Hành trình

Hành trình "cõng chữ" lên non: Tấm lòng của những thầy cô tình nguyện vượt khó đến gần với các em (bài 3)

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 3, 29/08/2023 | 09:49
0
Cơ sở vật chất, điều kiện cho giáo viên ở miền núi đang vô cùng thiếu thốn. Tuy nhiên, với niềm yêu nghề, các cô giáo vẫn bám làng, bám bản để ươm mầm xanh.

HÀNH TRÌNH "CÕNG CHỮ" LÊN NON

LTS: Chuẩn bị cho năm học mới, các giáo viên ở vùng núi cao xứ Nghệ đã phải vào tận bản trong rừng sâu, đến nhà giáp khu vực biên giới của những học sinh dân tộc thiểu số để vận động và gặp phụ huynh, làm công tác tuyển sinh, đưa các em đến trường.

Trèo đèo, lội suối vào với học sinh

Sắp đến ngày tựu trường, cô Võ Thị Thanh, giáo viên Trường Mầm non Hữu Khuông, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An lại mang ba lô lớn nhỏ, chân mang ủng, bắt đầu hành trình trở lại trường.

Đến thời điểm hiện nay, Hữu Khuông vẫn là xã được xem là heo hút và khó khăn bậc nhất xứ Nghệ. Bởi nằm giữa lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, xã Hữu Khuông được ví như “ốc đảo”.

Giáo dục - Hành trình 'cõng chữ' lên non: Tấm lòng của những thầy cô tình nguyện vượt khó đến gần với các em (bài 3)

Cung đường đến trường của giáo viên vùng cao Tương Dương vô cùng khó khăn, vất vả. Ảnh NVCC

Để đến được xã Hữu Khuông là một hành trình rất khó khăn, vất vả và nhiều hiểm nguy. Có 2 cách để vào xã, đó là vòng qua huyện Kỳ Sơn rồi đi sang với quãng đường dài hơn 200 km.

Còn nếu không muốn vậy thì phải di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy vào chân đập Thủy điện Bản Vẽ, rồi đi thuyền máy khoảng hơn 2 giờ đồng hồ, tiếp đến lại phải đi bộ khoảng gần 1 giờ đồng hồ.

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của giáo viên và công tác giảng dạy nơi đây. Chính vì thế, các giáo viên ở địa phương khác đến dạy chữ cho con em đồng bào các dân tộc ở xã Hữu Khuông phải ở lại trường và thường đến cuối tuần mới được về với gia đình.

“Để đến được trường chúng tôi phải mất nhiều giờ đồng hồ. Nhiều đoạn phải trèo đèo, lội suối. Nguy hiểm thường xuyên rình rập. Có những điểm trường tuy đã lưu thông được bằng xe máy, nhưng cung đường rừng, nhiều đèo dốc, khúc khuỷu, trơn trượt, lầy lội mỗi khi trời đổ mưa, rất nguy hiểm...”, cô Thanh nói.

Đã có gần 10 năm công tác giảng dạy tại xã Hữu Khuông, cô Võ Thị Thanh gần như đã dạy ở tất cả các điểm trường trên địa bàn xã Hữu Khuông. Nếu như không yêu nghề và yêu thương học trò thì chắc chắn cô Thanh và những giáo viên nơi đây không có đủ sức mạnh và sự gan dạ để vượt qua khó khăn.

Tuy khoảng cách về địa lý không xa bằng các điểm trường ở các xã Mai Sơn, Nhôn Mai hay Hữu Khuông, nhưng để đến được điểm trường bản Cà Moong, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương thì cũng nguy hiểm không kém. Nhất là vào thời điểm này, thường xuyên xảy ra mưa to thì không nói hết được nỗi vất vả của các giáo viên.

