Vì sao nhiều phi công thích lái máy bay đêm?

Vì sao nhiều phi công thích lái máy bay đêm?

Chủ nhật, 07/01/2024 | 16:15
0
Nếu như người bình thường đều muốn làm việc vào ban ngày để được nghỉ ngơi vào ban đêm thì nhiều phi công lại thích bay vào ban đêm. Vì sao lại như vậy?

Tại sao phi công thường thích bay đêm?

Bị bó buộc thời gian trong những chuyến bay triền miên; ít có thời gian dành cho gia đình hay cuộc sống riêng tư; sức khỏe bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về áp suất, múi giờ... là đặc thù của công việc phi công và tiếp viên hàng không.

Tuy nhiên, thay vì mong muốn làm việc ban ngày và về nhà nghỉ ngơi vào ban đêm, nhiều phi công lại thích bay đêm hơn.

Nhiều người cho rằng phi công khó quan sát hơn khi bay vào ban đêm bởi để nhìn rõ mọi vật, mắt chúng ta cần ánh sáng và những vật để phản chiếu ánh sáng. Tuy nhiên, với phi công, việc quan sát vào ban đêm “không thành vấn đề” vì họ sẽ điều hướng bằng các thiết bị.

Đối với phi công, việc điều hướng vào ban đêm dễ hơn so với ban ngày, khi mà bằng mắt thường, họ khó có thể phát hiện ra máy bay trong lớp mây trắng. Vào ban đêm, đèn tín hiệu liên tục nhấp nháy giúp phi công dễ dàng nhận ra máy bay ở các phía khác nhau. Đèn đường và đèn chỉ dẫn ở các sân bay cũng dễ dàng được nhìn thấy từ xa, giúp phi công dễ dàng xác định phương hướng.

Ngoài ánh đèn ở bên dưới, các phi công còn dễ nhận thấy nhiều hiện tượng thời tiết - từ mây bão và sấm chớp cho đến cực quang trên bầu trời - khi bay, giúp nhận biết thời tiết xấu và đề phòng các tình huống có thể phát sinh.

Thêm vào đó, bay vào ban đêm cũng là trải nghiệm tuyệt vời, đem lại cảm giác thư giãn hơn khi có thể ngắm nhìn thành phố sáng đèn bên dưới.

Ngoài ra, các phi công thích bay đêm cũng vì họ không còn bị khó chịu bởi ánh nắng chói chang của ban ngày chiếu thẳng vào cửa kính buồng lái, đặc biệt là lúc chạng vạng tối. Bầu trời vào ban đêm cũng giúp tinh thần họ thoải mái hơn.

Về phía các tiếp viên hàng không, ban đêm là thời gian hành khách nghỉ ngơi, vì vậy công việc của họ cũng sẽ nhẹ nhàng hơn so với ban ngày.

Phi công ngủ như thế nào trên những chuyến bay dài xuyên đêm?

Phi công có được ngủ trên các chuyến bay xuyên đêm hay không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, có nhiều quy định nghiêm ngặt để kiểm soát giấc ngủ của phi công.

Việc ngủ nghỉ của phi công có thể được phân thành hai loại như sau: nghỉ ngơi có kiểm soát (controlled rest) và ngủ trên giường.

Đối với nghỉ ngơi có kiểm soát, phi công được ngủ trong buồng lái; còn ngủ trên giường, họ được phép rời buồng lái đến khoang hành khách (ghế dành riêng cho phi công ở khoang hạng nhất hay thương gia) hoặc nơi ngủ "bí mật" chuyên dụng của phi hành đoàn.

Đây là thông lệ và là tiêu chuẩn trong toàn ngành hàng không vì ngủ nghỉ đã được chứng minh cải thiện an toàn bay. 

Nghỉ ngơi có kiểm soát hoặc ngủ trên giường của phi công thường diễn ra trên các chặng bay đường dài qua đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 4h sáng. Trên các máy bay thân rộng đường dài đều có giường ngủ bí mật dành cho phi hành đoàn mà hành khách không hề hay biết.

