“10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 18/11/2022 | 16:53
0
CEO Hạ tầng Gelex lo ngại “cú phanh đột ngột” từ chính sách khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất ổn định, tạo cú sốc trên thị trường.

Nút thắt của năng lượng tái tạo là truyền tải

Chia sẻ tại toạ đàm “Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo” sáng 18/11, ông Nguyễn Ngọc Tân - Thành viên HĐTV Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn.

Do đó, các nhà đầu tư thường mong khai thác hết các tiềm năng, nhưng để được vậy cần giải quyết nhiều vấn đề.

Theo ông Tân, hiện nay đang có sự không đồng bộ giữa bổ sung quy hoạch tiềm năng và xây dựng các nhà máy năng lượng tái tạo cũng như phát triển lưới điện, dẫn đến các nguồn năng lượng tái tạo đưa vào vận hành chưa đáp ứng được, mất cân đối vùng miền.

Kinh tế vĩ mô - “10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại”

Ông Nguyễn Ngọc Tân - Thành viên HĐTV Tổng Công ty EVNNPT (Ảnh: Thu Hương).

Dẫn nhu cầu điện miền Bắc mỗi năm tăng 6-7%, ông Tân cho rằng việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo lại chỉ tập trung khu vực miền Nam, dẫn đến khu vực này liên tục quá tải lưới điện. “Việc bổ sung quy hoạch không có hoặc chậm hơn so với kỳ vọng”, ông Tân nói.

Là doanh nghiệp Nhà nước, đại diện EVNPT nói rằng hoàn toàn ủng hộ các đơn vị tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải. Và cũng mong muốn Quy hoạch điện VIII sớm được phê duyệt để hoàn thành các dự án dở dang.

“Chúng tôi mong muốn sớm ban hành Quy hoạch điện VIII, bởi đúng ra Quy hoạch điện VIII được phê duyệt từ năm 2021, nhưng do chưa có nên kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện 2021-2025 của chúng tôi chưa được phê duyệt, dẫn đến không có phương án huy động vốn, cân bằng tài chính và tổng thể đối với truyền tải”, ông Tân nói thêm.

Ông Hoàng Mạnh Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Hà bày tỏ, Chính phủ hiện đang rất khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, nhưng sau đó lại chưa có cơ chế chuyển tiếp gây lãng phí nguồn lực.

Kinh tế vĩ mô - “10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại” (Hình 2).

Ông Hoàng Mạnh Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển năng lượng Sơn Hà (Ảnh: Thu Hương).

Theo ông, nút thắt hiện nay của năng lượng tái tạo chính là truyền tải. “Với truyền tải điện, Nhà nước cần tăng vai trò, quản lý, khuyến khích nhà đầu tư tham gia”, ông Hoàng Mạnh Tân nói.

Ngoài ra, vị này cũng cho rằng, người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu tự sản tự tiêu, lỗ khoảng 20% nhưng lắp pin lưu trữ thì đắt, khi thừa lại không bán được do chưa có cơ chế dẫn tới lãng phí.

Do vậy, cần có cơ chế chính sách để điện mặt trời mái nhà đấu nối và có thoả thuận mua bao nhiều % và có giá khung (phải minh bạch, rõ ràng) thì giải quyết được tự sản, tự tiêu rất lớn.

Lo ngại vòng lặp chính sách

Trong nội dung chia sẻ tại toạ đàm, ông Nguyễn Hoàng Long - CEO Công ty Hạ tầng Gelex nói rằng “đang có vòng quay lặp lại về chính sách”.

“10 năm qua tôi đi từ làm dự án BOT sang làm điện mặt trời, vòng quay này cứ lặp lại, có đợt sóng về đầu tư và cú phanh đột ngột khiến tất cả rơi vào tình trạng mất ổn định, tạo cú sốc trên thị trường. Hiện vòng quay đang chuyển sang câu chuyện bất động sản và trái phiếu”, ông Long chia sẻ.

Ông cho rằng, giới đầu tư luôn mong muốn các nhà làm chính sách đặt mình, hiểu về cách hành động, cách ứng xử, tính hiệu quả của nhà đầu tư.

