Thuê nhà rồi chiếm,

Thuê nhà rồi chiếm, "thỏ cho sói gửi chân"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
0
Sau 7 năm thuê kho của doanh nghiệp khác, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Đức Phương đã chây ỳ không trả lại, dù đã quá hạn hợp đồng 18 tháng.

Được đằng chân...

Khu đất có diện tích đất gần 5.300 m2 tại số 6/51 ngõ 15 Ngọc Hồi (phường Hoàng Liệt - quận Hoàng Mai, HN) đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy CNQSDĐ số 005 QSDĐ ngày 7/10/1989 cho Công ty Thiết bị vật tư Du lịch (Công ty TBVTDL) - trụ sở tại 26 Láng Hạ, HN.

Bất động sản - Thuê nhà rồi chiếm, 'thỏ cho sói gửi chân'

Khu nhà kho Công ty Đức Phương thuê lại của Công ty TBVTDL và... không muốn trả

Tháng 11/2003, Công ty TBVTDL đã ký hợp đồng cho Công ty Đức Phương (trụ sở tại 253 Thụy Khuê - Tây Hồ, HN) thuê 648m2 nhà kho tại khu đất trên.

Năm 2006, Công ty TBVTDL được Chính phủ và Tổng cục Du lịch cho phép cổ phần hóa thành Công ty cổ phần TBVTDL và có quyết định thu hồi diện tích đã cho thuê để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh riêng.

Ngày 5/9/2006, giám đốc Công ty Đức Phương Nguyễn Kim Lan đã có công văn gửi công ty TBVTDL, đề nghị được tiếp tục thuê hoặc gia hạn hợp đồng thuê diện tích nhà kho kể trên để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 1/10/2006 - 1/10/2009. Đề nghị này được Công ty TBVTDL chấp thuận, đồng ý tiếp tục cho Công ty Đức Phương thuê kho tại địa điểm trên thêm 36 tháng (từ 1/4/2007 - 1/4/2010).

Theo đó, diện tích nhà kho mà Công ty Đức Phương thuê và được quyền sử dụng là 576 m2 với giá thuê 18,5 triệu đồng/tháng. Hợp đồng cũng quy định rõ, bên thuê là Công ty Đức Phương không được tự ý tháo dỡ, thay đổi cấu trúc ban đầu của nhà kho mà không có sự đồng ý của bên cho thuê.

...lân đằng đầu?

Theo phản ánh của Công ty TBVTDL, trong thời gian thuê kho, Công ty Đức Phương đã liên tục vi phạm nhiều điều khoản của hợp đồng như sử dụng quá diện tích được cho thuê, thanh toán chậm tiền thuê kho, tự ý sửa chữa, cải tạo kho... mà không được sự chấp thuận của Công ty TBVTDL. Thay vì sử dụng diện tích được cho thuê là 576 m2 như trong hợp đồng, Công ty Đức Phương đã tự ý lấn chiếm sử dụng tới gần 2.000 m2 trên phần đất của công ty TBVTDL.

Ngày 30/8/2007, Công ty TBVTDL gửi công văn đến Công ty Đức Phương đề nghị sắp xếp lại diện tích đất đã sử dụng ngoài hợp đồng và yêu cầu Công ty Đức Phương bàn giao lại mặt bằng trước thời hạn vào ngày 1/3/2008. Đề nghị này tuân thủ đúng theo thỏa thuận trong Hợp đồng thuê kho giữa hai bên, đó là: "Một trong hai bên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn phải thông báo cho bên kia biết trước 05 tháng".

Sau đó, hai bên đã có thêm nhiều buổi thảo luận về việc Công ty Đức Phương sử dụng quá diện tích nhà kho thuê của Công ty TBVTDL và việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên, đến nay, sau 18 tháng hết hạn hợp đồng thuê nhà kho của Công ty TBVTDL, Công ty Đức Phương vẫn nhất quyết không giao trả mặt bằng.

Trước sự việc trên, ngày 22/11/2011, Công ty TBVTDL đã kiến nghị về sự việc Công ty Đức Phương chiếm dụng quyền sử dụng đất của mình. Theo đó, Công ty TBVTDL cho biết: Hợp đồng cho thuê nhà kho đối với Công ty Đức Phương đã hết hạn 18 tháng nhưng Công ty Đức Phương vẫn cố tình chây ỳ không giao trả diện tích đã thuê. Công ty Đức Phương còn thuê các đối tượng thương binh đến cản trở công việc của Công ty TBVTDL và có hành vi chiếm đoạt quyền sử dụng đất của Công ty TBVTDL. Trong suốt 18 tháng quá hạn hợp đồng, Công ty Đức Phương không những không thanh toán tiền thuê kho của Công ty TBVTDL mà còn nợ tiền điện của Công ty Điện lực Hoàng Mai với số tiền hơn 100 triệu đồng.

Việc thuê kho của doanh nghiệp bạn rồi có ý định chiếm hữu luôn của Công ty Đức Phương sớm hay muộn cũng sẽ được các cơ quan chức năng của quận Hoàng Mai và UBND TP. Hà Nội giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là câu chuyện về đạo đức kinh doanh, cái "tâm" và cách hành xử giữa các doanh nhân, doanh nghiệp với nhau quả là có nhiều bất cập.

T. Vân


Tag: chó sói
Cùng chuyên mục

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.

Cắm lại biển cảnh báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:22
Cơ quan chức năng đã cắm lại biển thông báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.

Động thái Tp.HCM “gỡ nút thắt” tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 18:59
Tp.HCM đã đưa ra giải pháp, thống nhất về việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

VCCI: Doanh nghiệp đề nghị giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống 5-10%

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:29
VCCI cho biết, theo phản ánh của doanh nghiệp, tỷ lệ dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội là khá lớn, đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ xuống còn 5-10%.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng trong quý II/2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng của quý II/2024 nhờ nhu cầu thế giới tăng.