Cần hiểu và sử dụng đúng các khái niệm

Thứ 6, 03/11/2023 | 08:45
1
Theo đó, cần làm rõ việc Bộ GD&ĐT không biên soạn sách giáo khoa như hiện nay có đúng là buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước hay không?

Trên diễn đàn Quốc hội đang có ý kiến khác nhau về việc giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK). Người Đưa Tin xin đăng tải bài viết của tác giả Tô Văn Trường về sự kiện đang thu hút sự quan tâm của độc giả:

Tôi thấy nhiều ý kiến rất xác đáng, thuyết phục nhưng cũng có những ý kiến hình như thoát ly khá xa các quy định và khái niệm pháp luật.

Có ý kiến cho rằng, trong thời điểm này, Bộ GD&ĐT vẫn phải tổ chức việc biên soạn một bộ SGK như quy định tại Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, mặc dù Nghị quyết 122/2020 cũng của Quốc hội (ban hành sau Nghị quyết 88 sáu năm) quy định: “Khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/ QH14 thì không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó”.

Ý kiến này dựa trên lập luận: Nghị quyết 88 mới là “nghị quyết gốc”. Ở chiều ngược lại, có người cho rằng ý kiến trên trái luật vì Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) không hề có khái niệm “nghị quyết gốc” hoặc phân biệt cấp độ cao thấp của các nghị quyết của Quốc hội. Hơn nữa, khoản 3, Điều 156 của Luật đã quy định rất rõ: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của VBQPPL ban hành sau".

Giáo dục - Cần hiểu và sử dụng đúng các khái niệm

Cần xem xét kỹ việc Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ SGK.

Có không ít người mong mỏi Bộ GD&ĐT đứng ra biên soạn một bộ SGK “chuẩn”. Nhưng lại có ý kiến cho rằng nói như vậy là không hiểu Nghị quyết 88/2014, vì Nghị quyết không hề sử dụng khái niệm “sách giáo khoa chuẩn”. Theo tinh thần và lời văn của Nghị quyết 88 thì dù Bộ GD&ĐT có đứng ra biên soạn một bộ SGK “của Bộ” thì bộ sách ấy vẫn “được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn”. Các chuyên gia giáo dục cũng cho rằng ở các nước phát triển, người ta chỉ đề cập đến “chương trình chuẩn” và “chuẩn chương trình”, chứ không hề có khái niệm “SGK chuẩn”. Ở những nước này, ai cũng có thể biên soạn SGK và sách ấy có thể được đưa vào dạy trong nhà trường, nếu nó phù hợp với chương trình hoặc chuẩn chương trình và được giáo viên lựa chọn.

Lại có ý kiến cho rằng nếu Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn một bộ SGK “của Nhà nước” thì như vậy là đã buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước. Trong khi đó, nội dung quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT được quy định rất rõ ràng tại Điều 104 Luật Giáo dục, với 12 khoản, trong đó khoản 4 liên quan đến chương trình, SGK xác định nhiệm vụ của Bộ như sau: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.”.

Trong khoản 4 này cũng như toàn bộ 12 khoản về nội dung quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, không có nội dung nào liên quan đến việc Bộ biên soạn SGK. Nếu nói rằng Bộ GDĐT không đứng ra biên soạn bộ SGK “của Nhà nước” nghĩa là buông lỏng quản lý nhà nước thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đứng ra làm lúa gạo “của Bộ”, Bộ Y tế không tổ chức sản xuất thuốc “của Bộ”,… cũng là buông lỏng quản lý nhà nước trong những lĩnh vực này hay sao?

Giáo dục - Cần hiểu và sử dụng đúng các khái niệm (Hình 2).

Hiện nay xuất bản SGK đang được xã hội hoá.

Để ủng hộ đề nghị giao Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK, có người lập luận rằng phải có bộ SGK “của Nhà nước” thì mới quản lý được giá SGK. Tranh luận tại diễn đàn Quốc hội chiều 1/11 vừa qua, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Nếu có vấn đề về giá thì khắc phục vấn đề này. Có thể trợ cấp hay huy động để cho mượn SGK, ủng hộ các đối tượng chính sách vùng sâu, vùng xa. Chứ không phải chúng ta thay thế bằng cách “đẻ” ra một bộ SGK của Nhà nước, làm sao mà giải quyết được vấn đề! Nếu không giải quyết được vấn đề thì sao?”.

Theo Luật Giá năm 2012, SGK thuộc mặt hàng phải kê khai giá. Các doanh nghiệp chỉ được niêm yết giá sách sau khi đã được Bộ Tài chính xem xét bảng kê giá, chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước để doanh nghiệp được tuỳ ý định giá. Mặc dù vậy, tháng 6 năm 2023 vừa rồi, Luật Giá đã được Quốc hội sửa đổi, theo đó, SGK là mặt hàng được Nhà nước định giá. Như vậy có nghĩa là việc quản lý giá mặt hàng đặc biệt này càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh nghèo mua sách vở và đồ dùng học tập. Cho nên nói rằng vì xã hội hoá mà việc quản lý giá SGK bị buông lỏng là phản ánh sai lệch về vai trò quản lý và sự quan tâm của Nhà nước đối với Nhân dân trong lĩnh vực này.

Các VBQPPL của nước ta đều sử dụng ngôn ngữ phổ thông, có cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, đúng như quy định tại khoản 1, Điều 8 Luật Ban hành VBQPPL. Thảo luận, tranh luận, nhất là ở vai trò của những người có tác động xã hội như đại biểu Quốc hội, trí thức,… trước hết, cần hiểu đúng các quy định và khái niệm pháp luật; có như vậy mới có thể đi đến những kết luận bổ ích.

Tô Văn Trường

Trả lại quyền quyết định chọn sách giáo khoa cho giáo viên

Thứ 4, 25/10/2023 | 06:56
Để việc lựa chọn SGK được hiệu quả cũng đòi hỏi đội ngũ giáo viên có chuyên môn, trình độ để đưa ra những đánh giá phù hợp.

Xử lý bất cập về sách giáo khoa, tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Thứ 2, 23/10/2023 | 11:18
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, thiếu trường, lớp học, thiếu trang thiết bị dạy học diễn ra ở một số nơi. 

Bàn về giá sách giáo khoa

Chủ nhật, 15/10/2023 | 09:52
Việc giám sát SGK cần phải căn cơ, các kết quả công bố cần đảm bảo sự minh bạch, công bằng vừa giúp tìm ra giải pháp hạ giá sách giáo khoa như mong muốn của cử tri.
Cùng tác giả

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.

Muốn con học trường chuyên phụ huynh cần lưu ý điều này

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:06
Với môi trường học tập cần năng lực học tập tốt, có tư duy logic và tính tự học cao việc theo học trường chuyên không hề dễ dàng nếu thiếu sự chuẩn bị.
Cùng chuyên mục

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.