"Lão nông" quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng

Bùi Thị Ngân
Thứ 4, 27/03/2024 | 10:23
0
Mô hình nuôi chồn hương tại các xã ven đô thành phố Hà Tĩnh bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2021, sau khi học hỏi kinh nghiệm từ một người bạn ở tỉnh Nghệ An, anh Đặng Văn Cường, thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn, TP.Hà Tĩnh mạnh dạn đăng ký với cơ quan chức năng xin cấp phép thực hiện mô hình nuôi chồn hương trên diện tích gần 1.000m2, đầu tư gần 400 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và hơn 120 triệu đồng để mua 6 cặp chồn giống về nuôi thử nghiệm.

“Chuồng trại tôi thiết kế dạng lồng sắt cao khoảng 70cm, rộng khoảng 1,2m tùy vào số lượng nuôi nhốt. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách nền từ 0,5 - 0,6m để thông thoáng, tránh ẩm thấp và tiện vệ sinh chuồng trại. Các dãy chuồng cũng chia thành khu riêng biệt, gồm: khu nuôi cá thể, khu nuôi các cặp chồn vợ chồng, khu nuôi chồn sơ sinh... Tùy giai đoạn phát triển sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1 - 2 hoặc nhiều con”, anh Cường chia sẻ về quy trình kỹ thuật nuôi.

Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng

Kỹ thuật chăm sóc tốt đã khiến giống chồn hương thích nghi với môi trường sống ở “phố”.

Theo chủ cơ sở, chi phí nuôi chồn hương khá thấp vì chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như chuối, thịt gà, cá, cháo, trứng vịt lộn…, giá bán chồn hương lại cao và không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc nên người nuôi sớm thu hồi vốn và cho lãi cao ở những lứa tiếp theo.

Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng (Hình 2).

Hiện, nhu cầu về chồn giống và chồn thịt trên thị trường rất cao.

Tuy nhu cầu thị trường về chồn giống và chồn thịt trên cả nước rất lớn, luôn trong tình trạng cháy hàng nhưng anh Cường xác định, tập trung nhân đàn nên không xuất bán quá nhiều. Hiện tại, cơ sở anh Cường đã nhân đàn lên hơn 100 con trưởng thành, giá trị khoảng hơn 1,5 tỷ đồng.

Với hơn 3 năm kinh nghiệm nuôi chồn, anh Cường cho biết, khó nhất trong nuôi chồn hương là khi bị ốm không có thuốc điều trị. Do đó, khâu quan trọng nhất trong nuôi chồn là hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng, môi trường trong lành, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và luôn sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời rọi thẳng trực tiếp. Đặc biệt, người chăm sóc chồn phải am hiểu đặc tính của loài động vật hoang dã này.

Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng (Hình 3).

Hệ thống chuồng trại…

Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng (Hình 4).

... và nguồn thức ăn cho chồn hương được chủ cơ sở tỉ mỉ chăm sóc.

Mặc dù kỹ thuật nuôi chồn hương không quá khó nhưng để hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi, cần phải có một quy trình chuẩn. Lãnh đạo thành phố đã giao cho Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi phối hợp hộ anh Đặng Văn Cường theo dõi tập tính, ăn uống, nghỉ ngơi, quá trình phối giống, sinh sản của chồn hương để chuẩn hóa thành cuốn cẩm nang, từ đó chuyển giao cho các hộ dân khác phát triển, nhân rộng mô hình.

“Chúng tôi sẽ không vội vàng mở rộng. Hiện tại tổng đàn tại 4 hộ dân đạt khoảng 350 con, sắp tới tiếp tục nhân đàn tại các cơ sở này. Song hành với đó, giao cho đơn vị chuyên môn phối hợp chủ các cơ sở tìm kiếm đầu ra để ổn định giá trị của loài chồn đặc sản này”, lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng (Hình 5).

Chồn hương phát triển và sinh trưởng tốt, nhân giống khoẻ.

Ông Võ Tá Khương, khối phố Tiền Giang, phường Thạch Quý cũng là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng chuồng trại để nuôi chồn hương. Năm 2023, từ việc bán con giống đã giúp ông bỏ túi 100 triệu đồng, dự kiến năm 2024, thu về 200 triệu đồng.

Theo ông, để phòng chống dịch bệnh, khu vực nuôi cần hạn chế người ra vào, phun khử khuẩn thường xuyên; chuồng nuôi lắp đặt hệ thống uống nước tự động, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Đặc biệt, trong quá trình nuôi chồn sinh sản, người chăn nuôi cần bổ sung thêm thịt gà, tôm, ghẹ, phổi động vật... thường xuyên để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho chồn.

Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng (Hình 6).

Hệ thống chuồng nuôi được phun khử khuẩn thường xuyên, đảm bảo sức khoẻ cho đàn chồn hương.

Bà Trần Thị Huyền, Chủ tịch Hội nông dân phường Thạch Quý cho biết, ngoài hộ ông Khương trên địa bàn phường còn có hộ ông Lê Văn Nga đang nuôi 22 con chồn hương. Sau một thời gian nuôi cho thấy, con chồn thích nghi tốt với điều kiện thời tiết, môi trường trên địa bàn phường.

“Điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi chồn hương trên địa bàn thành phố nói chung, phường Thạch Quý nói riêng là chúng không đòi hỏi quỹ đất nhiều, thức ăn trên địa bàn cũng dồi dào. Các chủ cơ sở có thể xây dựng bể lót bạt nuôi cá trê, cá rô phi phục vụ thức ăn tại chỗ cho chồn. Còn các hộ dân trong vùng có cơ hội trồng chuối, nuôi gà, hải sản… bán thức ăn cho cơ sở nuôi chồn. Đây là mối liên hệ cộng sinh, nâng cao thu nhập cho người dân hiệu quả”, bà Huyền phân tích.

Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng (Hình 7).
Dân sinh - 'Lão nông' quyết tâm đưa chồn hương từ rừng về phố, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng (Hình 8).

Được biết, trong số 35 con chồn đang nuôi của hộ ông Võ Tá Khương, có 14 con nái sắp sinh, ước nhân đàn lên đạt gần 50 con chồng giống baby. Chủ cơ sở sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm cho những ai thực sự muốn làm giàu từ nghề nuôi chồn hương.

Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh, địa giới hành chính TP Hà Tĩnh sẽ mở rộng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện: Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên. Đây là cơ sở để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ven đô.

Diễn biến mới vụ nước biển có màu đỏ lạ trải dài gần 3km ở Hà Tĩnh

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:00
Lực lượng chức năng đã lấy mẫu để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nước biển màu đỏ lạ ở Hà Tĩnh.

Huyện Lộc Hà sẽ bị xoá tên sau khi vừa đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ 7, 23/03/2024 | 15:00
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tĩnh, huyện Lộc Hà sẽ bị xoá tên khỏi bản đồ hành chính.

Hà Tĩnh khẩn trương rà soát, báo cáo Bộ Công an về dự án cây xanh

Thứ 3, 19/03/2024 | 11:43
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo, yêu cầu các địa phương báo cáo dự án trồng cây xanh trên địa bàn giai đoạn 2019 – 2023 theo yêu cầu của Bộ Công an.
Cùng tác giả

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Dự báo Hà Tĩnh nắng chưa từng có dịp nghỉ lễ 30/4

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:31
Trong thời gian nghỉ lễ 30/4, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh được dự báo xảy ra nắng nóng kỷ lục với nền nhiệt có thể lên đến 43,4°C.

Hà Tĩnh: Xanh mướt hàng rào bằng cây duối trăm tuổi trong nắng hè

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:09
Những hàng rào bằng cây duối tuổi đời trăm năm khiến làng quê tại xã Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) rợp mát trong ngày nắng hè.

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (2): Động viên ngư dân bám biển, khai thác thủy sản hợp pháp

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:50
Sự quyết liệt của lực lượng bộ đội biên phòng đã góp phần lớn tiên quyết trong công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp trên biển.

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (1): Liên kết các ngành, triển khai nhiều giải pháp

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:00
Hà Tĩnh đã và đang đồng loạt triển khai phương án, quyết liệt chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, góp phần giúp Việt Nam sớm gỡ được thẻ vàng IUU.
Cùng chuyên mục

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Những năm tháng hào hùng qua ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Đã 49 năm trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân, dân ta vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Bà Rịa - Vũng Tàu đón 66 nghìn lượt khách ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ, lượng du khách đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vui chơi, tắm biển chưa cao so với năm trước. Trong đó, riêng Tp. Vũng Tàu khoảng 34 nghìn lượt.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Tĩnh nỗ lực Gỡ thẻ vàng IUU (cuối): Phát triển nghề cá bền vững

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:15
Tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng nghề cá, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp ngư dân an tâm bám biển.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Những năm tháng hào hùng qua ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:00
Đã 49 năm trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu gian khổ, hào hùng của quân, dân ta vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những người "gác rừng" không có ngày nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:31
Những người "gác rừng" do tính chất công việc, điều kiện hoàn cảnh buộc phải thường xuyên túc trực, dù có là ngày nghỉ lễ, họ vẫn cần mẫn, trách nhiệm với công việc.