Trẻ khôn ngoan là trẻ biết cãi

Trẻ khôn ngoan là trẻ biết cãi

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 01/01/2019 | 07:30
1
Trong khi cá tính và bản sắc trong mỗi đứa trẻ luôn đáng được đề cao thì ở nhiều nơi học sinh lại đang bị“nhào nặn” theo một cái khuôn để ra một mẫu số chung.

Nói một cách không ngoa rằng giờ không chỉ có bộ quần áo đồng phục mà các trường phát động học sinh mặc với mục tiêu để học trò không phân biệt giàu nghèo, phần lớn học sinh của chúng ta giờ “giống nhau đến quá thể” trong nhiều chuyện, đặc biệt phải kể đến đó là việc từ chối phản kháng với cái sai, cái xấu theo kiểu “cứ để thế có chết ai!”.

Nhiều câu chuyện phi giáo dục vẫn đang diễn ra tại rất nhiều ngôi trường. Nhiều những cư xử bất công, thiếu nhân văn, thậm chí có cả sự xúc phạm danh dự học sinh của thầy cô khiến học trò uất ức, bất bình. Nhưng đối diện trước những điều ấy, phần lớn học sinh đều im lặng. Một sự im lặng đến đáng sợ.

Hậu quả của điều này đã rõ với quá nhiều bằng chứng xót xa: Nghe lệnh cô giáo chủ nhiệm tát bạn, tất cả học trò của lớp 6 ở Quảng Bình răm rắp nghe lời (dù  muốn hay không) và 231 cái tát đã khiến cậu bé 12 tuổi phải nhập viện.

Rồi vì “nể” thầy mà hàng loạt nam sinh của trường dân tộc nội trú Thanh Sơn, Phú Thọ nén đau đớn bước qua cánh cửa phòng thầy để phục tùng thú tính của một “ yêu râu xanh” đội lốt nhà giáo. 

Xi nhan Trái Phải - Trẻ khôn ngoan là trẻ biết cãi

Sự từ chối phản kháng của học sinh bắt nguồn chính từ cách giáo dục của thầy cô và trường học. Ảnh minh họa   

Hơn bất cứ ai, học trò là những người đáng thương bởi các em như những tờ giấy trắng, thầy cô và xã hội vẽ lên sao thì ra như vậy.

Sự từ chối phản kháng của các em bắt nguồn chính từ cách giáo dục của thầy cô và trường học.  

Hỏi học trò sao có thể làm khác một khi ý thầy cô được xem như ý trời. Thầy cô đã hạ lệnh thì tất cả học sinh chỉ còn một việc duy nhất là răm rắp làm theo, răm rắp... gây tội và thậm chí thoả mãn vì mình rất ngoan, đã nghe lời cô giáo. Còn thầy cô giáo thì rất hài lòng vì học trò đã răm rắp nghe lời mình. Một vòng luẩn quẩn phi giáo dục cứ thế đeo bám chặng đường trồng người.

Tư duy giáo dục một chiều khép kín thầy nói-trò nghe, tiêu diệt phản biện, tiêu diệt tranh luận đã ngấm sâu ở hầu khắp các trường, tạo thành nếp nghĩ vô cùng nguy hiểm, không “vâng lời” sẽ bị loại bỏ.

Trong khi ở nhiều nước, giáo dục đang đề cao sự phát triển tự nhiên, đề cao tính riêng có và bản sắc trong mỗi học trò thì hiện ở nhiều trường, nhiều thầy cô giáo dường như lại đang nhào nặn học sinh theo một mẫu số chung, một khuôn chung. Tư duy sáng tạo cá nhân hẳn nhiên sẽ bị bóp nghẹt trong khuôn người này.

Có ý chí, có kiến thức, có phản biện, có tranh luận, có tư duy độc lập mới là mục tiêu của con người hiện đại. Vậy cách giáo dục rập khuôn này có đang làm hỏng quá trình đào tạo học sinh?

Và cũng không chỉ ở nhà trường, ngay trong các gia đình cũng cần cởi bỏ quan điểm những đứa trẻ chỉ được coi là ngoan khi làm đúng theo lời bố mẹ, trẻ chỉ được yêu mến nếu suy nghĩ và cảm nhận theo cách bố mẹ. Hãy để những đứa trẻ có quyền tham gia ý kiến. Đừng thấy trẻ phản biện thì nói trẻ hư nếu trẻ biết thể hiện quan điểm một cách lễ phép, chừng mực.

Hãy giúp những đứa trẻ tin rằng mình là người có năng lực và có quyền tự chủ, có khả năng giải quyết các khó khăn của mình. Những tiềm năng riêng sẽ giúp những đứa trẻ thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tích cực.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

 

Lấy phiếu điều tra vụ cô giáo ép học sinh tát bạn 231 cái là vi phạm pháp luật

Thứ 3, 04/12/2018 | 19:02
Liên quan đến việc lấy phiếu điều tra vụ cô giáo ép học sinh tát bạn 231 cái, chuyên gia pháp lý cho rằng việc làm này của BGH nhà trường là vi phạm pháp luật.

Học sinh bị “hỏi cung” vụ 231 cái tát: Đau xót vì những câu hỏi ngớ ngẩn

Thứ 3, 04/12/2018 | 15:40
GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT rất đau xót khi biết được cô hiệu trưởng đã “hỏi cung” học sinh sau sự việc cô giáo bắt học sinh tát bạn 231 cái. GS. Phạm Minh Hạc cho rằng đó là những câu hỏi ngớ ngẩn!
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Văn chương nghệ thuật và…du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Để có được một tác phẩm hay, dẫu chỉ là một câu thơ đứng được trong lòng độc giả, nó cũng gian nan như... làm sao để khách du lịch móc ví nườm nượp kéo đến.