Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang

Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang

Hồ Hải Nam
Thứ 2, 23/10/2017 | 18:46
0
Những phòng học mới xây khang trang còn thơm mùi nước sơn ngày nào nay cỏ mọc um tùm, nứt nẻ xuống cấp.

Trường học thành… nơi chăn bò

Năm 2005, tỉnh Gia Lai tiến hành triển khai dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ nguồn vốn ngân sách, 1.005 phòng học kiên cố cùng nhà giáo viên, công trình vệ sinh được xây dựng tại 430 điểm trường trên địa bàn 10 huyện với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng. Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai, ở nhiều điểm trường, phòng học vẫn không được đưa vào hoạt động. Cơ sở vật chất hạ tầng xuống cấp nhanh chóng.  

Ngay trên địa bàn TP.Pleiku, nhiều điểm trường cũng rơi vào tình trạng trên vì thiếu vắng học sinh. Điểm trường tiểu học Nay Der ở làng O Xơr (xã Ia Kênh, TP.Pleiku) nằm cách trung tâm TP.Pleiku chưđầy 10km cũng đang bị bỏ hoang nhiều năm nay vì không có học sinh. Nhìn từ bên ngoài, ngôi trường được xây dựng từ năm 2001 vẫn giữ được vẻ khang trang, hiện đại. Thế nhưng, vào bên trong, khu vực hành lang, cầu thang... vô cùng nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng. 

Giáo dục - Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang

Điểm trường bị bỏ hoang vì không có học sinh theo học

Dọc các hành lang, bùn đất vương vãi khắp nơi. Nơđây, trừ các phòng học với bàn ghế, bảng đen còn khá mới do có khóa bảo vệ, còn lại không ai có thể hình dung khu vực này từng đón nhận hàng trăm em học sinh trong mùa khai giảng trước đây. Theo các thầy cô trong ban Giám hiệu nhà trường, nguyên nhân các phòng học bị bỏ hoang sau gần chục năm sử dụng là do không có học sinh để tổ chức lớp học.

Cũng giống như điểm trường tiểu học Nay Der, toàn bộ các phòng học của điểm trường tiểu học tại thôn 3, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) cũng “cửa đóng then cài”. Hàng rào bằng dây thép gai bao kín xung quanh trường. Trong khuôn viên trường, cỏ mọc um tùm. Ba phòng học được khóa trái, mái ngói bị tốc, cửa kính vỡ nát, bên trong phòng học, phân bò rải rác khắp nền nhà. Ngôi trường trông chẳng khác gì khu nhà hoang.

Ông Nguyễn Trọng Ngoạn, Hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Phú Hòa phân bua: “Năm 2016-2017, điểm trường này chỉ huy động được 9 học sinh vào lớp 1. Không đủ học sinh để mở lớp nên các em chuyển về trường chính học. Sau đóđiểm trường này được dùng để mở một lớp mầm non. Năm học 2017-2018, chỉ có 3 học sinh lớp 1, không đủ để mở lớp, cũng không thể dùng làm trường mầm non nên phải đóng cửa”. Cũng theo thầy Ngoạn, điểm trường này đã được xây dựng từ rất lâu.

Tương tự, trường tiểu học Lê Quý Đôn, phân hiệu Linh Nham (xã Đắk Djrăng, huyện Mang Yang) cũng nằm trong cảnh tượng hoang tàn, rách nát. Cỏ dại mọc khắp khuôn viên trường, che kín các lối vào phòng học. Phân hiệu này có tổng cộng 4 phòng học, trong đó 2 phòng được khóa kín cửa, đa số bàn ghế đều đã được đưđi nơi khác. Một số bàn ghế vứt lại đã bị mục nát, hư hỏng hoàn toàn. Nền và trần phòng học đều bị xuống cấp nghiêm trọng. Một người dân địa phương cho biết, phân hiệu này đã được xây dựng cách đây nhiều năm nhưng mới bỏ hoang khoảng 3 năm nay. 

Giáo dục - Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang (Hình 2).

Những phòng học xuống cấp trầm trọng.

Cùng chung hoàn cảnh, hầu hết các phòng trường tiểu học Ayun 2 phân hiệu Nhơn Bông (xã Ayun, huyện Mang Yang) cũng bị hư hỏng nặng, nhiều cửa sổ phòng học bị vỡ nát. Nền lớp học bị xới tung, trần phòng học bị mối mọt đục khoét, sụt xuống. Do không có học sinh nên từ nhiều năm nay, sân trường trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, làm nhà để xe, nơi chăn bò, bãi tập kết rác,... của người dân sinh sống trong khu vực. 

Tỉ lệ sinh giảm nên trẻ đến lớp giảm

Ngoài những điểm trường trên, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn hàng trăđiểm trường khác đang bị bỏ hoang do không có học sinh đến học. Cô Hồ Thị Thảo, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chư Păh cho biết: “Phần lớn phòng học đang bị bỏ hoang là những điểm trường được xây dựng từ lâu theo dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các thôn, làng. Hiện nay, do chính sách dân số, cộng với nhận thức người dân từng bước được nâng cao nên người dân, nhất là bà con dân tộc ít người không còn sinh nhiều, sinh dày như trước đây nữa. Tỉ lệ sinh giảm khiến lượng trẻ em đến lớp giảm đáng kể. Do đó, một số điểm trường trên địa bàn huyện phải đóng cửa vì không có học sinh đến học”. 

