ĐBQH: Đổi tên “Luật Căn cước” là tất yếu trong công tác quản lý dân cư

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 25/10/2023 | 14:34
0
Theo các ĐBQH việc đổi tên thành Luật Căn cước là phù hợp, vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt…

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.

Phát biểu tại hội trường về tên gọi của dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) tán thành tên gọi Luật Căn cước, vì tên gọi này thể hiện đầy đủ các chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự án luật, bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng là người gốc Việt Nam, căn cước điện tử và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung của dự thảo luật.

Đại biểu cũng cho rằng, tên gọi Luật Căn cước cũng thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, đáp ứng nhu cầu quản lý căn cước ở nước ta.

Đối thoại - ĐBQH: Đổi tên “Luật Căn cước” là tất yếu trong công tác quản lý dân cư

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga.

Việc thay đổi tên thẻ cũng đảm bảo tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo đại biểu, việc sửa đổi tên Luật cũng hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung luật khi Việt Nam ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho Hộ chiếu đi lại giữa các nước trong khu vực.

Nếu để tên thẻ là thẻ Căn cước công dân thì chưa đảm bảo tương đồng về tên thẻ với thông lệ chung của quốc tế, có thể phát sinh khó khăn nhất định khi dùng thẻ ở các quốc gia khác, hoặc dùng thẻ với mục đích hội nhập quốc tế.

Điều 46 của dự thảo Luật quy định rằng, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Quy định về căn cước công dân, chứng minh nhân dân tại các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước được cấp theo quy định của Luật này.

Đại biểu cho rằng, việc đổi tên thẻ cũng không phát sinh thêm thủ tục, chi phí đổi thẻ đối với người dân, làm tăng chi ngân sách Nhà nước.

Tham gia phát biểu tại hội trường, đại biểu Võ Mạnh Sơn (đoàn Thanh Hóa) đánh giá cao dự thảo trình Quốc hội lần này có nhiều điểm mới, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, có nhiều bước đổi mới trong quản lý dân cư, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước.

Đại biểu nhấn mạnh, việc đổi tên Luật thành Luật Căn cước là phù hợp, vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt, đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, người di cư tự do sống dọc biên giới Việt Nam với các nước láng giềng, cơ sở, tổ chức, cá nhân có liên quan, có thể là người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống lâu dài ở Việt Nam.

"Việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là tất yếu trong công tác quản lý dân cư hiện nay", đại biểu cho hay.

Đối thoại - ĐBQH: Đổi tên “Luật Căn cước” là tất yếu trong công tác quản lý dân cư (Hình 2).

ĐBQH Võ Mạnh Sơn.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị dự thảo luật bổ sung nghĩa vụ phải chấp hành quyết định và xử phạt hành chính người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm về thẻ căn cước và giấy chứng nhận căn cước.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị bổ sung thêm các thông tin sau vào Điều 9 dự thảo luật, gồm sổ bỏ hiểm xã hội, sổ thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, giấy tờ hộ tịch được cấp, để cập nhật đầy đủ các thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý dân cư.

Đồng tình với tên gọi của dự thảo luật là Luật Căn cước, ĐBQH Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc lược bỏ cụm từ “công dân” không tác động đến chủ quyền quốc gia, quốc tịch, cũng như địa vị pháp lý của công dân, hạn chế việc sửa đổi, bổ sung khi Việt Nam thỏa thuận với các nước khi dùng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu.

Về đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước, đại biểu cho rằng đây là quy định hợp lý, vì thẻ căn cước là giấy tờ mang những thông tin về căn cước của công dân, giúp phân biệt nhân thân, xác định danh tính trong thực hiện giao dịch, không tác động đến địa vị pháp lý và quốc tịch của công dân.

Việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện hội nhập quốc tế.

ĐBQH: Thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là phù hợp

Thứ 4, 25/10/2023 | 11:50
Theo ĐBQH Nguyễn Minh Đức, hiện nay nhu cầu làm đẹp, chỉnh sửa khuôn mặt nhiều nên nhận diện khuôn mặt khó nhưng mống mắt là đặc điểm nhận dạng gần như cố định.

Đề nghị Quốc hội cho giữ tên “Luật Căn cước” và tên “thẻ căn cước”

Thứ 4, 25/10/2023 | 10:15
UBTVQH cho biết, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân.

Đổi Thẻ CCCD thành Thẻ căn cước bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế

Thứ 7, 21/10/2023 | 12:05
Theo Bộ Công an, việc đổi Thẻ CCCD thành Thẻ căn cước giúp thể hiện đúng bản chất của thẻ là loại giấy tờ có chứa thông tin về căn cước của người dân.
Cùng tác giả

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.
Cùng chuyên mục

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Cử tri lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:10
Ban Dân nguyện kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng.

Đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng

Thứ 3, 14/05/2024 | 18:40
Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do của thành phố thể hiện sự quyết tâm, tinh thần đổi mới...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:37
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu trong chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa.