“GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 3, 06/09/2022 | 07:00
0
Cùng với việc dạy học tại trường, các giáo viên đã dành thời gian buổi tối để tổ chức lớp học xóa mù chữ cho phụ huynh là bà con người Đan Lai.

“GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN

Sinh ra và lớn lên trong rừng sâu nên rất ít các em nhỏ người dân tộc Đan Lai được học hành. Sau khi các em đến khu tái định cư, các thầy cô đã nỗ lực giúp đỡ các em tiếp thu kiến thức và cả rèn luyện kỹ năng sống.

Muốn con học tốt, bố mẹ phải biết chữ

Sau khi những người Đan Lai rời vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát về khu tái định cư, qua khảo sát của UBND xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, phần lớn bà con đều không biết chữ. Có người được học qua nhưng cho đến thời điểm hiện nay đã quên hết mặt chữ. Trước tình trạng trên, các giáo viên trường tiểu học Thạch Ngàn 2 đã cùng với hội phụ nữ xã quyết định mở lớp xóa mù chữ cho mọi người.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ

Các giáo viên mở lớp dạy học cho phụ huynh tại khu tái định cư người Đan Lai.

Cô giáo Đặng Thị Nhàn, Hiệu phó trường tiểu học Thạch Ngàn 2 cho biết, lớp học đầu tiên được mở năm 2020 tại bản Kẻ Tắt – Pá Hạ. Mục tiêu đề ra là sau khi kết thúc lớp học 100% phụ huynh tham gia đều biết đọc, biết viết và biết tính toán. Nhưng hành trình vận động phụ huynh đến trường không hề dễ dàng, thậm chí còn khó khăn hơn cả vận động học sinh đến lớp.

“Những năm đó, để vận động người dân đến với lớp xóa mù chữ, tôi và đồng nghiệp phải đến tận nhà vận động, phân tích, giảng giải cho họ hiểu, giúp họ không mặc cảm, tự ti khi lớn tuổi rồi mới đi học. Đối với những người ngại, trốn không muốn gặp, chúng tôi phải nhờ đến cán bộ phụ nữ, già làng, trưởng bản đi vận động cùng”, cô Nhàn cho hay.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ (Hình 2).

Buổi tối, khi bà con đi nương rẫy về lớp học xoá mù chữ lại bắt đầu.

Thầy giáo trẻ Lê Văn Cường (SN 1997, quê huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ an), mới về trường tiểu học Thạch Ngàn 2 được khoảng 3 năm đã xung phong phụ trách lớp học xóa mù cho bà con Đan Lai.

Mỗi ngày hai buổi sáng chiều, thầy Cường dạy học chính khóa lẫn tăng tiết cho học sinh. Buổi tối, tại gian ký túc xá, thầy còn nhận phụ đạo cho học sinh yếu hoặc bồi dưỡng thêm cho những em khá. Gắn bó với những đứa trẻ Đan Lai, nên khi biết nhà trường mở lớp thầy cũng tình nguyện dạy xóa mù cho phụ huynh của học trò mình.

“Tôi cũng sinh ra lớn lên ở vùng cao, nên thấu hiểu được khó khăn, thua thiệt của học sinh dân tộc thiểu số cũng như vất vả của người dân. Với phụ huynh Đan Lai, do trước kia không được đi học đầy đủ nên giờ còn nhiều người chưa biết chữ hoặc tái mù. Bản thân mình có kiến thức, nghiệp vụ và thời gian thì cố gắng dạy chữ cho bà con”, thầy Cường chia sẻ.

Tổ chức hát karaoke để… luyện đọc

Vận động phụ huynh đến trường chỉ mới thành công bước đầu, dạy chữ cho các bác U50, U60 mới là điều khó khăn. Lớp học được tổ chức vào buổi tối, sau khi bà con đi làm hoặc lên nương rẫy về. Theo các thầy cô, việc dạy cho người lớn còn công phu hơn học sinh, bởi khả năng tiếp thu chậm, tay cứng, dễ nản...

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ (Hình 3).

Dạy cho người lớn vô cùng vất vả nhưng các giáo viên vẫn nỗ lực hết mình.

Thầy Nguyễn Duy Linh, Hiệu trưởng trường tiểu học Thạch Ngàn 2 cho biết: “Chúng tôi ưu tiên những thầy cô là người đồng bào dân tộc vì họ biết ngôn ngữ, am hiểu văn hóa, tập quán của bà con để quá trình vận động cũng thuận lợi hơn. Đồng thời, các thầy cô phải là người biết cảm thông, chia sẻ và đồng hành cùng học viên. Ngoài những giờ học, có thể chia sẻ các kỹ năng về nuôi dạy con, vướng mắc cuộc sống”.

Để duy trì sĩ số mỗi tiết học, giáo viên thường mua quà như vở, bút, bánh kẹo... cho học viên. Biến bài học chữ, phép tính thành những đoạn thơ hoặc bài hát. Thậm chí tổ chức hát karaoke để luyện... đọc chữ cho học viên. Ngoài ra, Ban giám hiệu còn kêu gọi cá nhân, tập thể trên địa bàn thường đến động viên, tặng chăn màn,… để giúp những phụ huynh này đến lớp.

Sau khóa đầu tiên thành công, năm nay, lớp học lại tiếp tục được mở cho người dân ở bản Thạch Sơn – nơi có những hộ gia đình người Đan Lai đầu tiên đến tái định cư từ 15 năm trước.

