“GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Tận tâm dạy chữ, ân cần trong sinh hoạt dạy kỹ năng sống

“GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Tận tâm dạy chữ, ân cần trong sinh hoạt dạy kỹ năng sống

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 2, 05/09/2022 | 07:00
0
Ngoài việc dạy học sinh kiến thức, các thầy cô còn dành thời gian chỉ cho các em những kiến thức về vệ sinh cá nhân và kỹ năng sống.

Sinh ra và lớn lên trong rừng sâu nên rất ít các em nhỏ người dân tộc Đan Lai được học hành. Sau khi các em đến khu tái định cư, thầy cô đã nỗ lực giúp đỡ các em tiếp thu kiến thức và cả rèn luyện kỹ năng sống.

Bám bản, bám học trò

Cô giáo Vi Thị Duyên, Phó hiệu trưởng trường tiểu học Thạch Ngàn 2 là một trong những giáo viên đã gắn bó với học sinh dân tộc Đan Lai từ ngay thời điểm các em về nơi đây.

“Thời gian đầu, các em chậm hơn so với mặt bằng chung của trường trong tiếp nhận kiến thức và kỹ năng. Điều này có thể lý giải được, bởi trước đó các em sống trong núi rừng, địa hình cách biệt và ít khi tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài. Về tâm lý các em cũng nhút nhát, thiếu chủ động. Nhưng chỉ trong 2 học kỳ, các học sinh có sự tiến bộ vượt bậc”, cô Duyên kể.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Tận tâm dạy chữ, ân cần trong sinh hoạt dạy kỹ năng sống

Thầy cô vận động học sinh và phụ huynh đến lớp.

Có được điều này, công sức rất lớn nhờ các thầy cô tận tâm bám bản, bám học trò, tạo ra từng chuyển biến nhỏ. Dạy cho học sinh khác các cô chăm chút, thì đối với các em học sinh dân tộc Đan Lai phải tận tâm gấp đôi, uốn nắn từng chữ một. May mắn, mặc dù trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu bài giảng khá chậm nhưng các em học sinh lại rất ham học, chăm đến lớp.

“Các em cũng hiểu mình không bằng được các bạn khác nên rất nỗ lực. Chính điều đó cũng khiến cho giáo viên như chúng tôi rất tự hào. Bởi các em cố gắng thì vất vả như thế nào chúng tôi cũng chịu được, cô trò cứ miệt mài với con chữ, việc các em học tốt lên chỉ là thời gian thôi”, cô Duyên cho biết.

Một trong những học sinh thay đổi nhất là em La Thị Duyên. Cách đây 2 năm, Duyên là 1 trong 7 học sinh Đan Lai đầu tiên từ bản Búng, xã Môn Sơn theo bố mẹ chuyển ra Kẻ Tắt – Pá Hạ. Cô bé rụt rè, nhút nhát và nhớ bạn cũ nên ban đầu nhập học còn bỡ ngỡ, tiếp thu chậm.

Hiểu được điều nay, các thầy luôn động viên Duyên và các bạn, thường xuyên phụ đạo lại kiến thức. Từng bước như vậy, dần dần, cô bé người Đan Lai không chỉ bắt nhịp được tiến độ chung của các bạn trong trường, mà còn tiến bộ vượt bậc. Năm học trước, La Thị Duyên là học sinh có học lực tốt của cả lớp.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Tận tâm dạy chữ, ân cần trong sinh hoạt dạy kỹ năng sống (Hình 2).

Ngoài dạy kiến thức, các thầy cô còn dạy các em vệ sinh cá nhân.

Ngoài ra, do sống hoang dã đã quen nên ý thức vệ sinh cá nhân của các em cũng chưa được tốt. Thêm vào đó, bản thân trẻ vốn hiếu động, thích vui chơi tập thể ngoài trời, hay nghịch đất, cát, tiếp xúc với nhiều vật dụng chưa được vệ sinh sạch sẽ. Những yếu tố đó khiến các em dễ mắc  bệnh do nhiễm khuẩn hoặc bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường xung quanh.