“Tôi lấy ví dụ, với năng lượng tái tạo, bối cảnh chung có nhà đầu tư hoàn thành, cũng có nhà đầu tư không hoàn thành. Cộng chung lại, rõ ràng các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo vừa qua không hiệu quả, nhiều rủi ro, nhưng câu chuyện hiệu quả hay không phải chờ 20 năm nữa mới biết, song rất nhiều ý kiến lại cho rằng nhà đầu tư thu được lợi nhuận nhiều”, ông Long nói.

Kinh tế vĩ mô - “10 năm làm từ BOT sang điện mặt trời, vòng quay chính sách cứ lặp lại” (Hình 3).

Ông Nguyễn Hoàng Long - CEO Công ty Hạ tầng Gelex chia sẻ tại toạ đàm (Ảnh: Thu Hương).

Và theo ông Long, với các nhà đầu tư, thì việc đảm bảo mục tiêu lợi nhuận hay chạy theo lợi nhuận không có gì là sai trái, bởi đây là cách để tăng trưởng, phát triển bền vững, từ đó tạo thêm nhiều giá trị lợi ích cộng đồng, đóng góp xã hội.

“Nhà đầu tư đầu tiên phải làm ra lợi nhuận, tăng trưởng lợi ích, nếu không chạy theo lợi nhuận - tất nhiên là phải tuân thủ pháp luật, sẽ bị đào thải. Khi vận hành như vậy, giá trị cần nhìn nhận là giúp tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm”, ông Long nói thêm và cho biết, các nhà đầu tư luôn phải liên tục đứng trước lựa chọn khó khăn về sử dụng nguồn lực tài chính.

Về quản lý dòng tiền, theo ông Long là luôn phải tối ưu dòng tiền nhưng nhiều yêu cầu chính sách lại yêu cầu dòng tiền phải nằm trong ngân hàng. “Đây là điều không hiệu quả”, ông nói.

“Với năng lượng tái tạo, việc ban hành khung giá cho thời gian ngắn gây rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là khi không thể tính được dòng tiền để làm phương án tài chính, vay vốn ngân hàng”, CEO Hạ tầng Gelex chia sẻ.

Không huỷ cơ chế giá FIT đã ký với các dự án NLTT

Chia sẻ tại toạ đàm, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, khung giá điện theo Thông tư 15 dự kiến ban hành ngày 25/11 tới đây chỉ áp dụng cho các dự án chuyển tiếp.

Về cơ chế giá FIT, Bộ Công Thương từng có báo cáo, kiến nghị bãi bỏ 2 Quyết định giá FIT 13, 39 khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, ảnh hưởng môi trường đầu tư.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương khẳng định dư án/ phần dự án đang tuân thủ quy định pháp luật, đáp ứng điều kiện tại Quyết định 13, 39 vẫn hưởng giá FIT theo hợp đồng.

Song, ông Hùng lưu ý các dự án phải tuân thủ quy định pháp luật và đáp ứng điều kiện hưởng giá FIT. Các dự án hoà lưới sau thời gian quy định sẽ không hưởng cơ chế giá FIT. Việc bãi bỏ bởi nay đã hết hạn áp dụng các quyết định ưu đãi này.

Cần khoảng 142 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành điện giai đoạn 2021 - 2030

Thứ 6, 18/11/2022 | 11:04
Theo ông Phạm Nguyên Hùng, nguồn vốn đầu tư để phát triển nguồn điện cho giai đoạn 2021-2030 là thách thức rất lớn, ước tính sẽ cần khoảng 104,7 - 142,2 tỷ USD.

Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII

Thứ 4, 07/09/2022 | 14:49
Với Quy hoạch điện VIII, Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương cân đối giảm quy mô điện khí, đồng thời tăng nguồn điện gió phù hợp.

Bộ Công Thương: Không thể đáp ứng hết đề nghị bổ sung Quy hoạch điện VIII

Thứ 4, 12/01/2022 | 17:09
Hàng loạt địa phương ồ ạt xin được bổ sung điện gió vào Quy hoạch VIII, song Bộ Công Thương cho biết không thể đáp ứng được hết yêu cầu của các địa phương.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu quế 4 tháng đầu năm đạt 65,2 triệu USD

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.