Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Đêm hôm sớm tối, doanh nghiệp có khúc mắc cứ nhắn tin cho tôi

Nguyễn Phương Anh
Thứ 5, 27/04/2023 | 14:05
0
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến bày tỏ mong muốn nhận được sự đồng hành của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi để vượt qua những thách thức hiện tại.

Sáng 27/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới.

Báo cáo về thực trạng chăn nuôi gia cầm, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng đàn gia cầm nói chung, đàn gà và đàn thủy cầm nói riêng những năm vừa qua có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%/năm.

Khó khăn bủa vây

Trong những năm qua, lĩnh vực chăn nuôi gia cầm ghi nhận nhiều tiến bộ kỹ thuật về phương thức nuôi, con giống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

Việt Nam sở hữu các giống gia cầm bản địa phong phú, đa dạng; từ nguồn gen của các giống bản địa này kết hợp với các giống gia cầm nhập ngoại đã chọn tạo ra các dòng giống mới phục vụ đa dạng thị trường tiêu dùng trong nước.

Xu hướng thị trường - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Đêm hôm sớm tối, doanh nghiệp có khúc mắc cứ nhắn tin cho tôi

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT). (Ảnh: Vân Anh).

Tuy nhiên, bên cạnh những những kết quả đạt được, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam vẫn còn dễ tổn thương trước những khó khăn của thị trường. Theo đó, việc duy trì mức giá cao của nhiều mặt hàng đầu vào, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi khi chi phí sản xuất tăng cao.

Ông Chinh cho biết, biến đổi khí hậu và một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia cầm vẫn diễn ra tại một số địa phương ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kế hoạch đảm bảo tăng trưởng ngành chăn nuôi. 

Theo ông Chinh, tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, gắn với thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Việc thực hiện quy trình chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu còn chưa được chú trọng dẫn đến sản lượng sản phẩm gia cầm xuất khẩu chưa cao, giá trị chưa lớn.

Với vai trò đại diện ngành hàng, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) đặc biệt nhấn mạnh sự báo động của sụt giảm tỉ suất lợi nhuận của ngành chăn nuôi gia cầm trong thời gian qua. Đồng thời, dịch bệnh hiện vẫn đang diễn ra, một số bệnh trong chăn nuôi gia cầm chưa thể kiểm soát được.

Vấn đề thứ ba được ông Sơn nhấn mạnh là sự tăng trưởng nhập khẩu thịt gà đông lạnh trong thời gian qua đã tăng rất nhiều, tăng mạnh hơn cả sản xuất trong nước. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trong thị trường tiêu thụ nội địa.

Trong 5 năm gần đây sản lượng thịt gà nhập khẩu hàng năm tăng liên tục (trên 15%/năm), chiếm 20 - 25% tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ trong nước. Bên cạnh các sản phẩm thịt gà nhập khẩu chính ngạch, hàng năm, một khối lượng lớn gà sống để loại thải được nhập tiểu ngạch, thậm chỉ nhập lậu qua biên giới (theo ước tính của các chuyên gia khoảng 200 - 250 nghìn tấn/năm).

Xu hướng thị trường - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Đêm hôm sớm tối, doanh nghiệp có khúc mắc cứ nhắn tin cho tôi (Hình 2).

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (Ảnh: Vân Anh).

Hiện nay nước ta chưa có quy định cụ thể đối với sản phẩm thịt nhập khẩu có sử dụng Ractopamine, Cysteamine tại 26 quốc gia. Trong khi ở trong nước cấm người chăn nuôi sử dụng hai loại hóc môn trên cho gia súc, gia cầm. Do vậy, cũng phải cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng Ractopamine, Cysteamine để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi trong nước.

“Đang có rất nhiều sản phẩm dùng làm thức ăn cho chăn nuôi như chân, đầu, cổ, cánh, lòng mề gia súc, gia cầm, thậm chí sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm... nhưng vẫn được tuồn vào thị trường Việt Nam làm thực phẩm cho con người. Nếu không kiểm soát tình trạng này thì sản xuất trong nước sẽ vô cùng bất ổn”, ông Sơn nói.

Từ những khó khăn trên, đại diện VIPA cho rằng cần tăng cường kiểm soát, tập trung ngăn chặn, phát hiện xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, trong đó có gà để loại thải, tạo hành lang biên giới an toàn nhằm ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát và gây áp lực lên thị trường trong trong nước.

Theo ông Sơn, cần rà soát lại chiến lược phát triển ngành gia cầm trong trung hạn và dài hạn. Theo đó, định hướng phát triển cần hài hòa giữa phát triển số lượng và chất lượng, coi trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hơn là tăng quá nóng về số lượng.

Về mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm gia cầm, đại diện VIPA đề xuất đẩy mạnh công tác đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt trứng gia cầm chế biến, con giống ngoài thị trường Nhật Bản.

Đồng thời, VIPA đề xuất là kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. So với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta còn dễ dãi và lỏng lẻo. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm thịt trứng gia cầm, chúng ta phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt tại các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi của ta đang bị yếu thế và thiệt thòi ngay trên sân nhà.

“Đã đến lúc cần có các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước, tránh tình trạng nhập siêu các sản phẩm gia cầm như thời gian qua”, ông Sơn cho hay.

"Tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp"

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: “Trong bối cảnh hết sức khó khăn bủa vây, ngành chăn nuôi gia cầm cần nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng. Về nội lực, phải thừa nhận giống Việt Nam năng suất còn thấp khi cạnh tranh với các nước tiên tiến trên thế giới”. 

Xu hướng thị trường - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Đêm hôm sớm tối, doanh nghiệp có khúc mắc cứ nhắn tin cho tôi (Hình 3).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (Ảnh: Vân Anh).

Theo Thứ trưởng, Việt Nam đã ra biển lớn, cần thích ứng và hội nhập, tận dụng lợi thế để bán ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Việt Nam cần bán ra những gì thị trường cần thay vì chỉ những thứ chúng ta có.

“Các doanh nghiệp nếu có các khúc mắc mà các đơn vị không giải quyết hãy cứ nhắn tin cho tôi, đêm hôm sớm tối, tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp. Rất chia sẻ và mong các doanh nghiệp từ FDI đến doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp chăn nuôi, thú y, thức ăn chăn nuôi đồng hành cùng Bộ NN&PTNT, đoàn kết lại thúc đẩy ngành chăn nuôi vượt qua thách thức hiện tại”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Giải bài toán phát triển nông nghiệp nhưng không phá rừng

Thứ 3, 25/04/2023 | 18:09
Với cam kết ngăn chặn đảo ngược tình trạng mất rừng, sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị.

3 hiệp hội đồng loạt kiến nghị về quỹ đất trong chăn nuôi

Thứ 5, 20/04/2023 | 11:47
Đại diện của 3 hiệp hội cho biết, nếu không có quy định rõ ràng, ngành chăn nuôi sẽ không thể xử lý được những bất cập về đất đai, mặt bằng cho nhu cầu phát triển.

Bộ NN&PTNT đề xuất biện pháp gỡ khó cho người chăn nuôi heo

Thứ 6, 31/03/2023 | 13:36
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cần tổ chức lại việc chăn nuôi heo gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu và ổn định giá cả đầu ra.

Giá thịt lợn hơi thấp, người chăn nuôi "ngậm đắng nuốt cay"

Thứ 6, 24/03/2023 | 11:08
Giá lợn hơi tiếp tục duy trì ở mức thấp, chỉ xung quanh 50.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi đang thua lỗ nặng và đang loay hoay tìm cách xoay sở.

Cấm chăn nuôi gia súc trong nội thành Hà Nội: Người nông dân làm gì?

Chủ nhật, 09/08/2020 | 08:53
Lệnh cấm chăn thả gia súc tại các quận, huyện nội đô Hà Nội đang khiến các hộ chăn nuôi “đứng ngồi không yên”. Bài toán tìm kiếm giải pháp chuyển đổi nghề phù hợp cho các hộ dân vẫn đang chờ một đáp án.
Cùng tác giả

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Việc đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngành nông nghiệp là ngành nhiều dữ liệu nhất nhưng thu thập được ít dữ liệu nhất hiện nay. Vì vậy dẫn đến nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Chuyển đổi số không phải điều gì xa xôi"

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:53
Chuyển đổi số là động lực để ngành nông nghiệp lan tỏa giá trị đến từng đối tượng, từ cơ quản quản lý đến cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...

Doanh nghiệp ngành gỗ quý I/2024: Khởi đầu thuận lợi nhờ xuất khẩu khởi sắc

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:42
Quý I/2024, doanh nghiệp ngành gỗ ghi nhận lợi nhuận tăng trường trước bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc,... phục hồi.

Lãnh đạo Thủy sản Nam Việt chốt lời sau đà bật tăng cổ phiếu

Thứ 3, 14/05/2024 | 09:59
Sau khi hoàn tất giao dịch bán ra 300.000 cổ phiếu ANV, Thành viên HĐQT Đỗ Thị Thanh Thủy dự kiến sẽ thu về khoảng 9,1 tỷ đồng, giảm sở hữu xuống còn 0,05% vốn.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.
Cùng chuyên mục

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.

Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam bất ngờ tăng mạnh

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:02
Trong quý 1/2024, cả nước đã nhập khẩu 5.821 ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc, chiếm 18% tổng lượng xe nhập khẩu của cả nước.

Xuất khẩu rau quả "vào đà": Để sầu riêng Việt Nam ngày càng đi xa hơn

Thứ 7, 11/05/2024 | 15:31
Ngành sầu riêng có doanh thu xuất khẩu hàng tỷ USD và đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức.

USD suy yếu, sắc xanh phủ kín bảng giá kim loại

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:09
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 9/5, có đến 23 trên tổng số 31 mặt hàng giao dịch liên thông thế giới tại MXV tăng giá.
     
Nổi bật trong ngày

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.

SJC lặng sóng sau đấu thầu, liệu giá vàng có tiếp tục giảm như kỳ vọng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:00
Vàng miếng SJC giảm cả triệu đồng rồi giữ nguyên ở mức 89 triệu đồng/lượng sau khi phiên đấu thầu vàng sáng nay. Liệu giá vàng có tiếp tục giảm về mức như kỳ vọng?

Đón đầu xu hướng “du lịch ngủ”

Thứ 3, 14/05/2024 | 07:00
Xã hội ngày càng hối hả, giấc ngủ dần trở thành thứ tài nguyên quý giá và "du lịch ngủ" hay hiểu rộng hơn là du lịch nghỉ dưỡng được dự đoán sẽ ngày càng phổ biến.