Chuyện của người đàn ông hơn 20 năm săn gián ở Sài thành

Chuyện của người đàn ông hơn 20 năm săn gián ở Sài thành

Thứ 3, 08/09/2020 | 19:00
0
Đối với nhiều người, gián là loài động vật đáng sợ nhưng đối với ông Hồ Hoàng Khanh, 62 tuổi, loài vật này lại gắn với chặng đường mưu sinh, là nguồn thu nhập của gia đình ông suốt hơn 20 năm qua.

Bén duyên nghề lạ 

Tìm đến con hẻm 748 đường Hồng Bàng, phường 1, quận 11, TP.HCM, chúng tôi may mắn gặp được ông Hồ Hoàng Khanh, 62 tuổi, làm nghề bắt gián ở TP.HCM. Ngôi nhà của ông nằm sâu trong con hẻm nhiều ngõ ngách nhưng không khó tìm, bởi chỉ cần hỏi “vợ chồng ông bắt gián”, người trong hẻm đều biết.

Tiếp chúng tôi, ông Khanh cho biết: “Trước khi biết tới công việc bắt gián, vợ chồng tôi cũng đã lăn lộn qua biết bao nghề. Trước đó, tôi từng là thợ làm móc câu, chuyên uốn mài lưỡi câu phục vụ giới cần thủ. Tại nơi làm việc, chủ tiệm thường bán kèm côn trùng làm mồi câu cho khách. Cũng chính vì thế, tôi được chủ mách nước, bén duyên với nghề bắt gián, vì đây là loại mồi được dân câu ưa chuộng thời trước, lại là công việc tốn ít vốn, được bao nhiêu lời bấy nhiêu”.

Dân sinh - Chuyện của người đàn ông hơn 20 năm săn gián ở Sài thành

Công việc bắt gián giúp ông Khanh nuôi con ăn học.

Thế nhưng, vào những ngày đầu tiên quyết định làm công việc này, ông cũng trăn trở, nản lòng bởi giá bán ra quá thấp, lại chưa biết cách bắt sao cho hiệu quả. Nỗi lo kinh tế, thêm vào đó là sự mặc cảm bởi cái nghề chỉ cắm mặt vào nắp cống, rãnh nước, bị nhiều người trêu ghẹo khiến ông đành đổi việc. 

Nhờ một người quen thương tình, hai vợ chồng ông Khanh vay được số vốn nhỏ để mua chiếc xe đẩy đi bán hủ tiếu. Lời lãi chưa thấy đâu, vậy mà mới ra bán mấy hôm, chiếc xe hủ tiếu dạo của ông bà đã bị công an “hốt” về phường. “Không có tiền chuộc xe, bất đắc dĩ, tôi đành quay về với nghề bắt gián để kiếm cơm. Cũng may lúc đó vợ tôi ủng hộ, khuyên tôi chịu khó đi bắt, kiếm nhiêu ăn nhiêu, có còn hơn không”, ông kể.

Từ đó, ông Khanh tìm hiểu kỹ hơn về tập tính loài gián để thuận lợi cho công việc. Biết ở TP.HCM có 2 loại chủ yếu là gián đất và gián đỏ, ông chia thời gian sáng, tối để đi bắt.

Gián đất ông bắt ban ngày, ở những bãi xà bần, bãi đất trống với dụng cụ bắt là một chiếc hộp và một khúc cây để cào đất. Gián đỏ ông bắt vào ban đêm vì thời gian này ít xe cộ qua lại, loài này thường đi kiếm ăn. Dụng cụ bắt là một thanh tre dài được quết mạch nha.

Gián bắt được, ông mang bỏ mối ở các cửa hàng bán cần câu, giao cho khách ở các tỉnh miền Tây làm mồi câu cá bông lau, cá rô, cá trê, cá chim… hoặc bán cho sinh viên trường Y phục vụ các môn nghiên cứu.

Mỗi đêm, người đàn ông 62 tuổi này săn được khoảng 500 đến 1.000 con gián đỏ. Khoảng thời gian trước Tết, các tỉnh miền Tây vào mùa cá bông lau nên nhu cầu mồi câu bằng gián rất lớn. Khi ấy, vợ ông, bà Trần Thị Kim Anh, 59 tuổi, cũng đi bắt phụ giúp chồng, có đêm bắt được đến 2.000 con. Ban ngày, ông bà cũng chia nhau ra bắt. Ông đạp xe đến những nơi xa hơn, còn bà đi bắt chỗ gần. Khi đi giao gián cho khách xong, bà tiếp tục đi bán vé số.

Dẫu có thâm niên trong nghề nhưng vợ chồng ông Khanh cho rằng, đây không phải nghề ổn định, còn phải tùy thuộc vào khách, vào thời gian mùa mưa, mùa nước lớn trong năm.

Từ khi có dịch, lượng khách giảm mạnh, khan hiếm nên ông Khanh chỉ đi bắt cho vui, bán cho vài ba khách nhỏ, còn bà tập trung bán vé số.

Hơn 20 năm bám cống nuôi con khôn lớn

Nếu ông Khanh gắn với cái “nghiệp” bắt gián này được hơn 20 năm thì bà Kim Anh cũng đã gắn bó với nó hơn 15 năm. Nửa đêm, khi cả thành phố đang say giấc ngủ, ông bà lại lụi cụi với công việc của mình. Nghe có vẻ đơn giản, nhàn hạ, nhưng nghề bắt gián lại là công việc ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn. Nhất là khi thò tay vào các nắp cống, rãnh nước chứa đầy chất thải, rác rưởi hay các vật sắc nhọn dễ cắt trúng tay.