Một trong hai phi công trên chuyến bay luôn phải thức và xử lý các tình huống, máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, trong một số chuyến bay đường dài, có khoảng 3 hoặc 4 phi công để có thể phân chia cơ hội ngủ nghỉ phù hợp và điều đó giúp mỗi người đều được nghỉ ngơi đầy đủ trong chuyến bay.

Sau khi cất cánh xong một lúc, phi công thứ nhất (người vừa thực hiện việc cất cánh) sẽ nghỉ ngơi hoặc ngủ trong khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ luân phiên cho phi công khác. Thời gian công việc còn lại được phân bổ đều cho các thành viên cho đến khi trước giờ hạ cánh khoảng một tiếng, tất cả phải tập trung tại buồng lái.

Chế độ nghỉ ngơi có kiểm soát cho phép một phi công có thể ngủ tới 45 phút bất cứ khi nào khối lượng xử lý công việc trong hành trình thấp. Điều này giúp phi công luôn tỉnh táo trong những thời điểm quan trọng hơn của chuyến bay, theo Flightdeckfriend.com. Tuy nhiên, nghỉ ngơi có kiểm soát lý tưởng nhất là khoảng 10 - 20 phút, còn nếu ngủ 30 - 60 phút có thể dẫn tới tình trạng chệnh choạng, nôn nao khi thức giấc.

Có những nguyên tắc được đặt ra khi phi công nghỉ ngơi trên chuyến bay, chẳng hạn: Nghỉ ngơi có kiểm soát phải được hai phi công cùng thảo luận và chỉ một người được ngủ, người kia phải thức; phải ngủ ở trên ghế của phi công đó; ghế phải kéo lùi xa bộ điều khiển.

Có một rủi ro là phi công nhận nhiệm vụ phải thức lại có khả năng ngủ gật. Để tránh điều này, các thành viên phi hành đoàn khác phải thường xuyên giữ liên lạc với phi công. Đối với một số loại máy bay, sẽ có nút cảnh báo nếu một vài bộ phận điều khiển không được chạm vào trong một quãng thời gian.

Nhưng cũng có lúc cả hai phi công đều ngủ gật. BBC News trích dẫn một khảo sát của nghiệp đoàn phi công cho biết, 29% thừa nhận khi thức dậy thấy phi công còn lại cũng đang ngủ. Nghĩa là cả hai trong chốc lát đã cùng nhau ngủ gật.

Một báo cáo của CNN cho biết, vào năm 2008, trường hợp hi hữu đã xảy ra khi cả cơ trưởng chính và phụ đều ngủ gật dẫn tới hạ cánh nhầm xuống Hawaii. Hãy tưởng tượng hành khách bực tức như thế nào khi chuyến bay bất ngờ đáp xuống thiên đường nghỉ dưỡng Hawaii trong khi đang muốn ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản. Ngay lập tức, bằng lái của cả hai phi công đều bị "treo".

Còn lần khác, vào năm 2017, phi công đã quá mệt mỏi sau chặng bay dài và sém đáp trúng một chiếc máy bay khác ở sân bay quốc tế San Francisco, Mỹ.

Minh Hoa (t/h)

 

 

Cô gái tá hỏa phát hiện camera quay lén trong phòng tắm khách sạn

Thứ 2, 01/01/2024 | 07:00
Đang sử dụng phòng tắm của khách sạn, cô gái trẻ bất ngờ phát hiện chiếc camera giấu kín chĩa thẳng về phía mình.

Tại sao chăn, ga ở khách sạn thường có màu trắng?

Thứ 3, 26/12/2023 | 20:37
Hầu hết khách sạn từ bình dân tới sang trọng đều sử dụng chăn, ga màu trắng. Lý do đằng sau việc này không phải ai cũng biết.

