Ngóng chờ có môn học dạy về văn hoá, lịch sử Thủ đô

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 22/02/2024 | 08:00
0
Các chuyên gia cho rằng, việc xây dựng môn Hà Nội học là phù hợp, giúp học sinh có thêm kiến thức về chính vùng đất mình sinh sống, học tập.

Nhằm đề cao giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương, hiện nay Hà Nội đang đề xuất nghiên cứu đưa môn Hà Nội học vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô. Đây cũng là môn học được nhiều chuyên gia đề xuất trở thành môn giáo dục địa phương của Hà Nội nằm trong Chương trình GDPT 2018.

Về ý kiến này, chia sẻ với Người Đưa Tin, TS Nguyễn Văn Hoà - Chủ tịch Hội đồng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội) bày tỏ: “Môn Giáo dục địa phương đã được nghiên cứu có chương trình và khung thời gian cụ thể, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sách giáo khoa để triển khai đầy đủ đến tất cả các cấp học. Thành phố có đề xuất chủ trương đưa môn Hà Nội học vào giảng dạy chính thức là phù hợp, đáp ứng nhu cầu tất yếu”.

Các nhà trường hiện nay đối với môn Giáo dục địa phương vẫn chủ yếy dạy lồng ghép và dựa vào tài liệu chưa chính thống giáo duc địa phương, vì vậy ông Hoà cũng bày tỏ rất hoan nghênh và chờ đợi việc sớm có một nội dung chính thức, bài bản, đầy đủ để đưa vào giảng dạy học sinh.

Tuy nhiên, ông Hoà cũng cho rằng: “Vì là nội dung liên quan đến lịch sử và văn hoá của địa phương nên rất cần chú trọng, kỹ lưỡng, cần có những chuyên gia xây dựng nội dung phù hợp”.

Giáo dục - Ngóng chờ có môn học dạy về văn hoá, lịch sử Thủ đô

TS Nguyễn Văn Hoà - Chủ tịch Hội đồng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Về đội ngũ giáo viên cho môn học này, đại diện Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cho rằng không quá lo lắng khi có thể phân công các thầy cô môn Lịch sử hoặc Địa lý giảng dạy, bởi giáo viên đã có kiến thức nền tảng chỉ cần nghiên cứu thêm đặc trưng của địa phương là có thể đứng lớp.

Cũng cho rằng nên sớm xây dựng môn học bài bản về giáo dục địa phương tuy nhiên GS.TS Phạm Tất Dong - Cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng cần xây dựng nội dung học phù hợp tránh đi sâu vào nghiên cứu gây khó khăn cho học sinh.

“Việc đưa nội dung tìm hiểu văn hoá địa phương đã được triển khai  từ lâu và được trở thành môn chính thức trong Chương trình GDPT 2018. Điều này được phụ huynh, học sinh rất hoan nghênh, thông qua đó giúp các em hiểu lịch sử, nguồn gốc chính nơi mình sinh ra và lớn lên, quê hương đất nước. Đây cũng tạo bản sắc riêng cho từng địa phương”, ông Phạm Tất Dong bày tỏ.

Tuy nhiên, chuyên gia băn khoăn “Hà Nội học” là một ngành khoa học nghiên cứu rất nhiều vấn đề vì vậy đối với học sinh nên chỉ gói gọn một nội dung cơ bản vấn văn hoá, lịch sử, địa lý phù hợp với các em chia làm các tiết.

"Không nên nâng tầm quá khó, nhiều khi học xa xôi quá không thiết thực cho học sinh”, ông Phạm Tất Dong nói thêm.

Trong Chương trình tổng thể Chương trình GDPT 2018 nêu rõ nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.

Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác.

Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và báo cáo để Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Tuyển sinh lớp 10: Thí sinh đạt 4.0 IELTS trở lên được cộng điểm, miễn thi lớp 10

Thứ 4, 21/02/2024 | 11:11
Hiện nhiều tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm nay, cụ thể, sẽ cộng điểm hoặc miễn thi lớp 10 cho những thí sinh đạt 4.0 IELTS trở lên.

[E] Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 3 cái “đủ” ngành giáo dục cần trong năm 2024

Thứ 4, 14/02/2024 | 10:00
Trước những yêu cầu mới của thực tiễn đặt ra, việc đổi mới giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là rất bức thiết.

[Info] 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm 2024

Thứ 5, 15/02/2024 | 07:00
Năm 2024 là năm then chốt trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018, đổi mới giáo dục, cần sự tham gia, đồng hành của nhiều bên với ngành giáo dục.
Cùng tác giả

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.
     
Nổi bật trong ngày

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.