ĐBQH hiến kế khôi phục “dòng sông chết”

ĐBQH hiến kế khôi phục “dòng sông chết”

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 26/10/2023 | 13:46
1
ĐBQH Cầm Thị Mẫn nêu thực tế hiện nhiều dòng sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt, sản xuất đang bị ô nhiễm nặng nề.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phát biểu ý kiến, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đioàn Bình Thuận) cho rằng dự thảo luật lần này đã bổ sung nhiều quy định mới, trong đó nhiều nội dung quy định xuất phát từ thực tiễn quản lý thời gian qua và những vấn đề hiện nay và trong thời gian tới.

Quan tâm đến việc phát triển khoa học công nghệ, đại biểu Hữu Thông đề nghị nghiên cứu giải pháp xử lý nước biển thành nước ngọt nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước.

Về bảo vệ nguồn nước mặt, đại biểu Hữu Thông thống nhất như dự thảo luật đã quy định mang tính nguyên tắc bảo vệ hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động, tích cực lưu trữ, duy trì dòng chảy…

Để hoàn thiện hơn nội dung này, đại biểu đề nghị bổ sung thêm quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý, tăng cường hậu kiểm để nâng cao hiệu quả quản lý và Chính phủ quy định cụ thể.

Đối thoại - ĐBQH hiến kế khôi phục “dòng sông chết”

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông.

Về dòng chảy tối thiểu, đại biểu Nguyễn Hữu Thông chỉ rõ theo quy định dự thảo Luật, dòng chảy tối thiểu là căn cứ cơ sở để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định, nhiều nhiệm vụ quan trọng như quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy trình vận hành hồ chứa, việc cấp giấy phép… Như vậy, việc xác định dòng chảy tối thiểu phải triển khai làm trước.

Tuy nhiên, trong dự thảo luật không quy định thời gian nào là phải làm, bao lâu phải xong và thời gian công bố cũng như về phương pháp, công cụ tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến việc xác định dòng chảy ở mức tối thiểu được gọi là thấp nhất tại các dòng sông liên quốc gia hay liên tỉnh, nội tỉnh, hồ chứa…

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cho biết, thời gian qua, việc triển khai Nghị định 167/2018 của Chính phủ đã đạt được một số kết quả tích cực, giảm thiểu tình trạng suy thoái, ô nhiễm, hạ mức nước ngầm của các tầng chứa nước của các tỉnh, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đại biểu nhận thấy, quy định của Nghị định 167 còn chưa phù hợp với thực tiễn.

Do đó, đại biểu đề nghị, kế hoạch bảo vệ nước dưới đất phải ban hành trong thời gian không quá 2 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, đồng thời phải xác định được các khu vực tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần bảo vệ, phục hồi.

Khu vực tầng dưới nước cần được xác định khai thác nước dưới đất, phương án khai thác nước dưới đất, khu vực cần khoanh định hoặc đưa ra khỏi vùng cấm, hạn chế khai thác nước đất, giải pháp đảm bảo chất lượng nước dưới đất.

Đối thoại - ĐBQH hiến kế khôi phục “dòng sông chết” (Hình 2).

Hình ảnh nước sông Sét đen kịt nhiều năm qua (Ảnh: Hữu Thắng).

Phát biểu ý kiến liên quan đến việc phục hồi các dòng sông đang ô nhiễm, cạn kiệt, ĐBQH Cầm Thị Mẫn (đoàn Thanh Hóa) cho biết, hiện nay nhiều dòng sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt, sản xuất, tạo cảnh quan sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho người dân đang bị ô nhiễm, nguy cơ bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng và trở thành các dòng sông chết.

Do vậy, đại biểu cho rằng vấn đề phục hồi các dòng sông đang bị ô nhiễm, cạn kiệt là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này...

Đại biểu thấy rằng, dự thảo luật đã bổ sung nhiều nội dung quy định nhằm hướng tới việc bảo vệ các nguồn nước, đặc biệt là chú trọng việc phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt.

Tuy nhiên, theo nữ đại biểu, việc phục hồi các dòng sông bị ô nhiễm, cạn kiệt phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, có sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân.

Đối thoại - ĐBQH hiến kế khôi phục “dòng sông chết” (Hình 3).

ĐBQH Cầm Thị Mẫn.

Trước tiên phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải trước khi xả ra các dòng sông; nghiêm cấm các hoạt động xả rác thải và các chất thải xuống dòng sông.

Đồng thời, quan tâm xây dựng, nâng cấp, cải tạo đồng thời quan tâm xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình như cống, trạm bơm, hệ thống kênh dẫn để tiếp nước, khơi thông dòng chảy.

Cần tạo cho các dòng sông có các dòng chảy thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng ứ đọng để trả lại cho các con sông khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm.

Còn ĐBQH Nguyễn Thị Thu Thủy (đoàn Bình Định) đề nghị làm rõ vai trò của cơ quan quản lý lưu vực sông. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức lưu vực sông, đặc biệt là các chức năng về điều tra, đánh giá trữ lượng nước, lập quy hoạch điều hòa, khai thác, sử dụng nước, giám sát khai thác, sử dụng nước, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái...

Theo đại biểu, việc này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước lưu vực sông, phân định rõ hơn giữa quản lý nguồn nước và quản lý hoạt động khai thác sử dụng trong các lưu vực sông trong thời gian tới.

ĐBQH Hoàng Văn Cường: “Hết sức cân nhắc” việc Bộ GD&ĐT biên soạn SGK

Thứ 4, 25/10/2023 | 15:13
Theo ĐBQH Hoàng Văn Cường khi cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo lại xây dựng lên một bộ sách thì người ta sẽ ngầm hiểu rằng bộ sách đấy được chỉ định.

ĐBQH: Đổi tên “Luật Căn cước” là tất yếu trong công tác quản lý dân cư

Thứ 4, 25/10/2023 | 14:34
Theo các ĐBQH việc đổi tên thành Luật Căn cước là phù hợp, vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt…

ĐBQH: Thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là phù hợp

Thứ 4, 25/10/2023 | 11:50
Theo ĐBQH Nguyễn Minh Đức, hiện nay nhu cầu làm đẹp, chỉnh sửa khuôn mặt nhiều nên nhận diện khuôn mặt khó nhưng mống mắt là đặc điểm nhận dạng gần như cố định.
Cùng tác giả

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.
Cùng chuyên mục

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Cử tri lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:10
Ban Dân nguyện kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng.

Đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Thứ 3, 14/05/2024 | 18:40
Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do của thành phố thể hiện sự quyết tâm, tinh thần đổi mới...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:37
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu trong chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa.