Lý do không nên xoa bóp bắp tay sau khi vừa tiêm vắc-xin Covid-19

Lý do không nên xoa bóp bắp tay sau khi vừa tiêm vắc-xin Covid-19

Thứ 2, 06/09/2021 | 16:08
0
Sau khi chủng ngừa vắc-xin, nhiều người bị đau nhức, sưng tại vị trí tiêm. Theo các chuyên gia đây là phản ứng bình thường và không nên xoa bóp ở khu vực đó.

Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ mọi người trong đại dịch Covid-19. Dù được tiêm loại vắc-xin nào, bạn cũng cần tuân thủ các hướng dẫn để tối đa hóa khả năng sinh miễn dịch, giảm tác dụng phụ.

Sau khi tiêm vắc-xin, vị trí tiêm bị đau nhức, cứng cơ là những tác dụng phụ phổ biến thường gặp. Theo các chuyên gia, đau nhức cánh tay là phản ứng sớm cho thấy cơ thể nhận biết vắc-xin. Khi được tiêm, cơ thể sẽ coi đó là chấn thương và gửi các tế bào miễn dịch đến cánh tay và làm giãn mạch máu. Các tế bào miễn dịch cũng gây ra chứng viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi cùng một mầm bệnh. Các chuyên gia gọi đây là “khả năng gây phản ứng” của vắc-xin. Một số kích ứng ở cánh tay cũng xuất phát từ việc cơ phản ứng với một lượng nhỏ chất lỏng vắc-xin được tiêm.

Ngoài đau nhức, một số người còn bị phát ban, ngứa, sưng tấy gần vết tiêm... Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên chà xát, véo hoặc xoa bóp chỗ tiêm vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin Covid-19. Hành động này cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, gây viêm nhiễm, đau mỏi.

Các chuyên gia đề nghị tránh xoa bóp chỗ tiêm trong vòng vài giờ sau khi chủng ngừa bởi khi đó vắc-xin đạt đến nồng độ cao nhất.

Lời khuyên này cũng được áp dụng cho các loại vắc-xin áp dụng kỹ thuật tiêm bắp khác. Theo đó việc xoa tay vào tổ chức da ở chỗ vết tiêm có thể thúc đẩy và làm gia tăng xuất huyết mao mạch dưới da tại chỗ, dễ dẫn đến sưng tụ máu, nhiễm trùng.

Nếu dùng bàn tay chưa sát khuẩn xoa vào vết tiêm, vi khuẩn gây bệnh có thể theo vết thương chưa kín miệng đi vào cơ thể gây viêm nhiễm tổ chức tại chỗ. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm độc và nhiễm trùng máu.

Trong khi đó nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy một số nhân viên y tế nhẹ nhàng xoa bóp da trước khi tiêm. Đây là phương pháp thực hành lâm sàng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, làm mềm và thư giãn các cơ ở tay, giúp vắc-xin hiệu quả hơn.

Sau tiêm nếu cảm thấy quá đau và bị cứng khớp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như chườm đá, chườm ấm, ngâm nước muối Epsom, tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay được tiêm. Những hoạt động trên giúp chống lại tác dụng phụ và giảm đau nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên những ai nhạy cảm với cơn đau nên tiêm vắc-xin ở cánh tay không thuận.

Minh Hoa (t/h theo VietNamNet, VnExpress)

Không có phản ứng phụ sau tiêm thì vắc-xin Covid-19 có hiệu quả không?

Thứ 6, 03/09/2021 | 13:09
Một số người không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, vì vậy họ thắc mắc liệu hệ miễn dịch của mình có hoạt động bình thường hay không.

Người đang chữa ung thư tuyến giáp tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Thứ 5, 02/09/2021 | 10:35
Nhiều người muốn tiêm vắc-xin sớm song e ngại đang dùng thuốc điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy nhóm người trên có nên tiêm vắc-xin Covid-19 hay không?

Info: Người mắc bệnh nền có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19?

Thứ 3, 17/08/2021 | 10:21
Theo hướng dẫn mới của bộ Y tế, có 5 nhóm cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng trước khi tiêm, trong đó có nhóm người mang bệnh nền, bệnh mạn tính.

Sự thật về vắc-xin Covid-19 có thể bạn chưa biết

Thứ 3, 17/08/2021 | 15:09
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và bộ Y tế phối hợp thực hiện infographic "những sự thật về vắc-xin Covid-19" giúp người dân hiểu hơn về tác dụng của vắc-xin.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Thứ 3, 07/05/2024 | 13:58
Ngày 7/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin về tình hình sức khỏe 2 bệnh nhi nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm.

Đừng cố nói "Tôi ổn"

Thứ 3, 07/05/2024 | 12:30
Sao bạn phải gồng mình với câu: Tôi ổn, khi lòng bạn còn đầy những ngổn ngang? Cái câu đó không giúp bạn trông cứng cỏi hơn đâu!

Thứ xưa “không ai thèm ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 300.000 đồng/kg

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:25
Loài này trước kia bị coi là “kẻ thù nhà nông” nhưng những năm gần đây trở thành đặc sản thơm ngon, béo bùi, được nhiều người yêu thích.

Hiệp hội AVRCIPL bổ nhiệm nhà báo Trung Hoàng làm Trưởng ban Truyền thông

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:18
Hiệp hội AVRCIPL Quyết định bổ nhiệm chức vụ Trưởng ban Truyền thông kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, tư vấn về Chính sách, Pháp luật cho hoạt động đầu tư dự án tại Việt Nam.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “trông như hạt cát” không ngờ là đặc sản đắt đỏ 200.000 đồng/kg

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:25
Con vật này có màu nhìn như hạt cát, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Hai người đàn ông "bỗng dưng muốn khóc" vì nhặt được "kho báu" 3 tỷ

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:30
Một người đàn ông U50 vô tình đánh rơi nhẫn trên đồng cỏ nên rủ bạn đi tìm lại bằng được, không ngờ thứ anh ta đào lên lại là một "kho báu" giá trị tiền tỷ.

Ngủ ngáy cảnh báo nguy cơ ngưng thở cực kỳ nguy hiểm

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:12
Ngủ ngáy là hiện tượng phiền toái khiến người khác khó chịu về âm thanh mà nó tạo ra. Tuy nhiên, đằng sau âm thanh đó là những cảnh báo bệnh lý cực kỳ nguy hiểm.

Loài vật kỳ dị bậc nhất hành tinh, thở bằng hậu môn, da đầy độc tố

Thứ 2, 06/05/2024 | 08:30
Loài động vật kỳ lạ này nằm ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương.

Loài cây dại ven đường cứ ngỡ không ai biết, ai ngờ hái bán 100.000 đồng

Thứ 2, 06/05/2024 | 15:30
Người Việt nghe tên “xa tiền thảo” hẳn sẽ thấy rất xa lạ, nhưng khi nhìn thấy hình ảnh hẳn ai cũng biết.