lực nòng cốt cho đất nước nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển sinh.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Nữ giáo viên vực dậy sau nỗi đau, viết tiếp giấc mơ bục giảng

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:00
Bị chồng cũ kích nổ mìn tự chế, cô mất một tay, hỏng một mắt. Vực dậy sau nỗi đau, hằng ngày cô vẫn đứng lớp, làm việc thiện giúp học sinh nghèo.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

"Số phận" hơn 56.000 chứng chỉ IELTS cấp sai: Bài toán quản lý và xử lý

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:50
Hàng chục nghìn chứng chỉ ngoại ngữ cấp sai quy định. Thông tin này khiến nhiều thí sinh hoang mang không biết liệu có bị ảnh hưởng đến việc xét miễn thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH sắp tới hay kết quả trúng tuyển, tốt nghiệp ĐH trước đó.

Nhà trường phải chịu trách nhiệm với nội dung giảng dạy cho học sinh

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:52
Theo chuyên gia, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn về đào tạo để lựa chọn những nội dung đúng với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Dự báo thời tiết ngày 10/5/2024: Miền Bắc mưa rất lớn

Thứ 6, 10/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (10/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.