Nhiều lúc bà Kim Anh phải chui xuống sàn của các sạp thịt trong chợ đầy rẫy chuột, bọ và gián để bắt, điều mà không phải người phụ nữ nào cũng dám làm.

“Lúc trước, khu vực chùa Gò (Phụng Sơn Tự, quận 11) vắng vẻ, hoang sơ. Có lần, tôi đang cào đất, cào trúng bò cạp, rắn, rết nhiều vô kể, cũng may có khúc cây gạt nó ra. Nhưng, tôi đâu có sợ, ngày hôm sau vẫn ra đó bắt tiếp”, ông Khanh chia sẻ.

Ông kể thêm, lúc mới vào nghề, thấy hai vợ chồng hay chui rúc, mò mẫm trong đêm, người dân tưởng ông bà là người xấu, thường gọi công an đến kiểm tra. Về sau, người ta biết ông bà đang bắt gián mưu sinh nên cũng thoải mái hơn. Có người chỉ cho ông bà chỗ bắt được nhiều gián, có người bắt được gián ở nhà còn đợi ông bà đến để cho.

Dân sinh - Chuyện của người đàn ông hơn 20 năm săn gián ở Sài thành (Hình 2).

Ông Khanh đã bắt gián suốt hơn 20 năm.

Đối với nhiều người, gián là loài vật dơ bẩn, đáng sợ, nhưng với ông Hoàng Khanh, bà Kim Anh, loài vật này là thu nhập chính của gia đình trong suốt nhiều năm qua, giúp vợ chồng ông sửa được căn nhà xập xệ và nuôi các con ăn học.

Bình thường, giá bán trung bình của gián đỏ khoảng 500 đồng một con, còn gián đất được bán với giá rẻ hơn, khoảng 200 đồng một con. Giờ đây, do con cái đều có công ăn việc làm, sức ép về tài chính gia đình không còn lớn nên mức thu nhập của ông cũng dao động khoảng 100 - 300 nghìn đồng/ngày.

Kiếm sống bằng cái nghề độc lạ này, khi được hỏi có ý định truyền nghề lại cho ai không, ông Khanh hài hước trả lời: “Cái nghề này cực lắm, ai muốn làm đâu. Mà nếu có người làm thì tôi cũng lo bị mất mối vì nhu cầu cũng không còn nhiều như xưa”.

Trước đây, ông Khanh và vợ đến với nghề để bớt đi gánh nặng kinh tế, còn bây giờ, họ làm vì cái “nghiệp” và không muốn phụ thuộc vào con cái.

Bà Huỳnh Thị Phụng, Tổ trưởng Tổ dân phố 36, khu phố 2, ở nơi ông Khanh sinh sống cho biết, bà Kim Anh sinh ra trong gia đình khó khăn, lại đông anh em. Năm bà lên 3 tuổi, cha qua đời, mẹ đi thêm bước nữa, những tưởng cuộc sống sẽ thay đổi từ khi có người đàn ông xuất hiện, thế nhưng, cha dượng chỉ suốt ngày nhậu nhẹt, say xỉn, về nhà đánh đập mẹ bà. Cuộc sống chật vật, đói nghèo khiến bà đành bỏ học, bán vé số dạo phụ mẹ trang trải cuộc sống. Gia cảnh ông Khanh cũng chẳng khấm khá hơn. Thế nên, sau khi lấy nhau, rồi lần lượt sinh 4 người con, vợ chồng ông Khanh phải sống chung với các anh chị em trong cùng một nhà. Biết không thể nhờ cậy ai, 2 vợ chồng tu chí làm ăn để nuôi các con ăn học tới nơi tới chốn.

Yến Nhi

Điều tra nguyên nhân người đàn ông nhảy sông Sài Gòn tự tử

Chủ nhật, 21/06/2020 | 15:36
Người đàn ông chạy xe máy lên giữa cầu Phú Long để lại xe, đôi dép và ví tiền rồi nhảy xuống sông Sài Gòn tự tử.

Vợ chồng Việt - Pháp ở trọ bán vé số khắp Sài Gòn mưu sinh

Thứ 2, 29/08/2016 | 06:29
Nằm trong con hẻm 351, kênh Lò Gốm, quận 6, Tp.HCM là căn phòng trọ nhỏ nhưng lại là nơi tạm trú tạm của gia đình vợ chồng Tây. Hằng ngày, phải đi dọc con kênh để bán từng tờ vé số mưu sinh.

Chuyện ít biết về những người mưu sinh nơi đáy sông Sài Gòn

Thứ 2, 04/11/2013 | 14:01
Có một làng nghề thợ lặn tồn tại giữa mảnh đất Sài Gòn đã gần 75 năm nay. Cuộc sống của người dân làng nghề này là hằng ngày phải lặn ngụp dưới đáy sông, tìm kiếm phế liệu hay bất cứ thứ gì có thể mưu sinh. Tuy công việc vô cùng vất vả, lành ít dữ nhiều, nhưng người dân vẫn yêu nghề và muốn phát triển, bảo vệ nghề lặn của làng mình.
Cùng tác giả

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Tp.HCM lên phương án gắn chip để quản lý chó, mèo tại cộng đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:26
Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.
Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Những năm tháng hào hùng qua ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Đã 49 năm trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân, dân ta vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Bà Rịa - Vũng Tàu đón 66 nghìn lượt khách ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ, lượng du khách đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vui chơi, tắm biển chưa cao so với năm trước. Trong đó, riêng Tp. Vũng Tàu khoảng 34 nghìn lượt.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.

Nhà tù Phú Quốc- Hào khí anh hùng giữa “địa ngục trần gian”

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:15
Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng ghi dấu tội ác chiến tranh và tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sĩ Cách mạng.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Những năm tháng hào hùng qua ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Đã 49 năm trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân, dân ta vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.