Vì vậy, sau giờ học, các thầy cô lại thay nhau hướng dẫn các em những kỹ năng cơ bản như rửa tay sau khi đi vệ sinh, tắm gội hàng ngày… “Các em rất ngoan, cũng rất nghe lời nên việc dạy không khó khăn. Chỉ có điều do các em đã quen với lối sống núi rừng nên không có ý thức giữ vệ sinh. Chúng tôi giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh chính là biện pháp để bảo vệ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, tạo hệ miễn dịch trước những nguy cơ dịch bệnh xâm nhập”, cô Duyên nói.

Vượt qua khó khăn để dạy chữ

Cô giáo Nguyễn Thị Yến là một trong những giáo viên trẻ nhất tại điểm trường Pá Hạ, tiểu học Thạch Ngàn 2 khi bắt đầu dạy học cách đây 2 năm. Tuy nhiên, đây cũng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khiến cho việc học bị gián đoạn. Thời điểm đó, các giáo viên chỉ có thể giao bài cho các em rồi tuần sau vào kiểm tra.

“Ở đây, cuộc sống còn khó khăn nên không thể tổ chức học trực tuyến như các điểm trường khác. Vì vậy, không còn cách nào, chúng tôi đành phải soạn giáo án một tuần, cho các em tự học ở nhà rồi sau đó vào kiểm tra. Sau mỗi đợt giãn cách thì lại tổ chức dạy thêm để giúp các em theo kịp tiến độ”, cô Yến cho hay.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Tận tâm dạy chữ, ân cần trong sinh hoạt dạy kỹ năng sống (Hình 3).

Các thầy cô chia nhau đến từng nhà để kiểm tra bài vở học sinh. Ảnh GVCC.

Do các cháu học sinh là người dân tộc Đan Lai, công tác giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho gặp nhiều vất vả khi bất đồng ngôn ngữ. Vì vậy, những giáo viên “cắm bản” như cô Yến phải gần gũi với bà con đồng bào dân tộc để tự học, trang bị cho mình biết sử dụng được một “ngoại ngữ” mới. Có như thế, việc vận động, tuyên truyền con em ra trường, đến lớp trong những dịp khai giảng đầu năm học sẽ thuận lợi hơn.

Ngoài ra, công tác mới 2 năm nhưng những khó khăn, vất vả ở địa bàn này, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Yến cũng đã “nếm đủ”. Đặc biệt, thời tiết, khí hậu tại khu vực vùng núi cao, thung lũng này rất khắc nghiệt, nắng thì nóng đến khô rát nhưng lạnh thì đến mức tê cóng, nhức buốt chân tay.

Nhà cô Yến ở thị trấn Con Cuông, tức là cách điểm trường Pá Hạ tận hơn 40km. Con đường từ nhà đến trường rất khó đi, phần lớn đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên cô phải mất gần 2 giờ để di chuyển. Buổi sáng, cô Yến phải dậy từ 5h sáng, buổi chiều sau khi kết thúc buổi dạy thì cũng phải 19h cô mới về đến nhà. Xa như vậy nhưng do cơ sở vật chất ở điểm trường còn hạn chế, phòng nghỉ của giáo viên nhỏ hẹp nên cô Yến vẫn phải đi về mỗi ngày.

“Sợ nhất là mùa mưa bão, vì trên đường về có nhiều điểm cầu tràn nên thường xuyên bị ngập. Có thời điểm tôi và đồng nghiệp phải ở trong này một tuần không về được. May mà thức ăn còn nhờ được dân bản nếu không cũng chịu thua”, cô Yến cười.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Tận tâm dạy chữ, ân cần trong sinh hoạt dạy kỹ năng sống (Hình 4).

Các em lần đầu được học tập trên máy tính nên vô cùng thích thú.

Niềm vui mà cô giáo trẻ luôn trân quý, coi như động lực để phấn đấu trong nghề là từng ngày nhìn thấy các em học sinh của mình khôn lớn, bản thân cô luôn được phụ huynh quý mến.

