Chủ tịch nước: "Bơm tiền cho nền kinh tế, phải chấp nhận nợ công tăng"

Dương Thị Thu Nga
Thứ 3, 04/01/2022 | 20:02
0
Chủ tịch nước cho biết, khi bơm tiền cho nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng, phải chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng nhưng trong tầm kiểm soát.

Chiều 4/1, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

“Tránh tình trạng không cầm cân được khiến lạm phát tăng

Thảo luận tại tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế rất cần thiết vào lúc này. Chủ tịch nước cho biết, nhiều nước rất mạnh tay chi ngân sách cho phục hồi kinh tế.

Với Việt Nam, khi bơm tiền cho nền kinh tế để phục hồi tăng trưởng, phải chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng và tín dụng tăng, nhưng trong tầm kiểm soát, vì không còn cách nào khác. Trong đó, mục tiêu cao nhất phải giữ được kinh tế vĩ mô và kiểm soát được lạm phát.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói: “Anh tung tiền ra nhiều nhưng phải tránh tình trạng không "cầm cân" được khiến lạm phát tăng”.

Tiêu điểm - Chủ tịch nước: 'Bơm tiền cho nền kinh tế, phải chấp nhận nợ công tăng'

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Nhìn nhận gói hỗ trợ tài khóa so với các nước còn rất nhỏ, Chủ tịch nước cho rằng gói hỗ trợ này là mức tối thiểu cần thiết, không cần quá lo lạm phát mà không thực hiện hỗ trợ.

Trong gói này, Chủ tịch nước lưu ý ưu tiên, tăng nguồn lực đầu tư cho y tế, vì hệ thống y tế cơ sở đang quá yếu kém. Đối với gói hỗ trợ cho người lao động khu vực ảnh hưởng, lãnh đạo nhà nước đề nghị, cần đẩy nhanh, khẩn trương quyết liệt thực hiện để sớm đến tay người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc, vì nhiều gói hỗ trợ còn chậm. Phải làm sao hỗ trợ nhanh nhất, thuận tiện nhất và chống tham ô, lãng phí tốt nhất.

Bên cạnh đó, Chủ tịch gợi mở cần có giải pháp để củng cố niềm tin của các doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua đối thoại thường xuyên, giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, giữ chân họ ở thị trường Việt Nam, chấm dứt tình trạng “vừa rải thảm, vừa rải đinh”.

Chủ tịch nước cũng đề nghị bổ sung nhóm giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm thu ngân sách nhà nước bền vững hơn; tăng tính minh bạch, công bằng, tăng vai trò điều tiết công cụ thuế.

“Cần có một hệ thống giải pháp chứ không phải chỉ tung tiền ra mà không có biện pháp quản lý sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ”, Chủ tịch nước lưu ý.

Cần tính toán chi tiết dự kiến quy mô các gói hỗ trợ

Đại biểu Nguyễn Phú Cường (Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội) cho rằng kinh tế Việt Nam như “cơ thể” chuẩn bị hết bệnh cần thuốc phục hồi. Sức khỏe doanh nghiệp, người dân kiệt quệ sau đại dịch, do đó gói phục hồi kinh nếu được ban hành sớm thì phục vụ cho quá trình khôi phục nền kinh tế.

Theo ông Cường, Chính phủ đề xuất gói này bao gồm chính sách tài khoá và tiền tệ. Trong đó, hỗ trợ tài khóa gồm kích cầu và cả kích cung với quy mô 290.000 tỷ đồng như giảm phí, lệ phí 64.000 tỷ đồng.

Ông Cường cho rằng, sau khi doanh nghiệp được giảm các loại phí, lệ phí giúp giảm chi phí sản xuất có điều kiện phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, gói chính sách cũng được thiết kế chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước là 176.000 tỷ đồng, chỉ sử dụng để chi đầu tư phát triển.

Còn theo đại biểu Phan Chí Hiếu (tỉnh Thái Bình), gói hỗ trợ của chương trình phải có quy mô đủ lớn, đúng và trúng đối tượng. Đại biểu đề nghị cần tính toán chi tiết dự kiến quy mô các gói hỗ trợ, sát với thực tế sau này càng dễ thực hiện. 

Ngoài ra, ông Hiếu cho rằng, chương trình này bản chất là hỗ trợ kịp thời và ngắn hạn trong thời hạn khoảng 2 năm. Do đó, những khoản này phải hấp thụ trong đủ 2 năm. Nếu không hấp thụ kịp sẽ sai mục đích của chương trình này, bài toán giải ngân trong 2 năm là rất khó.

Một vấn đề nữa, vị đại biểu này đặt ra là nguồn lực ở đâu? Bởi theo ông, vốn ODA hiện chưa rõ nguồn này có khả thi không, trong khi nguồn lực huy động từ cổ phần hóa cũng chỉ khoảng 1.000 tỷ đồng, trong khi tờ trình dự kiến đưa ra con số cao hơn nhiều lần. 

“Tôi cũng đề nghị Chính phủ cần phải làm rõ nếu không huy động kịp nguồn lực sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của chương trình”, ông Hiếu nói.

Đề xuất sửa quy định về xây dựng nhà ở, khu đô thị

Thứ 3, 04/01/2022 | 16:24
Chính phủ chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị trong trường hợp dự án có quy mô sử dụng đất từ 300ha trở lên.

Rót vốn đầu tư 146.990 tỷ làm Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Thứ 3, 04/01/2022 | 14:39
Chính phủ kiến nghị triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.