Ý định của EU khi ông Putin và ông Tập vắng mặt ở Thượng đỉnh G20

Thứ 4, 06/09/2023 | 12:03
0
EU muốn nắm bắt cơ hội này để chứng tỏ rằng họ nghiêm túc trong việc xác định lại quan hệ đối tác với “lục địa đen”.

Liên minh châu Âu (EU) định tranh thủ sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tuần này để tăng cường tiếp cận các quốc gia thuộc Nam Bán cầu, thông qua một cuộc gặp cấp cao với các nhà lãnh đạo châu Phi bên lề sự kiện thường niên của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 5/9.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở New Delhi vào ngày 9-10/9 tới sẽ quy tụ Nguyên thủ Quốc gia và người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên G20 hiện bao gồm: G20 bao gồm các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Canada, Italy), các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ) và EU.

Theo Bloomberg, với việc cả Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga đều tuyên bố không tới dự sự kiện của các nhà lãnh đạo G20 năm nay, EU muốn nắm bắt cơ hội này để chứng tỏ rằng họ nghiêm túc trong việc xác định lại quan hệ đối tác với “lục địa đen”, nơi cả Bắc kinh và Moscow đều đang tích cực thúc đẩy quan hệ ngoại giao và kinh tế.

Thế giới - Ý định của EU khi ông Putin và ông Tập vắng mặt ở Thượng đỉnh G20

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg, Nga, ngày 27/7/2023. Ảnh: ABC News

Ấn Độ – nước chủ nhà G20 năm nay – đã mời Liên minh châu Phi (AU) gia nhập khối với tầm nhìn dài hạn. Tới dự hội nghị lần này có các nhà lãnh đạo từ Nam Phi, thành viên châu Phi duy nhất trong G20 hiện nay, cũng như các lãnh đạo từ Ai Cập, Nigeria và Comoros – nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của AU.

Về phía EU có Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. 

Trong số các mục tiêu của “Hội nghị Thượng đỉnh mini” tại Ấn Độ vào ngày 9/9, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn tán thành nỗ lực của AU để trở thành thành viên thường trực của G20.

Tư cách thành viên thường trực, thay vì tư cách thành viên của một “tổ chức quốc tế được mời”, sẽ mang lại cho AU địa vị tương tự như EU tại G20. Đó là một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm giúp các nước châu Phi có tiếng nói mạnh mẽ hơn khi các tổ chức quốc tế quyết định các biện pháp ảnh hưởng đến họ, bao gồm cả nỗ lực giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu – chủ yếu do phát thải từ các quốc gia G20 gây ra.

Ngoài ra, chương trình nghị sự của “Hội nghị Thượng đỉnh mini” cũng bao gồm các cuộc thảo luận về hậu quả của xung đột Nga-Ukraine đối với an ninh lương thực toàn cầu, nỗ lực cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu, cải thiện điều kiện cho đầu tư tư nhân và các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi, cũng như tình hình ở khu vực Sahel.

Thế giới - Ý định của EU khi ông Putin và ông Tập vắng mặt ở Thượng đỉnh G20 (Hình 2).

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự kiến sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 9-10/9/2023, thay cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Kyodo News

Tuy nhiên, sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng khiến các lãnh đạo EU tiếc nuối, tờ South China Morning Post cho biết. Cả bà von der Leyen và ông Michel đều mong muốn một cuộc hội đàm trực tiếp với ông Tập Cận Bình, nhưng giờ sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, người thay ông Tập dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng đã lên kế hoạch gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc, và thậm chí đã cử Ngoại trưởng Anh James Cleverly tới Bắc Kinh “tiền trạm” tuần trước.

Thực tế là ngay cả khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang xem xét các chính sách được thiết kế để “giảm thiểu rủi ro” trong mối quan hệ của họ với Trung Quốc, họ vẫn muốn tiếp tục đàm phán với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Minh Đức (Theo Bloomberg, SCMP)

Chiến thắng cho Trung Quốc và Nga sau quyết định lịch sử của BRICS

Thứ 6, 25/08/2023 | 15:12
Việc BRICS mở rộng sẽ cho phép Trung Quốc tiếp tục hy vọng xây dựng một trật tự mới, và là một cơ hội to lớn cho Nga trong thời điểm bị cô lập hiện nay.

Đức cảnh báo EU về trừng phạt thứ cấp đối với Trung Quốc

Thứ 6, 12/05/2023 | 09:02
Liên minh châu Âu (EU) đang tranh luận ngày càng tăng về cách khối này nên đối xử với Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của mình.

Cuộc hội ngộ không vui vẻ ở G20: Mỹ, Trung Quốc, Nga là tâm điểm

Thứ 2, 14/11/2022 | 10:55
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay bị lu mờ bởi cuộc họp bên lề giữa lãnh đạo 2 siêu cường Mỹ-Trung và chiếc ghế trống của Nga trên bàn tròn nghị sự.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Kết quả bầu cử Tổng thống Litva sẽ được quyết định ở vòng nước rút

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:05
Vòng nước rút sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa Tổng thống đương nhiệm Gitanas Nausėda và Thủ tướng đương nhiệm Ingrida Šimonytė của Litva.

Ukraine nói đã tấn công bằng UAV vào nhà máy lọc dầu của Lukoil Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:30
Nhà máy lọc dầu Volgograd của gã khổng lồ năng lượng Lukoil có khả năng xử lý 14,8 triệu tấn dầu mỗi năm và là một trong những nhà máy lớn nhất của Nga.

Tướng Ukraine thừa nhận điều bất ngờ về cán cân khí tài Nga-Ukraine

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:00
Trung tướng Alexander Pavlyuk của Ukraine đã chỉ ra sự mất cân bằng trong cuộc đối đầu vũ trang giữa Ukraine và Nga.

Vũ khí "đặc biệt" Mỹ-Ukraine cùng sản xuất bị Nga không kích, phá huỷ

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Hai hệ thống phòng không FrankenSAM của Ukraine bị Nga không kích, phá huỷ ở Kharkiv và Zaporozhye.

Những điểm đáng chú ý trong cuộc cải tổ Nội các của Tổng thống Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:26
Việc Tổng thống Putin bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga “sẽ không làm thay đổi hệ thống điều phối hiện tại” về các vấn đề quốc phòng của đất nước.
     
Nổi bật trong ngày

Tướng Ukraine thừa nhận điều bất ngờ về cán cân khí tài Nga-Ukraine

Thứ 2, 13/05/2024 | 14:00
Trung tướng Alexander Pavlyuk của Ukraine đã chỉ ra sự mất cân bằng trong cuộc đối đầu vũ trang giữa Ukraine và Nga.

Vũ khí "đặc biệt" Mỹ-Ukraine cùng sản xuất bị Nga không kích, phá huỷ

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Hai hệ thống phòng không FrankenSAM của Ukraine bị Nga không kích, phá huỷ ở Kharkiv và Zaporozhye.

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ sắp giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên cho Ba Lan

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:40
Ba Lan đang thay thế các máy bay phản lực Sukhoi Su-22 và Mikoyan MiG-29 từ thời Liên Xô bằng những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-35.

Ukraine tấn công khu vực biên giới Nga bằng nhiều tên lửa và máy bay không người lái

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:23
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phóng nhiều tên lửa và máy bay không người lái vào khu vực Belgorod của Nga.

Ukraine muốn đẩy nhanh quá trình thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ

Thứ 2, 13/05/2024 | 06:00
Các đảm bảo an ninh sẽ đòi hỏi những nghĩa vụ rõ ràng và lâu dài, đồng thời củng cố khả năng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.