Giải bài toán phát triển nông nghiệp nhưng không phá rừng

Nguyễn Phương Anh
Thứ 3, 25/04/2023 | 18:09
0
Với cam kết ngăn chặn đảo ngược tình trạng mất rừng, sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị.

Chiều ngày 25/4, phiên họp bên lề về sản xuất và thương mại sản phẩm nông sản không gây mất rừng đã được tổ chức. Phiên họp nằm trong khuôn khổ Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 - Chương trình Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh mở rộng nông nghiệp gây ra gần 90% diện tích rừng bị mất trên toàn cầu, các quy định và cam kết không gây mất rừng cần được hiểu rõ và chuyển thành các hành động tích cực trên thực tế do bối cảnh phức tạp và đầy thách thức với sự tham gia của nhiều bên liên quan. 

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm Nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chia sẻ: “Canh tác nông nghiệp được nhận định là một trong những ngành sử dụng đất ở quy mô lớn. Việc mở rộng diện tích đất nhằm phát triển nông nghiệp hiện nay trên trên thế giới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng, thu hẹp diện tích đất rừng”.

Sự kiện - Giải bài toán phát triển nông nghiệp nhưng không phá rừng

Toàn cảnh sự kiện (Ảnh: Phương Anh).

Ông Bảo chia sẻ, với những cam kết ngăn chặn đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2023, sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản do đó cũng cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, không mở rộng diện tích nhưng tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng như tăng cường sinh kế cho cộng đồng. 

Theo ông Patrick Haverman - Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam, sự kiện được tổ chức kịp thời và quan trọng vì nạn phá rừng và suy thoái rừng đang là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học trên toàn cầu. Ngoài ra, Liên minh châu Âu vừa đồng thuận quy định về chuỗi cung ứng không gây mất rừng.

Trong bối cảnh mở rộng nông nghiệp gây ra gần 90% diện tích rừng bị mất trên toàn cầu, các quy định và cam kết không gây mất rừng cần được hiểu rõ và chuyển thành các hành động tích cực trên thực tế. UNDP Việt Nam đã và đang hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng và cảnh quan bền vững thông qua nhiều chương trình và dự án trong hơn 20 năm qua.

Tại sự kiện, ông Patrick Haverman đã đưa ra 3 quan điểm đề xuất. Thứ nhất, thay vì đưa ra các chính sách, luật, quy định và chương trình hoàn toàn mới để đáp ứng các yêu cầu quốc tế mới và đang được quan tâm như quy định không mất rừng của Liên minh châu Âu, điều cần làm là xem các hệ thống và khuôn khổ chính sách hiện có có thể kết nối được với các quy định này như thế nào.

Song song với đó là tìm ra giải pháp cải thiện các hệ thống, hướng tới những thay đổi trực tiếp nhằm chuyển đổi sáng tạo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Thứ hai, hơn bao giờ hết, các bên liên quan như người tiêu dùng, công ty thương mại và các tổ chức tài chính có vai trò nổi bật hơn trong việc định hình thị trường cũng như tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm, từ đó sẽ thúc đẩy chuỗi cung ứng và sản xuất bền vững.

Sự kiện - Giải bài toán phát triển nông nghiệp nhưng không phá rừng (Hình 2).

Các nông hộ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu các quy định về không gây mất rừng và bền vững được áp dụng (Ảnh: Phương Anh).

Thứ ba, các nông hộ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu các quy định về không gây mất rừng và bền vững được áp dụng do quá trình thẩm định nghiêm ngặt và tốn kém. Vì vậy, cần kết hợp các biện pháp để hỗ trợ và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương này.

Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam chia sẻ, với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để xây dựng một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng nông sản không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng, vì lợi ích của môi trường và con người, đặc biệt là các nông hộ nhỏ và các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Dưới góc độ tài chính, ông Ivan Ivanov - Phụ trách chương trình toàn cầu của IFC về chăn nuôi bền vững chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm đầu tư vào chuỗi giá trị không gây mất rừng. Đặc biệt là các chiến lược tận dụng lợi ích và đầu tư sẵn có trong khu vực công và tư vào các hoạt động sử dụng đất bền vững, không gây mất rừng.

Từ góc độ hiệp hội ngành hàng, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) thảo luận về nỗ lực và đóng góp của Việt Nam trong các sáng kiến quốc tế và các chính sách quốc gia như cấm khai thác gỗ, chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chương trình phục hồi rừng. Ông cũng chia sẻ quan điểm về năng lực của các doanh nghiệp và hộ sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam trong việc theo kịp các quy định mới và sắp ban hành về các sản phẩm không gây mất rừng.