Theo thầy Bùi Quang Tạo, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, nguyên nhân một số điểm trường bỏ hoang, không sử dụng là do trước đâđể thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, Nhà nước đầu tư xây dựng trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh dễ dàng đến lớp. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế phát triển, giao thông phát triển nên số lượng học sinh học tại các điểm trường có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, tại các điểm trường chính được đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, quy mô được mở rộng nên hầu hết phụ huynh đều muốn đưa con tới trường trung tâm để có điều kiện học tập tốt hơn.

Về hướng xử lý các phòng học này, thầy Tạo cho biết: “Hiện, phòng GD&ĐT các huyện đã xin phép thanh lý (phá bỏ) 44 phòng học đã hết niên hạn sử dụng. 117 phòng bàn giao cho chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động phù hợp. Số còn lại sẽ tiến hành tu sửa để làm phòng học mầm non”. “Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với các địa phương để chỉ đạo các phòng GD&ĐT huyện tham mưu, đề xuất quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong thời gian tới”, thầy Tạo nói.

Nghiên cứu phương án tái tạo, sử dụng hiệu quả

Trao đổi với PV, đại diện sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn tỉnh có 245 phòng học bị bỏ hoang. Trong đó, những huyện có số lượng phòng học bỏ hoang nhiều nhất là huyện Kbang (81 phòng); huyện Ia Păh (34 phòng); huyện Đức Cơ (28 phòng); huyện Chư Păh (23 phòng). Hiện tại, Sở đang xem xét các phương án để tái tạo, sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí tiền của Nhà nước.

Hiệu trưởng và học sinh bị phụ huynh đánh nhập viện vì... tin đồn

Chủ nhật, 22/10/2017 | 09:21
Nghĩ con trai bị bạn đánh gãy tay, Hiền kéo thêm người tới trường, đánh một học sinh lớp 4 và thầy Hiệu trưởng trường tiểu học Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An nhập viện cấp cứu.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Thách thức ở nơi học sinh lớp 10 chưa thạo tiếng Việt

Thứ 5, 19/10/2017 | 16:10
Thầy giáo Lê Văn Dậu (tỉnh Gia Lai) cho rằng, chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể sẽ gặp khó khăn khi áp dụng tại địa phương này. Bởi lẽ, nơi đây nhiều học sinh bước vào cấp 3 nhưng chưa thành thạo tiếng Việt.

Gia Lai: Trường học tiền tỷ bị bỏ hoang trách nhiệm thuộc ai?

Thứ 7, 12/09/2015 | 17:15
Liên quan đến sự việc trường tiểu học được xây dựng khang trang bị bỏ hoang lãng phí ngân sách nhà nước, Sở (GDĐT tỉnh Gia Lai) - trách nhiệm chính thuộc về Phòng GDĐT và UBND huyện Chư Păh.
Cùng tác giả

Gia Lai: Tắm sông Pô Cô, 3 nạn nhân đuối nước thương tâm

Thứ 3, 30/04/2024 | 18:42
Trong chiều 30/4, 3 nạn nhân trong lúc đi tắm sông Pô Cô bị đuối nước thương tâm.

2 xe khách tông nhau, 1 người chết, nhiều người bị thương

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:15
Hai xe khách tông nhau đoạn đường Hồ Chí Minh qua huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, làm một người tử vong, nhiều người bị thương.

Xác minh vụ phá rừng quy mô lớn tại Gia Lai

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:00
Tại khu vực rừng giáp ranh giữa Gia Lai và Đắk Lắk hàng nghìn cây gỗ lớn nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, nhiều gốc cây vẫn còn rỉ nhựa tươi mới.

Gia Lai: Cảnh báo “sập bẫy” lừa đảo núp bóng mại dâm online

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:37
Với hình ảnh các hotgirl xinh đẹp, nóng bỏng, kèm lời đường mật, nhiều người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã “sập bẫy” mại dâm online, núp bóng lừa đảo công nghệ cao.

Gia Lai: Ấm lòng “gian hàng 0 đồng” của bộ đội biên phòng

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:38
Tại “gian hàng 0 đồng” những bó rau, củ, xanh tươi do chính tay bộ đội trồng, kèm nhu yếu phẩm thiết yếu được bày trên kệ phục vụ miễn phí cho bà con.
Cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điều cốt yếu thí sinh cần chú ý

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:00
Theo kế hoạch, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024 sẽ tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Dự báo thời tiết ngày 1/5/2024: Nền nhiệt hạ liền 8 độ, mưa rất to

Thứ 4, 01/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (1/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Đón không khí lạnh, miền Bắc thời tiết "lý tưởng" đến khi nào?

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:06
Đợt không khí lạnh tràn về khiến miền Bắc giảm nhiệt đột ngột từ 40 độ C xuống mức 25-27 độ C tạo nên sự chênh lệch 10 độ C - 15 độ C thấp hơn so với ngày hôm qua.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh "hiếm gặp", mưa dông kèm sấm động lớn

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:19
Dự báo từ đêm nay đợt không khí lạnh yếu sẽ tràn xuống nước ta, gây mưa rào và dông rải rác cho các tỉnh miền Bắc.