Những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội (2)

Những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội (2)

Nguyễn Thành Long
Thứ 3, 21/08/2018 | 11:00
0
Người quy hoạch Hà Nội xưa là một Kiến trúc sư người Pháp, ông bắt đầu quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách phương Tây bằng việc xây dựng hàng loạt trụ sở hành chính của Đông Dương và Bắc Kỳ, tương tự các thành phố Pháp ngày đó.
Đại học Tổng hợp trước kia là Viện Đại học Đông Dương, do chính quyền đô hộ Pháp thành lập vào năm 1907. Viện đại học này đào tạo người dân ba nước Đông Dương và cả các nước châu Á khác.

Đại học Tổng hợp trước kia là Viện Đại học Đông Dương, do chính quyền đô hộ Pháp thành lập vào năm 1907. Viện đại học này đào tạo người dân ba nước Đông Dương và cả các nước châu Á khác.

Viện Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Đại học Quốc gia Hà Nội được kế thừa từ đại học Tổng hợp với đội ngũ giảng viên cao cấp, trình độ chuyên môn cao, đây là mái nhà chung của các GS, PGS, TS, TSKH nhiều nhất cả nước.

Viện Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Đại học Quốc gia Hà Nội được kế thừa từ đại học Tổng hợp với đội ngũ giảng viên cao cấp, trình độ chuyên môn cao, đây là mái nhà chung của các GS, PGS, TS, TSKH nhiều nhất cả nước.

Ngân hàng Nhà nước trước kia là Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 21/1/1875. Công trình do Kiến trúc sư Félix Dumail thiết kế và xây dựng năm 1930. Ngoài trụ sở ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội còn có các công trình khác tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Nhà nước trước kia là Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 21/1/1875. Công trình do Kiến trúc sư Félix Dumail thiết kế và xây dựng năm 1930. Ngoài trụ sở ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội còn có các công trình khác tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.

Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường Chu Văn An là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ.

Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường Chu Văn An là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ.

Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Ngày nay, phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng Hiệu trưởng, phòng học đàn và phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông Hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006.

Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Ngày nay, phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng Hiệu trưởng, phòng học đàn và phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông Hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006.

Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ, và là một di tích lịch sử của Việt Nam. Trước kia Nhà khách Chính phủ còn có tên gọi là Dinh thống sứ Bắc Kỳ (Hôtel de la résidence supérieure du Tonkin). Dinh được xây dựng năm 1919, thiết kế bởi kiến trúc sư Adolphe Bussy.

Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ, và là một di tích lịch sử của Việt Nam. Trước kia Nhà khách Chính phủ còn có tên gọi là Dinh thống sứ Bắc Kỳ (Hôtel de la résidence supérieure du Tonkin). Dinh được xây dựng năm 1919, thiết kế bởi kiến trúc sư Adolphe Bussy.

Cổng vòm Hà Nội là hàng loạt các cổng vòm là một con dốc dài khoảng nửa cây số bắt đầu từ đầu Trần Phú - Phùng Hưng đến ga Long Biên, với 131 vòm cầu liên tiếp nhau bằng vật liệu xi măng đá hộc đã được Nha công chính Đông Dương xây dựng cách đây cả trăm năm.

Cổng vòm Hà Nội là hàng loạt các cổng vòm là một con dốc dài khoảng nửa cây số bắt đầu từ đầu Trần Phú - Phùng Hưng đến ga Long Biên, với 131 vòm cầu liên tiếp nhau bằng vật liệu xi măng đá hộc đã được Nha công chính Đông Dương xây dựng cách đây cả trăm năm.

Các vòm cầu này là trụ đỡ cho tuyến đường sắt (do hai hãng Daydé và Pillé - Pháp xây dựng từ 1898-1902) về ga Long Biên (có thời gian dài còn gọi là ga Đầu Cầu).

Các vòm cầu này là trụ đỡ cho tuyến đường sắt (do hai hãng Daydé và Pillé - Pháp xây dựng từ 1898-1902) về ga Long Biên (có thời gian dài còn gọi là ga Đầu Cầu).

Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam, là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.

Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam, là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.

Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

Một trong những công trình kiến trúc được xây dựng tại trung tâm Hà Nội ngay từ cuối thế kỷ 19 và được đánh giá là công trình có giá trị nhất về mặt kiến trúc quanh Hồ Hoàn Kiếm đó chính là công trình Tòa soạn Báo Hà Nội Mới (số 44, phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công trình được xây dựng năm 1893 theo phong cách kiến trúc thịnh hành của Pháp những năm thuộc địa ở Đông Dương. Đây được coi là một trong những công trình kinh điển của kiến trúc Pháp tại Hà Nội.

Một trong những công trình kiến trúc được xây dựng tại trung tâm Hà Nội ngay từ cuối thế kỷ 19 và được đánh giá là công trình có giá trị nhất về mặt kiến trúc quanh Hồ Hoàn Kiếm đó chính là công trình Tòa soạn Báo Hà Nội Mới (số 44, phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công trình được xây dựng năm 1893 theo phong cách kiến trúc thịnh hành của Pháp những năm thuộc địa ở Đông Dương. Đây được coi là một trong những công trình kinh điển của kiến trúc Pháp tại Hà Nội.