Xem thêm: 

Chuyển đổi hệ thống lương thực vẫn chưa đạt được mục tiêu dự kiến

Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng hệ thống lương thực bền vững

Chuyển đổi hệ thống lương thực vẫn chưa đạt được mục tiêu dự kiến

Thứ 2, 24/04/2023 | 15:28
Theo đại diện WWF, mỗi một quốc gia cần dựa trên những đặc điểm riêng để xây dựng hệ thống an ninh lương thực phù hợp với vấn đề môi trường, đa dạng sinh học.

Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng hệ thống lương thực bền vững

Thứ 2, 24/04/2023 | 12:07
Việt Nam cần phải hành động mạnh mẽ để đảm bảo hệ thống lương thực thực phẩm thích ứng thông minh với tác động ngày càng nghiêm trọng từ môi trường và dịch bệnh.

Thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng mới giữa Việt Nam - UAE

Thứ 5, 06/04/2023 | 14:34
Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với UAE không chỉ trong lĩnh vực năng lượng truyền thống mà còn trong lĩnh vực phát triển năng lượng mới.

Thúc đẩy mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam sang Trung Quốc

Thứ 7, 01/04/2023 | 11:30
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Quảng Tây tiếp tục thúc đẩy cơ quan chức năng Trung Quốc mở cửa thị trường cho các loại nông sản của Việt Nam.

UNDP: Việt Nam đạt được tiến bộ về tỉ lệ phụ nữ tham chính

Thứ 4, 19/10/2022 | 22:36
Việt Nam đạt 0,705 điểm trên thang điểm từ 0 đến 1 về chỉ số chênh lệch giới, xếp thứ 83 trong số 146 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2021.
Cùng tác giả

Cổ phiếu tăng 94% từ đầu năm, một công ty chi hơn 80 tỷ đồng trả cổ tức

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:08
Nếu hoàn tất trả cổ tức đợt 3 năm 2023, Khử trùng Việt Nam sẽ chi ra tổng số tiền khoảng 125 tỷ đồng chi trả cổ tức cho cổ đông công ty.

Giá heo tăng và cuộc đua lợi nhuận của doanh nghiệp ngành chăn nuôi

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:23
Trước tăng trưởng của giá thịt heo, doanh nghiệp ngành chăn nuôi chứng kiến chiều phục hồi ở cả doanh thu và lợi nhuận, song chỉ có HAGL dường như đứng ngoài cuộc...

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...

Loay hoay đầu tư chứng khoán, "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn lỗ vì DXS

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:12
Không còn ghi nhận giá trị hợp lý và dự phòng đối với khoản đầu tư chứng khoán tại NLG và KBC song Vĩnh Hoàn còn 26 tỷ đồng dự phòng với mã DXS.

Vĩnh Hoàn: Doanh thu từ Trung Quốc giảm chỉ còn một nửa cùng kỳ

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:41
Tháng 4/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 1.091 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ; trong đó ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các thị trường trừ Trung Quốc.
Cùng chuyên mục

Tăng tốc hoàn thiện dự án trọng điểm kết nối khu vực Bắc Trung Bộ

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:42
Các dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An đưa vào hoàn thiện sẽ kết nối xây dựng và phát triển khu vực Bắc Trung Bộ.

Phê duyệt dự án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn gần 1.900 tỷ đồng

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:41
Tổng mức đầu tư dự án mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn là 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Nguyên nhân nhiều dự án đầu tư công tại Nghệ An chậm giải ngân

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Mặc dù đã hết quý 1/2024, nhưng tại Nghệ An có 26/68 đơn vị giải ngân dưới 10%, trong đó có 13 đơn vị chưa giải ngân (0%).

HĐND Tp.Hà Nội thông qua loạt vấn đề quan trọng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:20
HĐND Tp.Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và loạt vấn đề quan trọng khác.

Bí thư tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án giao thông trọng điểm

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:40
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố cần huy động cả hệ thống chính trị, trực tiếp là sự chỉ đạo của Bí thư tỉnh ủy để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
     
Nổi bật trong ngày

HĐND Tp.Hà Nội thông qua loạt vấn đề quan trọng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:20
HĐND Tp.Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và loạt vấn đề quan trọng khác.

Tổ công tác giúp việc Thủ tướng về đường sắt đô thị làm việc thế nào?

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:34
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tiến độ.

Tăng tốc hoàn thiện dự án trọng điểm kết nối khu vực Bắc Trung Bộ

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:42
Các dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An đưa vào hoàn thiện sẽ kết nối xây dựng và phát triển khu vực Bắc Trung Bộ.

Hà Nội: Tạm dừng công tác 1 Chủ tịch phường do vi phạm về đất đai

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:05
Chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội), đã bị đề xuất tạm dừng công tác do để tình hình vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng còn nhiều tồn tại.

Nguyên nhân nhiều dự án đầu tư công tại Nghệ An chậm giải ngân

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Mặc dù đã hết quý 1/2024, nhưng tại Nghệ An có 26/68 đơn vị giải ngân dưới 10%, trong đó có 13 đơn vị chưa giải ngân (0%).