Ứng dụng công nghệ AI trong nông nghiệp cần phù hợp nhu cầu thị trường

Nguyễn Phương Anh
Thứ 5, 23/03/2023 | 13:18
0
Việt Nam hiện đã có nhiều ứng dụng của AI trong nông nghiệp, tuy nhiên để tận dụng tối đa tiềm năng của AI cần có sự đầu tư và nghiên cứu, đào tạo cho nông dân.

Sáng 23/3, hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nâng cao năng suất nông nghiệp” đã được tổ chức với mục tiêu nhằm thúc đẩy và phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm cải tiến thông minh hóa, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo quy trình sản xuất, xuất xứ minh bạch, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Phát biểu tại sự kiện, ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chia sẻ, ngày nay, thiết bị máy móc ứng dụng AI đang dần phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. 

Xu hướng thị trường - Ứng dụng công nghệ AI trong nông nghiệp cần phù hợp nhu cầu thị trường

Các đại biểu tham dự hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nâng cao năng suất nông nghiệp”.

Ông Hùng nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, ứng dụng AI vào nông nghiệp vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các doanh nghiệp sản xuất vì những ưu thế mà nó mang lại so với nông nghiệp truyền thống”.

Theo ông Hùng, trí tuệ nhân tạo giúp năng suất cây trồng được tăng lên, cây trồng được khỏe mạnh hơn, kiểm soát sâu bệnh và các điều kiện trồng trọt. Đi cùng với đó là tổ chức dữ liệu cho nông dân, giúp giải quyết khối lượng công việc và cải thiện một loạt các nhiệm vụ liên quan đến nông nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. 

Tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung Tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Tỉ lệ sử dụng Internet ở nông thôn Việt Nam đang tăng đáng kể, chạm tới con số 77%, và 91% trong số này lên mạng mỗi ngày”.

Từ đó, ông Toản nhận định, xu hướng số đang dịch chuyển nền kinh tế. Điều này thể hiện qua việc người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khoẻ, minh bạch, giá trị xã hội và không gian tương tác. Song song với đó, nền kinh tế trải nghiệm đã được kích hoạt, trước mắt là dịch vụ, không gian số sau đó tiến tới kinh tế số. 

Bàn về mối liên kết của AI trong ngành nông nghiệp, TS. Trần Quý - Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam chia sẻ, ứng dụng của AI trong nông nghiệp giúp cho các quy trình sản xuất được tự động hóa và tối ưu hóa, từ việc dự báo thời tiết, đến giám sát sức khỏe của cây trồng và động vật, quản lý đàn gia súc và cải thiện chất lượng sản phẩm.

“AI cũng giúp cho nông dân có được một cách tiếp cận thông minh hơn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, AI đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp hiện đại và bền vững”, ông Quý nhận định.

Đi sâu vào tình hình ứng dụng AI trong nông nghiệp tại Việt Nam, ông Quý chia sẻ: “Tại Việt Nam, hiện đã có nhiều ứng dụng của AI trong nông nghiệp như: Dự báo thời tiết, mô hình hoá tài nguyên nước; theo dõi sức khỏe cây trồng và phát hiện bệnh tật; ứng dụng robot tự động hoá trong quá trình sản xuất nông nghiệp… đem lại nhiều hiệu quả trong sản xuất".

Xu hướng thị trường - Ứng dụng công nghệ AI trong nông nghiệp cần phù hợp nhu cầu thị trường (Hình 2).

Ứng dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật.

Theo ông Quý, AI đã đem lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp, giúp tăng cường hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường và đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tiềm năng của AI trong nông nghiệp, cần có sự đầu tư và nghiên cứu đáng kể, cùng với sự đào tạo cho nông dân về việc sử dụng các công nghệ mới. 

“Ngoài ra, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất công nghệ, chính phủ và các tổ chức nông nghiệp để phát triển các ứng dụng AI thích hợp và phù hợp với điều kiện của người nông dân và nhu cầu của thị trường” ông Quý nói.

