Thông tin về việc nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học đạo văn để được phong GS: “Tôi khẳng định là đúng 100%”

Thông tin về việc nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học đạo văn để được phong GS: “Tôi khẳng định là đúng 100%”

Hà Công Luân
Thứ 4, 16/05/2018 | 15:08
2
Đó là ý kiến của PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam khi trao đổi với PV báo Người Đưa Tin về vấn đề này. Trước đó, dư luận đề cập nhiều đến công trình (vốn là căn cứ để xét phong Giáo sư (GS)) của ông Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học có đến 130 trang “giống kỳ lạ” với những nghiên cứu đã được công bố trước đó.

PV: Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Đức Tồn đã đạo văn của học trò trong cuốn sách của mình, là người trong giới Ngôn ngữ học, ông nghĩ sao về việc này?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Việc ông Nguyễn Đức Tồn bị tố đạo văn đã xuất hiện từ rất lâu, từ ngày ông ấy còn là PGS, làm việc tại viện Ngôn ngữ. Bắt nguồn từ một số ý kiến rộ lên ngay ở Viện. Thậm chí, không chỉ trong phạm vi của Viện, thông tin này đã được đăng tải trên báo chí. Nhưng sau đó, mọi việc thế nào lại “chìm xuồng”. Lý do là chứng cứ đưa ra chỉ ở mức vừa phải, chứ không đầy đủ, rõ ràng như gần đây. Và thực tế, các cơ quan hữu quan cũng không quyết tâm làm đến nơi đến chốn.

Thông tin về việc nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học đạo văn để được phong GS: “Tôi khẳng định là đúng 100%”

PGS.TS Phạm Văn Tình nói về nghi án đạo văn của GS. Nguyễn Đức Tồn . Ảnh Công Luân.

Mới đây, đột nhiên có ý kiến đưa ra những khảo sát với chứng cứ rõ ràng, không thể bác bỏ được, liên quan đến cuốn sách “Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với các dân tộc khác)” của ông Nguyễn Đức Tồn (vốn là căn cứ để ông Nguyễn Đức Tồn đưa ra xin xét phong GS trước đây), lại có dấu hiệu copy (sao chép) khá nhiều từ luận án Phó Tiến sĩ của Nguyễn Thúy Khanh, bài báo của Nguyễn Thị Thanh Hà, luận văn tốt nghiệp của Cao Thị Thu.

Trước cáo buộc đó, ông Tồn đã phản bác rằng, đây là nội dung nằm trong bản luận án (viết bằng tiếng Nga) mà ông ấy bảo vệ ở Liên Xô. Sau đó thì những người này tham khảo và chép lại. Ông Tồn lập luận rằng họ chép của ông thì khi in sách ông có quyền lấy lại (!). Đằng nào cũng là của ông.

Vậy cuốn luận án của ông Tồn ở Liên Xô có nội dung gì và những người kia có chép lại không? Sau khi xác minh (do hội đồng Học hàm ngành Ngôn ngữ học chịu trách nhiệm), thì phần lý thuyết NCS Nguyễn Thúy Khanh có lấy một phần trong cuốn luận án ông Tồn bảo vệ tại Liên Xô.

Tuy nhiên, làm điều này, ông Nguyễn Đức Tồn đã mắc một lỗi lớn: Thầy chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho trò chứ không thể dễ dãi để cho học trò chép nội dung nghiên cứu của mình vào công trình của họ. Hơn nữa, khi đã cho rồi, người ta viết và công bố rồi thì bản quyền lúc đó là của người ta chứ không phải của ông Tồn nữa. Giống như việc tôi cho anh cái nhà thì lúc đó là nhà của anh, không thể lập luận là nhà này vốn là của tôi nên tôi lấy lại.

Quay trở lại vấn đề chính, đối chiếu tiếp, cuốn sách của ông Tồn đã lấy rất nhiều nội dung chính văn trong luận án của Nguyễn Thúy Khanh, bài báo của Nguyễn Thị Thanh Hà, luận văn tốt nghiệp của Cao Thị Thu (mà hoàn toàn không liên quan gì đến luận án của ông ấy ở Liên Xô cả). Lỗi này mới là cái đáng nói và thực sự rất nghiêm trọng.