“Cung đường rừng, nhiều đèo dốc, trơn trượt, lầy lội, vô cùng khó khăn với giáo viên nam, còn với các giáo viên nữ thì đúng là một cực hình. Lúc mới lên tôi cũng chủ yếu đi bộ, nhưng sau một thời gian cũng phải lấy dũng khí để đi xe máy, chứ đi bộ mất nhiều thời gian quá. Hiện giờ tôi cũng không còn nhớ là mình đã bị ngã xe bao nhiều lần nữa”, cô Lộc Thị Quỳnh, giáo viên điểm trường mầm non Cà Moong cho biết.

Giáo dục - Hành trình 'cõng chữ' lên non: Tấm lòng của những thầy cô tình nguyện vượt khó đến gần với các em (bài 3) (Hình 2).

Các giáo viên phải trèo đèo, lội suối, băng rừng mới vào được điểm trường. Ảnh NVCC

Cô Võ Thị Tuyết Chinh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương cho biết, huyện miền núi Tương Dương, tỉnh Nghệ An có 140 điểm trường lẻ, trong đó, tiểu học có 63 điểm, mầm non có 77 điểm. Khoảng cách từ điểm trường lẻ đến điểm trường chính đều từ 3 km trở lên, có những điểm lên tới 20 km, nhưng vô cùng khó đi do đều nằm sâu trong rừng.

Vì vậy, để mang con chữ đến với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, các giáo viên phải di chuyển trên những con đường bùn đất lầy lội, những chuyến đi bộ gần cả ngày, phải băng rừng, trèo đèo, lội suối để đến với điểm trường.

“Các giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học khi phải sinh sống xa nhà, thiếu thốn mọi mặt về cả vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là các giáo viên cắm bản bậc học mầm non, tiểu học. Vì yêu nghề, mến trẻ nên các giáo viên đã bất chấp những khó khăn và hiểm nguy để gieo chữ, trồng người cho con em đồng bào các dân tộc vùng cao”, cô Tuyết Chinh nói.

Tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục miền núi

Chiều 18/8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ để cho ý kiến về đề án “Phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Nghệ An là tỉnh có đến 10 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện miền núi cao, có 4 huyện nghèo theo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Những năm qua, cùng với cả nước Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, trong đó ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Giáo dục - Hành trình 'cõng chữ' lên non: Tấm lòng của những thầy cô tình nguyện vượt khó đến gần với các em (bài 3) (Hình 3).

Những căn phòng tạm bợ bằng phên nứa của các giáo viên ở Hữu Khuông. Ảnh NVCC.

Về phía ngành Giáo dục cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp quan tâm thúc đẩy giáo dục miền núi nói chung và giáo dục vùng đặc biệt khó khăn nói riêng, phát triển nền giáo dục vùng này đã có những khởi sắc. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên kết quả giáo dục của các huyện vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Trong đó trở ngại lớn nhất là cơ sở vật chất chưa đảm bảo, còn quá nhiều các điểm trường lẻ, tỷ lệ giáo viên bậc tiểu học chỉ mới đạt khoảng 1,4 giáo viên/lớp, chưa đủ để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Các bậc học còn lại, cơ cấu giáo viên chưa hợp lý, chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, học sinh ít được học các chương trình tăng cường... Điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục và thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh.

Giáo dục - Hành trình 'cõng chữ' lên non: Tấm lòng của những thầy cô tình nguyện vượt khó đến gần với các em (bài 3) (Hình 4).

Thương giáo viên vất vả, các phụ huynh đi chặt tre, nứa, lá cọ về dựng nhà tạm cho thầy cô ở. Ảnh NVCC.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho biết trên toàn tỉnh, thống kê năm học 2023 – 2024 này thiếu khoảng 6.500 giáo viên. Từ đây, dẫn đến khó khăn cho các nhà trường trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ, tỷ lệ huy động trẻ đến trường vẫn còn thấp, còn nhiều điểm trường lẻ ở tiểu học nên gặp khó khăn trong tổ chức dạy học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là bài toán khó diễn ra trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết dứt điểm.