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, đại diện Công ty Cổ phần iCheck đã có phần chia sẻ về những ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm hàng hoá nông nghiệp. Cụ thể, trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng phát triển, doanh nghiệp Việt đang đứng trước những thử thách và trở ngại rất lớn khi tiếp cận thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước bởi sự xuất hiện của sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Bên cạnh đó, thị trường quốc tế ngày càng khắt khe với các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam. Để hàng xuất khẩu có thể mở rộng thị trường, đặt chân đến những thị trường khó tính như thị trường Liên minh Châu Âu (EU) và thị trường Trung Quốc. Các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản cần đảm bảo yêu cầu, quy định đưa ra từ phía nước nhập khẩu, trong đó có vấn đề thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Từ thực tiễn trên, iCheck đề xuất việc phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện vùng trồng, nhà xưởng, vùng sản xuất và thông tin truy xuất theo các chuỗi cung ứng, quá trình hình thành lên sản phẩm.

Đồng thời, công ty cũng đề xuất việc áp dụng Blockchain để bảo mật dữ liệu nâng cao. Theo đó, áp dụng trong các vấn đề giúp nâng cao năng suất nông nghiệp như dự báo thời tiết; giám sát, quản lý vườn cây; tối ưu hoá phân bón; tự động hoá sản xuất; đảm bảo sản lượng.

Sửa đổi quy định về điều chỉnh vốn điều lệ trong doanh nghiệp

Thứ 5, 23/03/2023 | 10:34
Thông tư 16/2023/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Tìm đường khai thác nguồn tài nguyên quý từ phụ phẩm nông nghiệp

Thứ 3, 21/03/2023 | 13:12
Chăn nuôi được định hướng gắn với trồng trọt để hình thành chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, trong đó đề cao khâu xử lý, tái sử dụng chất thải, phụ phẩm.

Hoá giải “lời nguyền” nhỏ lẻ, manh mún của nền nông nghiệp

Thứ 4, 22/03/2023 | 07:00
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã phần nào khắc phục được những tồn tại liên quan đến tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, hỗ trợ các tổ chức kinh tế trong nước.

[E] Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Doanh nghiệp dấn thân, nông dân thay đổi

Chủ nhật, 22/01/2023 | 10:00
Từ một ngành được đánh giá là nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi tác động từ yếu tố thị trường, nông nghiệp đã trở mình mạnh mẽ, vươn lên với vai trò trụ đỡ nền kinh tế.

Đường đến với nông nghiệp “một cây, một con” của bầu Đức

Thứ 5, 19/01/2023 | 14:11
Sau nhiều lần liên tục chuyển hướng, bầu Đức đã quyết tâm đổi dài lấy ngắn, chọn “một cây, một con”, chọn nông nghiệp cho hành trình sắp tới.
Cùng tác giả

Vợ chồng Chủ tịch thoái hết vốn, điều gì đang xảy ra ở Cà phê Gia Lai?

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:45
Trong bối cảnh công ty kinh doanh sa sút với nhiều cảnh báo, vợ chồng Chủ tịch HĐQT Cà phê Gia Lai Trịnh Đình Trường đã cùng nhau thoái vốn, thu về hơn 19 tỷ đồng.

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Cổ phiếu tăng 94% từ đầu năm, một công ty chi hơn 80 tỷ đồng trả cổ tức

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:08
Nếu hoàn tất trả cổ tức đợt 3 năm 2023, Khử trùng Việt Nam sẽ chi ra tổng số tiền khoảng 125 tỷ đồng chi trả cổ tức cho cổ đông công ty.

Giá heo tăng và cuộc đua lợi nhuận của doanh nghiệp ngành chăn nuôi

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:23
Trước tăng trưởng của giá thịt heo, doanh nghiệp ngành chăn nuôi chứng kiến chiều phục hồi ở cả doanh thu và lợi nhuận, song chỉ có HAGL dường như đứng ngoài cuộc...

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.