“Báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 24/11/2022 | 19:25
0
Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí khi làm tuyên truyền thì thiếu thông tin từ chính quyền, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ chính quyền.

Báo chí đang thay đổi rất lớn

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách với chủ đề “Nhận thức - Hành động - Nguồn lực" do Thủ tướng chủ trì chiều 24/11, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhìn nhận, báo chí thì không chỉ đưa tin mà còn là các bài phân tích, đề xuất các giải pháp.

“Có người gọi là báo chí giải pháp. Tạo ra các không gian cho người dân, chuyên gia tham gia tranh luận, tìm kiếm giải pháp, chính sách để phát triển đất nước. Đây sẽ là đóng góp mới của báo chí’, ông Hùng nói.

Theo Bộ trưởng Hùng, tỉ lệ các bài về tuyên truyền chính sách chưa cao. Tin tức về giải trí đang là cao nhất. Nếu người dân không biết, không hiểu chính sách của Đảng và Chính phủ thì hoặc người dân không làm, hoặc làm lại không đúng.

“Chính sách mà không được giải thích, không đến được mọi người dân thì làm sao mà chính sách thành công được”, ông Hùng nhìn nhận.

Tiêu điểm - “Báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền”

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (Ảnh: VGP).

Song, người đứng đầu ngành TT&TT cũng chỉ ra rằng, với sự xuất hiện của công nghệ số, của chuyển đổi số, báo chí có xu thể trở thành các nền tảng số để người dân tham gia làm báo. Thay vì làm chủ tờ báo thì làm chủ nền tảng làm báo.

Ông Hùng cũng nhận thấy, tương tác 2 chiều của tờ báo với người dân chưa bao giờ có cơ hội tốt như bây giờ. Nhưng sau tương tác hai chiều là truyền thông chia sẻ trên mạng xã hội và sau đó là truyền thông cá nhân hoá thông qua sử dụng trí tuệ nhân tạo. Đây là sự thay đổi rất căn bản của báo chí. “Báo chí chưa bao giờ có sự thay đổi lớn như vậy”, ông nói.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là từ trước đến nay vẫn có sự nhầm lẫn là báo chí làm công tác truyền thông và vì thế, chính quyền các cấp không làm công việc này.

“Báo chí là phương tiện truyền thông. Còn công tác truyền thông là việc của chính quyền các cấp. Công tác truyền thông bao gồm việc đưa thông tin gì ra cho báo chí, lập kế hoạch truyền thông, bố trí ngân sách cho truyền thông”, Bộ trưởng nêu rõ.

Do có sự nhầm lẫn nói trên mà hay xảy ra khủng hoảng truyền thông của các cấp chính quyền. “Báo chí khi làm tuyên truyền thì thiếu thông tin từ chính quyền, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ chính quyền. Tức là, báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền”, ông Hùng chỉ ra.

Nhà nước cần đặt hàng báo chí nhiều hơn

Bộ trưởng cũng chỉ ra thực trạng các báo, đài chưa tự chủ tài chính thì được chính quyền các cấp bố trí ngân sách. Chi ngân sách thường xuyên cho báo, đài chiếm khoảng 0,5% tổng chi thường xuyên của ngân sách, và bằng khoảng 60% nguồn thu của báo, đài.

Nhưng những báo đài lớn tự chủ tài chính thì lại không có tiền thường xuyên từ ngân sách, cũng không có đặt hàng từ ngân sách. Các báo đài này dựa trên thị trường 100%. Và dễ có xu thế trở thành báo chí thị trường.

Nếu gộp lại cả báo đài tự chủ và chưa tự chủ tài chính thì ngân sách nhà nước chỉ chiếm 23% tổng thu thường xuyên của báo đài, 77% còn lại là do báo, đài thu từ dịch vụ. Tức là, cái dạ dày của báo chí đang được thị trường nuôi tới 77%.

Theo Bộ trưởng, vấn đề hiện nay là phần thu dịch vụ của báo chí, nhất là từ quảng cáo, ngày càng bị mất vào tay các nền tảng xuyên biên giới. 80% quảng cáo trực tuyến đã mất vào tay các nền tảng này, báo chí của chúng ta chỉ còn 20%. Nếu xét toàn bộ thị trường quảng cáo trên các loại phương tiện truyền thông thì báo chí của chúng ta chỉ còn 40%.

“Nguồn thu đang bị suy giảm mạnh, báo chí đang khó khăn và vì thế mà cần hơn nữa đặt hàng từ nhà nước cho báo chí”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu.

Tiêu điểm - “Báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền” (Hình 2).

Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác truyền thông chính sách chiều 24/11 (Ảnh: VGP).

Chiến lược Chuyển đổi số báo chí mà Thủ tướng Chính phủ sắp phê duyệt là để hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn. Công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là tới lĩnh vực truyền thông, nó phá huỷ mô hình truyền thông truyền thống.

Bộ trưởng Hùng nói rằng, báo chí muốn tồn tại được thì phải chuyển đổi số, phải trở thành một tổ chức công nghệ. Công nghệ phải chiếm tới 30% hoạt động của một cơ quan báo chí.

“Đã đến lúc phải đầu tư mạnh mẽ công nghệ cho các báo đài để giữ vững trận địa. Hiện nay, mỗi năm đầu tư cho báo chí là chưa đến 0,2% tổng chi đầu tư của ngân sách, là mức rất thấp”, ông Hùng nhấn mạnh.

Vì công tác truyền thông là một chức năng của chính quyền các cấp, vậy nên truyền thông phải là một mục trong chi phí. Chính quyền các cấp phải có ngân sách dành riêng cho truyền thông, cả chi thường xuyên và chi đầu tư.

Do đó, Bộ trưởng yêu cầu tăng thêm cho truyền thông 0,2% ngân sách trong lúc này là cần thiết để báo chí cách mạng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về hạ tầng công nghệ và nhân lực.

Truyền thông chính sách phải tập trung vào dân, hướng tới dân

Thứ 5, 24/11/2022 | 17:20
Theo Thủ tướng, xây dựng chính sách phải hướng đến người dân, và người dân phải tham gia vào xây dựng chính sách với tinh thần dân biết, dân làm, dân hưởng thụ.

“10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại”

Thứ 6, 18/11/2022 | 16:53
CEO Hạ tầng Gelex lo ngại “cú phanh đột ngột” từ chính sách khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất ổn định, tạo cú sốc trên thị trường.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Tập huấn kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền về pháp luật

Thứ 4, 30/09/2020 | 14:27
Sáng 30/9, tại Hà Nội, bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật và kỹ năng viết bài cho phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên và cán bộ văn hóa thông tin cấp huyện của các tỉnh có đường biên giới với Lào.
Cùng tác giả

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Thủ tướng: Khuyến khích các dự án lớn của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Thủ tướng: Sớm giải quyết nguồn vật liệu cho cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 20:01
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng yêu cầu giải quyết xong các vấn đề về mỏ nguyên vật liệu ngay trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:48
Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cùng chuyên mục

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:24
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của đồng chí Trương Thị Mai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Trung ương giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:15
Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào sáng ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân sự.

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:12
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóaXIII chính thức khai mạc sáng nay (16/5) tại Thủ đô Hà Nội. Người Đưa Tin xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:15
Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:12
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóaXIII chính thức khai mạc sáng nay (16/5) tại Thủ đô Hà Nội. Người Đưa Tin xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:15
Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.

Trung ương giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và bầu bổ sung 4 Uỷ viên Bộ Chính trị

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:15
Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào sáng ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân sự.