Vì vậy, trong những năm tới, ngành sẽ tập trung kinh phí để các huyện miền núi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học và tham mưu các chính sách hỗ trợ cho nhà giáo công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách cho các nhà giáo công tác tại trường nội trú, bán trú, các trường thí điểm mô hình phổ thông dân tộc bán trú THPT; chính sách thu hút giáo viên giỏi, khuyến khích giáo viên yên tâm ở lại công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Năm học 2023 - 2024, Nghệ An tăng hơn 26.000 học sinh, tương đương 540 lớp học, đồng nghĩa nhu cầu trường lớp tăng đột biến. Trong đó, bậc mầm non, số phòng học kiên cố đạt 78,3%; cấp tiểu học đạt 97,2%, cấp THCS đạt 92,7% và cấp THPT đạt 96%. Riêng GDTX mới đạt 89,2%. Toàn tỉnh còn 996 điểm trường lẻ.

“GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Tận tâm dạy chữ, ân cần trong sinh hoạt dạy kỹ năng sống

Thứ 2, 05/09/2022 | 07:00
Ngoài việc dạy học sinh kiến thức, các thầy cô còn dành thời gian chỉ cho các em những kiến thức về vệ sinh cá nhân và kỹ năng sống.

Giáo viên đến từng nhà, vận động từng em học sinh tới trường học chữ

Chủ nhật, 04/09/2022 | 11:00
Mới ra khỏi rừng, các em học sinh vẫn rất nhút nhát không dám đến trường. Vì vậy, các thầy cô đã chia nhau đến từng nhà để vận động học sinh tới lớp.

Giáo viên băng rừng, lội suối, đến từng nhà vận động học sinh đến trường

Chủ nhật, 13/09/2020 | 15:45
Cứ vào đầu năm học mới, rất nhiều học sinh của tộc người Đan Lai không chịu đến trường, nên thầy cô nơi đây lại băng rừng, lội suối vào từng nhà vận động. Sau bao năm sự kiên trì, nhẫn nại của những người chèo đò đã được đền đáp. Lần đầu tiên, gần như cơ bản các em đều chịu ra khỏi rừng để tới lớp.
Cùng tác giả

Tăng tốc hoàn thiện dự án trọng điểm kết nối khu vực Bắc Trung Bộ

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:42
Các dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An đưa vào hoàn thiện sẽ kết nối xây dựng và phát triển khu vực Bắc Trung Bộ.

Nguyên nhân nhiều dự án đầu tư công tại Nghệ An chậm giải ngân

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Mặc dù đã hết quý 1/2024, nhưng tại Nghệ An có 26/68 đơn vị giải ngân dưới 10%, trong đó có 13 đơn vị chưa giải ngân (0%).

Bắt kẻ buôn ma túy đâm Thượng úy Công an bị thương

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:42
Bị vây bắt vì mua bán trái phép ma túy, Hà Văn Duẩn đã liều lĩnh dùng vật nhọn quyết liệt chống trả lực lượng chức năng.

Giải cứu 3 thiếu nữ bị lừa bán ra nước ngoài

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:45
Đồng thời với việc giải cứu các nạn nhân, cơ quan công an đã bắt giữ 3 đối tượng về hành vi mua bán người.

Xem xét xử lý nghiêm phó chủ tịch xã “hách dịch, cửa quyền”

Thứ 3, 14/05/2024 | 16:18
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn đã có hành vi, cử chỉ chưa đúng chuẩn mực và phát ngôn không tôn trọng người dân.
Cùng chuyên mục

Chàng trai Việt 22 tuổi lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:30
Trần Tuấn Minh, 22 tuổi, vừa được Tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách 30 Under 30 Asia, là người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách này tính đến thời điểm hiện tại.

Muốn con học trường chuyên phụ huynh cần lưu ý điều này

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:06
Với môi trường học tập cần năng lực học tập tốt, có tư duy logic và tính tự học cao việc theo học trường chuyên không hề dễ dàng nếu thiếu sự chuẩn bị.

Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các cấp học

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Trong đó, tập trung lồng ghép vào các môn học: Tiếng Việt; Tự nhiên và Xã hội; Đạo đức; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.