Chị La Thị Thoa, bản Thạch Sơn nói: “Ngày xưa vất vả nên không được học chữ. Sau này được bộ đội biên phòng và các thầy cô dạy cho một vài buổi nên cũng biết viết tên mình. Nhưng sau khi chuyển đến đây thì chữ cũng quên hết. Giờ được đi học lại mừng lắm, viết được tên của mình, tên của các con”.

Giáo dục - “GIEO CHỮ” CHO NHỮNG MẦM XANH TRONG ĐẠI NGÀN: Xóa mù chữ cho phụ huynh để noi gương cho con trẻ (Hình 4).

Các thầy cô phải kèm cặp từng người, hướng dẫn từng nét bút.

Theo thầy Hiệu trưởng trường tiểu học Thạch Ngàn 2, việc dạy xóa mù, trước hết để giúp bà con Đan Lai biết đọc, biết viết và các con số cơ bản, giúp ích cho chính cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, khi phụ huynh biết chữ, cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô, có thêm hiểu biết sẽ quan tâm hơn đến việc học của con cái. Đó cũng là cách để tăng mối quan hệ gắn bó, tương tác giữa nhà trường, học sinh, phụ huynh.

“Điều đáng mừng là khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, bà con Đan Lai ở Thạch Sơn, trong đó chủ yếu là phụ nữ đã chủ động đề xuất nhà trường mở thêm lớp ở bản này. Chứng tỏ những điều mà chúng tôi thực hiện, tận tâm với trò, phụ huynh đã được đón nhận và tạo sự thay đổi trong nhận thức của bà con dân bản. Hiện nay chúng tôi đã mở được 3 lớp và dự kiến sẽ tiếp tục”, thầy Linh phấn khởi nói.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, số lượng người mù chữ ở Nghệ An chủ yếu tập trung ở 6 huyện miền núi. Họ là những người đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, để công tác xóa mù chữ hiệu quả ngành Giáo dục Nghệ An đã phối hợp với các trường tiểu học, bộ đội biên phòng trong việc mở lớp. Năm học 2021-2022, ngành giáo dục Nghệ An đã xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ cho hơn 610 người. Học viên chủ yếu thuộc các địa bàn miền núi như là: Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong.

Đổi thay tộc người ngủ ngồi: Bước ngoặt đổi đời của tộc người Đan Lai

Thứ 3, 28/01/2020 | 14:00
Nghệ An còn rất nhiều nơi còn khó khăn, thế nhưng khu vực tộc người Đan Lai sinh sống lại được xem là “lõi nghèo của lõi nghèo”. Do đó, để giúp đồng bào sống ở đây có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nhiều giải pháp cấp bách đang được chính quyền địa phương triển khai thực hiện.

Đổi thay tộc người ngủ ngồi: Giải cứu người Đan Lai khỏi suy thoái giống nòi

Thứ 2, 27/01/2020 | 14:07
Sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài nên các hủ tục lạc hậu đang khiến tộc người Đan Lai bị suy thoái giống nòi. Vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt đề án bảo tồn, phát triển bền vững tộc người Đan Lai tại vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát.

Đổi thay ở tộc người ngủ ngồi, đẻ ngồi, chỉ có hai dòng họ Lê và La

Chủ nhật, 26/01/2020 | 09:51
Những hủ tục lạc hậu trong hàng trăm năm đã khiến dân số người Đan Lai giảm dần. Không những vậy, tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết quấn lấy họ khiến cho tộc người này có nguy cơ suy thoái giống nòi.
Cùng tác giả

Nghệ An: 4 tháng đầu năm 2024 đã giải ngân gần 989 tỷ đồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:55
UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị giao ban toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và 3 chương trình MTQG.

Nghệ An: 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:39
Trong 4 tháng năm 2024, tỉnh Nghệ An có tới 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,31% so với cùng kỳ.

Nghệ An cần giải pháp để đánh thức tiềm năng du lịch đang "ngủ say"

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:30
Dù Nghệ An có nhiều thuận lợi phát triển du lịch, từ cảnh quan thiên nhiên cho đến văn hoá, lịch sử nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng.

Bắt “ông trùm” đường dây ma túy

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:24
Pịt là đối tượng nghiện ma túy nặng, vừa chấp hành xong bản án 10 năm tù. Quá trình hoạt động phạm tội, đối tượng luôn thủ sẵn dao trong người.

Siết chặt các điều kiện để ngăn chặn dự án hàng trăm tỷ chậm tiến độ

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:00
Để ngăn chặn các dự án “khủng” chậm tiến độ, gây lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn lực Nhà nước, Nghệ An đã ra điều kiện đối với nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Cùng chuyên mục

Hội đồng Anh lên tiếng về việc cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ IELTS

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:40
Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

Địa phương nào có thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 cao nhất cả nước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:39
Kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký trên hệ thống thi của Bộ GD&ĐT, Hà Nội nhiều nhất 109.078 thí sinh.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 11/5/2024: Nắng nhẹ trước khi mưa dông tiếp diễn

Thứ 7, 11/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (11/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 11/5: Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh; Dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp, lo ngại thiên tai cực đoan...

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Hội đồng Anh lên tiếng về việc cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ IELTS

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:40
Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

Địa phương nào có thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 cao nhất cả nước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:39
Kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký trên hệ thống thi của Bộ GD&ĐT, Hà Nội nhiều nhất 109.078 thí sinh.