Tại sao tiếp viên hàng không thường mang theo một quả chuối lên máy bay?

Thứ 2, 25/12/2023 | 06:00
Nhiều tiếp viên hàng không có thói quen mang theo một quả chuối khi đi máy bay. Lý do đằng sau điều này không phải ai cũng biết.

Vì sao nên ném chai nước vào gầm giường sau khi nhận phòng khách sạn?

Chủ nhật, 12/11/2023 | 15:43
Việc kiểm tra kỹ lưỡng khi nhận phòng khách sạn rất cần thiết để đảm bảo an toàn và quyền lợi của bản thân, tránh xảy ra các sự việc ngoài ý muốn.
Cùng chuyên mục

Cơm nguội đừng đổ đi đem trộn với thứ này trong nhà, công dụng ai cũng tấm tắc khen

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:30
Cơm nguội và bột giặt là hai thứ sẵn có trong mọi gia đình. Mặc dù chúng có vẻ không liên quan đến nhau nhưng khi thử kết hợp công dụng của chúng lại rất tuyệt vời.

Thứ quả "đắng gắt" xưa không ai ngó nay gần nửa triệu đồng/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:30
Một loại quả đặc sản ở Mường Tè khi ăn sẽ thấy cay đặc trưng vô cùng, đặc biệt có thời điểm giá quả "độc đáo" này lên đến gần 500.000 đồng/kg mà vẫn “cháy” hàng.

Khách thuê rời đi, bỏ lại hóa đơn tiền điện hơn 116 triệu đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:18
Câu chuyện khách thuê rời đi bỏ lại hóa đơn tiền điện hơn 116 triệu đồng đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Biển số ôtô 2 ký tự giá 380 tỷ đồng, đại gia bí ẩn liền xuống tiền mua

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:00
Một biển số ô tô có 2 ký tự đã được một đại gia "bí ẩn" xuống tiền mua với giá 380 tỷ đồng.

Loài vật nghe tên “dữ dằn” không ngờ là đặc sản 160.000 đồng/kg

Thứ 3, 30/04/2024 | 11:25
Người dân ở nhiều địa phương có câu: "Không ăn lư, hư một đời" để nói về một loài đặc sản nổi tiếng ở Thanh Hóa, đó là con lư.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân “đút túi” 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây quen thuộc cho quả “to bự”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:30
Một nông dân trồng cây theo kiểu chẳng giống ai, đến ngày thu hoạch "quả nào quả nấy" to bự, dự kiến bán cả vườn trái cây thu ngay tiền tỷ khiến ai cũng trầm trồ.

Cây như cỏ dại trước cho lợn ăn nay thành đặc sản giá 120.000 đồng/kg

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Cây dại này trước chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người nghèo, mấy năm gần đây bỗng thành đặc sản đắt khách, được dân sành ăn ở các đô thị ưa chuộng.

Người đàn ông đào được cục vàng khổng lồ trị giá gần 4 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:35
Hòn đá chứa 2,6kg vàng, trị giá hơn 160.000 USD được tìm thấy tại khu vực "tam giác vàng" của bang Victoria, Australia.

Loại đặc sản xưa ít người dám ăn, nay giá nửa triệu đồng/kg vẫn đắt như tôm tươi

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:30
Nhìn vẻ ngoài, nhiều người sẽ e ngại khi thưởng thức món ăn được chế biến từ loài đặc sản này. Tuy nhiên, ai đã được một lần trải nghiệm chắc có lẽ khó mà quên được.

Thứ quả "đắng gắt" xưa không ai ngó nay gần nửa triệu đồng/kg vẫn tấp nập người mua

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:30
Một loại quả đặc sản ở Mường Tè khi ăn sẽ thấy cay đặc trưng vô cùng, đặc biệt có thời điểm giá quả "độc đáo" này lên đến gần 500.000 đồng/kg mà vẫn “cháy” hàng.