Với cô, vào những dịp hè khi xa điểm trường, xa bản, thời gian như đằng đẵng vì nỗi nhớ trò, nhớ bản, nhớ bà con. Đó cũng là lý do vì sao, trong những dịp hè, cô lại tự mình đi xe máy vượt hành trình đường đèo dốc, đồi núi để thăm hỏi gia đình học sinh. “Người dân vô cùng hiền lành, các học sinh ham học. Tôi rất may mắn khi mới ra trường đã được đến đây giảng dạy. Cũng vì thế tôi cảm thấy yêu quý nghề giáo viên hơn bao giờ hết”, cô Yến nói.

Ông Võ Đình Thành, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông cho biết, thời gian gần đây người Đan Lai tái định cư tại bản Thạch Sơn và bản Kẻ Tắt – Pá Hạ có nhiều thay đổi, chuyển biến. Trong đó, các giáo viên tại điểm trường mầm non, tiểu học, THCS đã có nhiều đóng góp, cống hiến để phát triển chất lượng dạy học, nâng cao nhận thức, trình độ dân trí cho bà con.

(còn nữa)

Đổi thay tộc người ngủ ngồi: Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai

Thứ 3, 28/01/2020 | 14:00
Nghệ An còn rất nhiều nơi còn khó khăn, thế nhưng khu vực tộc người Đan Lai sinh sống lại được xem là “lõi nghèo của lõi nghèo”. Do đó, để giúp đồng bào sống ở đây có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nhiều giải pháp cấp bách đang được chính quyền địa phương triển khai thực hiện.

Đổi thay tộc người ngủ ngồi: Giải cứu người Đan Lai khỏi suy thoái giống nòi

Thứ 2, 27/01/2020 | 14:07
Sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài nên các hủ tục lạc hậu đang khiến tộc người Đan Lai bị suy thoái giống nòi. Vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển bền vững tộc người Đan Lai tại vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát.

Hé lộ bí mật về tập tục kỳ lạ của tộc người ngủ ngồi ở Nghệ An

Chủ nhật, 26/01/2020 | 11:00
Đan Lai là tộc người thiểu số chỉ có duy nhất tại tỉnh Nghệ An, tách biệt thế giới bên ngoài. Một điều mà ai đến nơi đây cũng thấy kỳ lạ là người Đan Lai không có giường vì cả bộ tộc đều... ngủ ngồi.
Cùng tác giả

Nghệ An: Dự án nghìn tỷ “mở cửa” phát triển kinh tế về phía biển

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:02
Đại lộ Vinh - Cửa Lò sẽ trở thành tuyến đường “huyết mạch” khi Tp. Vinh chính thức được mở rộng về phía biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.
Cùng chuyên mục

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Phát triển nguồn nhân lực “đi đường dài” với nền kinh tế xanh

Thứ 2, 29/04/2024 | 17:00
Quá trình chuyển đổi xanh sẽ có nhiều gian nan, khó khăn và để giải quyết các bài toán đặt ra, rất cần vai trò của đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Vì sao gần 7.000 thí sinh thi đánh giá tư duy phải dự thi lại?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:48
Gặp sự cố, ban chỉ đạo thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa đã lùi thời gian thi 60 phút để kiểm tra hệ thống và sau đó mở lại.

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 30/4/2024: Tiếp đợt nắng nóng như "đổ lửa"

Thứ 3, 30/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (30/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những lưu ý đặc biệt trong xét tuyển sớm đại học 2024

Thứ 3, 30/04/2024 | 12:30
Năm 2024, nhiều thí sinh vẫn ưu tiên chọn phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ THPT để chắc suất vào đại học.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh "hiếm gặp", mưa dông kèm sấm động lớn

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:19
Dự báo từ đêm nay đợt không khí lạnh yếu sẽ tràn xuống nước ta, gây mưa rào và dông rải rác cho các tỉnh miền Bắc.

Cận cảnh công viên 33,5ha, 1.500 tỷ sắp đưa vào hoạt động ở Sầm Sơn

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:46
Công viên Sun World Sầm Sơn bao gồm công viên nước và công viên chủ đề, rộng 33,5ha, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 5/2024

Hà Nội: Đang đi thể dục bất ngờ phát hiển rắn hổ mang giữa đường

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:07
Trong lúc đi tập thể dục tại khu đô thị The Manor Central Park (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), người dân phát hiện một con rắn hổ mang bò giữa đường.