Vậy nên, thông tin về việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn, tôi khẳng định là đúng 100%.

PV: Như ông đã nói thì ông Tồn đã dính nghi án đạo văn từ khi còn là PGS, vậy tại sao ông ấy vẫn được phong GS vào năm 2008?

PGS. TS Phạm Văn Tình: GS.TSKH Trần Ngọc Thêm lúc đó là một thành viên trong hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học đã được phân công kiểm tra thư nặc danh tố cáo đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn. Khi đó, ông Tồn cũng đã chuyển bản luận án, bản dịch đến để kiểm tra và đối chiếu, thừa nhận là có chuyện đó. Tuy nhiên, việc đối chiếu trong thời gian quá ngắn (một buổi tối) và chỉ tập trung vào so sánh cuốn sách của ông Tồn với luận án của Nguyễn Thuý Khanh nên không nhìn ra hết vấn đề.

Đồng thời, Hội đồng cũng có cân nhắc, có sự nương nhẹ với cái “tình” là chính, nhất là trong bối cảnh ông Tồn đã qua 7 năm liên tục làm hồ sơ chức danh, lại vừa được viện Khoa học Xã hội Việt Nam bổ nhiệm làm Viện trưởng viện Ngôn ngữ học. Rõ ràng, việc Hội đồng bỏ qua như vậy thì cũng có trách nhiệm trong việc phong GS cho ông Tồn. Vì dù “nhân văn” đến mấy cũng phải tôn trọng tính khách quan sự thật. Đạo văn lúc nào cũng là đạo văn. Vậy dù có qua “5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa” thì thời gian cũng không thể làm thiên lệch bản chất của vấn đề.

PV: Vậy theo ông, cơ quan chức năng của Nhà nước cần làm gì để tránh những thông tin trái chiều trong dư luận?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Việc này liên quan đến những cơ quan có trách nhiệm, thứ nhất là cơ quan chủ quản của ông Nguyễn Đức Tồn (viện Ngôn ngữ học). Viện phải lên tiếng để bảo vệ cho danh dự của ông này (nếu bị oan), còn nếu không bị oan thì phải xử lý cho dứt điểm.

Rồi sau đó sẽ trình ý kiến lên hội đồng Chức danh ngành Ngôn ngữ, hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước để xử lý.

Hiện trên dư luận thông tin về việc ông Tồn đang bị thả nổi, có rất nhiều ý kiến về ông này nhưng chưa hề có ý kiến của cơ quan chức năng. Việc này rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của giới nghiên cứu.

PV: Ông nghĩ sao về nghi án đạo văn này?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Về pháp lý thì đây là sự vi phạm bản quyền. Còn về khía cạnh đạo đức thì ai cũng rõ, đó là việc không trung thực, lập lờ. Tôi có thể khẳng định ông Tồn đã lập lờ có lợi cho mình. Đã đến lúc sự mập lờ ngụy biện đó cần được sáng tỏ.

Chúng tôi – những đồng nghiệp trong ngành Ngôn ngữ học - cũng rất buồn, không thích thú gì cả. Nhưng dù là thế nào, chúng ta cũng không có quyền bỏ qua, cần phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát, minh bạch hoá vấn đề.

PV: Xin cảm ơn ông!

Xem thêm: Đà Nẵng: Loay hoay với bãi rác ô nhiễm lớn nhất thành phố

Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước lý giải vụ lọt hồ sơ “PGS đạo văn”

Thứ 4, 07/03/2018 | 18:00
Trước việc ông Đặng Công Tráng – Trưởng khoa Luật đại học Công nghiệp TP. HCM - nộp đơn xin rút hồ sơ ứng viên PGS trong đợt xét duyệt vừa qua vì lý do "đạo văn". Đại diện Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã lý giải nguyên nhân dẫn đến việc này.

Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước vẫn chưa nhận được đơn xin rút của “PGS đạo văn”

Thứ 2, 05/03/2018 | 18:00
Chiều 5/3, thông tin tới PV báo Người Đưa Tin, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết, hiện Văn phòng vẫn chưa nhận được đơn xin rút khỏi danh sách đạt tiêu chuẩn chức danh PGS năm 2017 của ông Đặng Công Tráng.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.