Hiện nay, kiến trúc Pháp ở Hà Nội được đánh giá là một quỹ di sản kiến trúc đô thị – một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên hình ảnh kiến trúc đô thị đặc trưng của Hà Nội. Đó là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của nhiều tác giả trong và ngoài nước.

Vấn đề tiếp theo là cần phải tiến hành xếp hạng chính thức quỹ di sản kiến trúc đô thị ấy để có cách ứng xử thích hợp trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh hiện nay và sự phát triển trong tương lai ở nước ta.

Bởi di sản kiến trúc là văn hóa, luôn cần được chúng ta gìn giữ, bảo vệ bằng các can thiệp chuyên môn như bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, tùy theo cấp độ xếp hạng của di sản để đảm bảo sự tồn tại của di sản trong tình trạng tốt nhất cũng như đáp ứng với nhu cầu sử dụng mới.

Những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội (1)

Thứ 5, 16/08/2018 | 18:54
Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn, Trường Chu Văn An, cầu Long Biên... là những công trình mang kiến trúc Pháp cổ ở Thủ đô từng được đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị.

Biệt thự cổ kiến trúc Pháp trước nguy cơ xóa sổ: Chuyên gia nói gì?

Thứ 2, 08/01/2018 | 15:09
TS. Trần Đình Hằng, Phân Viện Trưởng Phân Viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng, việc triển khai dự án tại ngôi nhà số 26 Lê Lợi cần được ứng xử công khai, rõ ràng và minh bạch.

D'. Palais Louis: Nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc nghệ thuật

Thứ 4, 03/01/2018 | 10:38
Sự hòa quyện diệu kỳ giữa kiến trúc và nghệ thuật đã tạo nên một D'. Palais Louis sang trọng và độc đáo.
Cùng tác giả

Hà Nội đẹp mơ màng mùa hoa sưa tháng 3

Thứ 3, 05/03/2019 | 08:00
Đầu tháng 3 dương lịch, khi hoa sưa bắt đầu mở rộ, nhiều tuyến phố Hà Nội được khoác lên mình một màu trắng tinh khôi tạo nên nét đẹp mơ màng.

Lê rừng bạc triệu nở trắng muốt, mê mẩn người dân Thủ đô sau Tết

Thứ 4, 13/02/2019 | 18:13
Tại đường Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội) những ngày sau Tết Kỷ Hợi 2019, hoa lê trắng được bày bán la liệt trở thành thú chơi hấp dẫn người dân Thủ đô.

Dòng người chen chân dâng sớ giải hạn ở phủ Tây Hồ đầu năm

Thứ 5, 07/02/2019 | 15:46
Vào dịp đầu năm mới, người dân Thủ đô đã đến phủ Tây Hồ (Hà Nội) để vãn cảnh và dâng sớ giải hạn đầu năm.

Người dân Thủ đô nhộn nhịp thả cá tiễn ông Táo về trời

Thứ 2, 28/01/2019 | 11:34
Sáng sớm 23/12 âm lịch, người dân Thủ đô tấp nập thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời, tạo nên không khí khác biệt vào những ngày cận Tết.

Cận cảnh những cây cầu vượt đi bộ “tử thần” đoạn Văn Lâm – Hưng Yên

Thứ 6, 25/01/2019 | 09:00
Cầu vượt dành cho người đi bộ QL5 (cũ) đoạn Văn Lâm – Hưng Yên từ sau vụ tai nạn thảm khốc ở Hải Dương khiến nhiều người lo sợ.
Cùng chuyên mục

Nhà sản xuất Janet Ngô: "Chỉ có người Việt mới hiểu lịch sử của họ tốt nhất"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Janet Ngô là người gốc Việt, lớn lên ở Úc. Chị trở về nước theo tiếng gọi thôi thúc từ niềm đam mê văn hóa, lịch sử dân tộc.

Top 7 phim nên xem dịp lễ 30/4 này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 11:00
Nhiều dự án phim châu Á được đánh giá cao, đang phát sóng vào thời điểm nghỉ lễ năm nay hứa hẹn sẽ mang đến những phút giây thoải mái cho người xem.

Biệt thự hàng chục tỷ Hương Tràm "tậu" trước khi đi Mỹ, bên trong có gì?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Trước khi đi Mỹ du học, Hương Tràm phải bán nhà, xe và vay thêm tiền để xây dựng căn biệt thự sang trọng này dành tặng bố mẹ.

Vạn du khách đổ về Sầm Sơn tắm biển, dự khai mạc du lịch 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:22
Hàng vạn du khách đổ về phố biển Sầm Sơn trong ngày đầu nghỉ lễ để du lịch và dự khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Nam ca sĩ nổi tiếng độc thân, giàu có ở tuổi U50, sống trong biệt thự 400m2

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:30
Từng nổi tiếng với khán giả những năm 2000 cùng giải thưởng "Làn sóng xanh". Nam ca sĩ gốc Quy Nhơn sau nhiều năm ca hát vẫn độc thân và có cuộc sống giàu sáng.
     
Nổi bật trong ngày

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Nắng nóng kéo dài đến bao giờ là mối quan tâm của không ít người khi mà ngày hôm qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên hầu khắp các khu vực.

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.