Tranh cãi đề xuất để doanh nghiệp tự quyết lương

Tranh cãi đề xuất để doanh nghiệp tự quyết lương

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Có ý kiến cho rằng, để doanh nghiệp tự quyết thang bảng lương, chắc chắn người lao động sẽ bị “ép”.

Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức cuộc hội thảo: “Thực trạng chính sách lương và giải pháp cải cách”. Tại hội thảo này, bên cạnh các vấn đề quen thuộc như lương thấp, lương tối thiểu, đối tượng hưởng lương, cải cách lương khu vực hành chính…, đề xuất để doanh nghiệp tự quyết bảng lương thu hút được sự quan tâm của đông đảo các thành phần tham gia.

Bất động sản - Tranh cãi đề xuất để doanh nghiệp tự quyết lương

Người lao động chắc chắn sẽ bị thua thiệt nếu “thả” quyền tự quyết lương cho DN (nguoi lao dong)

Đề xuất trên được ông Trần Chí Dũng, phó giám đốc văn phòng giới sử dụng lao động VCCI đưa ra kèm theo nhiều dẫn chứng thực tế. Theo ông Dũng, chính sách điều chỉnh tiền lương của Chính phủ tác động rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế và an sinh xã hội. Trong thời buổi kinh tế suy thoái, tình hình sản xuất khó khăn, với mức lương hiện tại, hàng loạt các doanh nghiệp phải nợ lương hoặc đi vay tiền trả lương cho người lao động. Hơn lúc nào hết, họ cần sự sẻ chia khó khăn của người lao động.

Căn cứ trên những cơ sở đó, ông Dũng cho rằng khu vực doanh nghiệp cần có cơ chế tính lương riêng. Mức lương sẽ được tính trên hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của đơn vị sử dụng lao động và thực trạng nền kinh tế. Việc kiểm soát của Nhà nước được hạn chế tối đa trong tính thang bảng lương và đây trở thành một bí quyết, chiến lược kinh doanh, quản trị của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp thu hút nhân tài và chủ động hơn theo quy luật cung cầu của thị trường.

Phản ứng trước đề xuất này, không ít ý kiến tỏ ra lo ngại khi cho rằng, người lao động sẽ phải chịu thua thiệt khi không đủ năng lực thỏa thuận lương. Ngoài ra, họ còn có nguy cơ không được tăng lương dù có năng lực chuyên môn và thâm niên công tác. Mọi tiêu chuẩn tăng lương có thể sẽ bị doanh nghiệp chủ quan áp đặt.

Liên quan đến phương án tính lương cho khu vực doanh nghiệp, phát biểu tại hội thảo, chủ nhiệm ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu rõ: Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, trong các giải pháp cải cách tiền lương, bà Mai cho rằng phải hướng đến một mức lương tối thiểu chung cho toàn xã hội do Chính phủ công bố. Hoặc chỉ có lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp làm cơ sở cho người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiền lương.

Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Đặng Quang Điều, tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết: “Tôi không đồng tình với đề nghị để doanh nghiệp tự quyết tiền lương. Xét theo tình hình thị trường lao động hiện tại, cung lớn hơn cầu, khi doanh nghiệp tự quyết thang bảng lương thì chắc chắn người lao động sẽ chịu thiệt. Từ trước tới nay, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định mức lương tối thiểu cho các doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp chưa thể tự mình tính toán được”.

Liên quan đến quyền lợi của người lao động, ông Điều nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp khó khăn, người lao động cũng chẳng sung sướng hơn. Có người lao động mới có sản phẩm. Vì vậy, họ cần nhận được sự quan tâm và bảo vệ của Nhà nước”.

Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn

Liên quan đến vấn đề này, ông Cao Sỹ Kiêm, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho rằng: “Doanh nghiệp sẽ được chủ động hơn khi tự quyết bảng lương. Tuy nhiên cần xem xét trao quyền tự quyết ở mức nào thì hợp lý. Nếu áp dụng đề xuất này, Nhà nước nên khống chế mức tối thiểu, cũng như những định hướng cho doanh nghiệp trong việc tính thang bảng lương. Có như thế người lao động mới được đảm bảo quyền lợi và trả mức lương xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra”.

Doanh nghiệp nợ lương tăng 25%

Trong trao đổi gần đây với báo chí, ông Trần Tiến Thịnh, giám đốc kinh doanh của Công ty tư vấn quản trị doanh nghiệp Tinh Vân cho hay, tình trạng doanh nghiệp nợ lương hiện nay tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tính đến phương án đóng cửa. Theo ông Thịnh, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình cảnh nợ lương của nhiều doanh nghiệp. Một là tác động chung của kinh tế, tín dụng siết chặt trong khi không ít chủ kinh doanh quen sống dựa vào ngân hàng. Hai là bản thân các công ty vốn làm ăn có lãi, đi đầu tư dàn trải ngoài ngành dẫn đến không kiểm soát được dòng tiền. Ba là một số công ty không xây dựng giá trị cốt lõi về chế độ hậu mãi nhân viên.

Bình Minh


Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.

Cắm lại biển cảnh báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:22
Cơ quan chức năng đã cắm lại biển thông báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.