Trường đại học không phải nơi đào tạo nghề

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 26/11/2023 | 18:19
0
Sinh viên cần được trang bị kỹ năng học tập suốt đời, thích nghi với sự thay đổi của môi trường chứ không chỉ là một nghề nghiệp cụ thể.

Đào tạo đại học gắn với nhu cầu việc làm luôn là bài toán được quan tâm, bởi đây sẽ là nơi cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho thị trường. Tuy nhiên, ngoài trang bị kỹ năng nghề nghiệp, đại học có nhiều chức năng khác, đặc thù nếu chỉ hiểu các cơ sở đại học là dạy nghề chưa phản ánh hết nhiệm vụ của bậc đại học.

Sinh viên cần sự thích ứng với thay đổi của thị trường

Là người nhiều năm tham gia vào hoạt động giáo dục đại học, bà Đàm Bích Thuỷ - Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của Tập giáo dục EQuest đánh giá: “Nói về đào tạo lại nhiều người hay hiểu doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu, trang bị lại những kiến thức cho người lao động. Nhưng, bất kỳ công ty nào cũng phải có một khoảng thời gian hướng dẫn, cho nhân viên mới làm quen với văn hoá, cách làm việc của công ty đó. Nếu muốn không bỏ ra 1 xu nào để đào tạo thì chắc chắn là không có”.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại chuyên gia cũng nhận thấy có một thời gian dài cách dạy khiến doanh nghiệp phải “đào tạo lại” đến 60-70%, nhiều sinh viên không biết soạn văn bản, các kỹ năng cần thiết,.. Đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật có những sinh viên đào tạo trong trường những kiến thức chưa được cập nhật so với khi ra làm thì phải đào tạo lại.

Giáo dục - Trường đại học không phải nơi đào tạo nghề

Bà Đàm Bích Thuỷ cho rằng cần đạo tạo sinh viên thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Theo chuyên gia, đối với mô hình giáo dục khai phóng sẽ không dạy sinh viên làm một công việc cụ thể. Thay vào đó, sau khi tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động, các em có thể bắt tay vào công việc nhanh chóng ngay sau khi trải qua chương trình đào tạo ngắn hạn của doanh nghiệp.

“Tôi vẫn ủng hộ phương pháp đào tạo giúp sinh viên ra trường cho dù vào bất cứ môi trường nào cũng bắt nhịp hoạt động với ngành đó một cách nhanh nhất và đấy cũng là điều doanh nghiệp cần ở người lao động. Các em có thể thích nghi với sự biến đổi môi trường, quan trọng nhất là khả năng tự học của mỗi học sinh”, chuyên gia bày tỏ.

Bậc đại học trang bị tư duy, không đào tạo nghề cụ thể 

Đồng quan điểm, TS.Trần Mạnh Hà - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng bày tỏ trường đại học không phải nơi đào tạo nghề. Ở bậc đại học sẽ đào tạo các em biết cách tư duy, phản biện tư duy, kiến thức chuyên môn, đổi mới sáng tạo, ngoại ngữ - tất cả các yếu tố trên sẽ tạo một hệ thống tổng thể.

“Đào tạo nghề gắn với công việc cụ thể mang tính tác nghiệp đó không phải là mục tiêu đào tạo của các trường đại học. Cơ sở giáo dục đại học sẽ đạo tạo kiến thức nền tảng để sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm việc ở nhiều môi trường, vị trí khác nhau”, ông Trần Mạnh Hà đánh giá.

Ngoài ra, ông Hà cũng cho rằng để sinh viên làm quen với một ví trí, công việc cụ thể tại một doanh nghiệp cụ thể thì việc phải bỏ ra 3 tháng đào tạo sinh viên là chuyện rất bình thường. Bởi mỗi công ty sẽ có đặc thù, quy trình làm việc riêng và cần phải đào tạo để các em làm quen việc.

Ở đây, ông Hà cũng đặt câu hỏi, nếu sinh viên không được đào tạo bài bản ở trong trường đại học thì liệu sau 3 tháng sinh viên có làm được việc không?

“3 tháng đó được gọi là 3 tháng để các em điều chỉnh, thay đổi, thích ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với vị trí việc làm. Riêng đối với hệ thống các ngân hàng hiện nay đều có trung tâm đào tạo riêng. Coi trường đại học là nơi đào tạo nghề là quan điểm sai cơ bản. Đại học không phải cơ sở đào tạo mang tính nghề nghiệp, tính trung cấp”, ông Hà cho biết.

Giáo dục - Trường đại học không phải nơi đào tạo nghề (Hình 2).

TS.Trần Mạnh Hà - Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng.

Tại Học viện Ngân hàng, các doanh nghiệp được tham gia trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS.Trần Mạnh Hà thông tin: “Khi thiết kế chương trình đào tạo đảm bảo các nội dung: Kiến thức, kỹ, năng, nghiệp vụ và những năng lực sinh viên cần đạt được khi ra trường đảm bảo mục tiêu và chuẩn đầu ra. Những nội dung phải dựa trên các ý kiến doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng, chuyên gia, cựu sinh viên, dự liệu dự báo nghề nghiệp trong 4-5 năm tiếp theo”.

Theo ông Hà, có hai điều mà sinh viên cần phải có sau khi tốt nghiệp đó là năng lực tư duy học tập suốt đời và khả năng thích ứng trong môi trường làm việc luôn thay đổi. Đấy cũng là điều mà các trường đại học hướng tới.

“Chỉ khi như vậy người học có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng, năng lực làm việc, năng lực ngoại ngữ, năng lực số trước bối cảnh biến động như hiện nay”, ông Hà bày tỏ.

Theo Luật Giáo dục đại học, mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học được quy định cụ thể:

Theo đó, đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo;

Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.

Trường THCS Trần Phú: Dẫn đầu về chất lượng giáo dục mũi nhọn

Thứ 3, 21/11/2023 | 14:51
Với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên và các thế hệ học sinh, Trường THCS Trần Phú (Phủ Lý, Hà Nam) đã đạt được nhiều thành tích trong công tác dạy và học, từng bước vươn lên trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục và đào tạo địa phương.

[E] Hợp tác với doanh nghiệp: “Cánh cửa” mới cho các trường đại học

Thứ 3, 21/11/2023 | 07:30
Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp chính là sự hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của mỗi bên.

ĐBQH: Đầu tư công cho giáo dục đại học còn thấp

Thứ 4, 01/11/2023 | 17:08
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Lan, kinh phí nghiên cứu, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên, giảng viên ở các trường đại học còn quá ít.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.
Cùng chuyên mục

Hội đồng Anh lên tiếng về việc cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ IELTS

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:40
Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

Địa phương nào có thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 cao nhất cả nước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:39
Kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký trên hệ thống thi của Bộ GD&ĐT, Hà Nội nhiều nhất 109.078 thí sinh.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 11/5/2024: Nắng nhẹ trước khi mưa dông tiếp diễn

Thứ 7, 11/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (11/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 11/5: Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh; Dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp, lo ngại thiên tai cực đoan...

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Hội đồng Anh lên tiếng về việc cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ IELTS

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:40
Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

Địa phương nào có thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 cao nhất cả nước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:39
Kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký trên hệ thống thi của Bộ GD&ĐT, Hà Nội nhiều nhất 109.078 thí sinh.