Trái đất có thể mất hơn 10% các loài sinh vật vào cuối thế kỷ 21

Trái đất có thể mất hơn 10% các loài sinh vật vào cuối thế kỷ 21

Thứ 7, 21/01/2023 | 08:45
0
Theo nghiên cứu vừa được công bố tháng 12/2022 tại Hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, Trái đất có thể mất hơn 1/10 các loài sinh vật vào cuối thế kỷ 21.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình mô phỏng Trái đất nhân tạo trên siêu máy tính và mô hình hóa tác động của sự nóng lên toàn cầu cùng với việc sử dụng tài nguyên đất của con người đối với hệ sinh vật.

“Chúng tôi đã tạo ra một thế giới ảo và lập bản đồ về số phận của hàng nghìn loài trên toàn cầu để xác định khả năng xảy ra các điểm bùng phát tuyệt chủng trong thế giới thực”, Tiến sĩ Giovanni Strona tại Đại học Helsinki cho biết.

Như mô phỏng cho thấy, trong trường hợp xấu nhất, 27% các loài sẽ biến mất. Trong kịch bản trung bình, khoảng 13% động vật và thực vật sẽ tuyệt chủng.

Nhóm nhà khoa học đã chỉ ra nghiên cứu này là duy nhất vì nó tính đến các tác động thứ cấp đối với đa dạng sinh học, khi sự tuyệt chủng của một loài dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khác.

“Hãy nghĩ về một loài săn mồi bị mất con mồi vì biến đổi khí hậu. Việc mất đi con mồi là một sự tuyệt chủng sơ cấp. Nhưng không có gì để ăn, kẻ săn mồi của nó cũng sẽ bị tuyệt chủng. Quá trình này gọi là đồng tuyệt chủng. Mọi loài đều phụ thuộc vào loài khác theo một cách nào đó”, Giáo sư Corey Bradshaw tại Đại học Flinders giải thích.

Trong lịch sử loài người, Trái đất chưa bao giờ ấm lên nhanh và đồng loạt như hiện nay. Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo, nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi

Vì vậy, khoảng 3.000 nhà khoa học đã ký một bức thư ngỏ gửi tới các chính phủ kêu gọi giải quyết tình trạng tiêu thụ quá mức tài nguyên Trái đất. Tài liệu này đặc biệt nhắm vào tình trạng tiêu thụ quá mức của các quốc gia giàu có đã tác động đến thiên nhiên của các nước đang phát triển. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm hàng đầu về biến đổi khí hậu.

Minh Hoa (t/h)

Liên hợp quốc công bố báo cáo về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia

Thứ 4, 07/09/2022 | 08:03
Phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi trở về từ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia (Ukraine), ông Rafael Grossi – Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thuộc Liên hợp quốc – cảnh báo, cả Nga và Ukraine “đang đùa với lửa”.

Liên hợp quốc lo ngại nguy cơ khủng hoảng lương thực nghiêm trọng

Thứ 6, 03/06/2022 | 06:30
Xung đột Nga-Ukraine có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước đang phát triển.

Liên Hợp Quốc triển khai đợt sơ tán dân thường thứ ba ở Ukraine

Thứ 6, 06/05/2022 | 14:26
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, cơ quan này đang tiến hành đợt sơ tán dân thường thứ ba ở Ukraine.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tới Ukraine thúc đẩy giải pháp ngoại giao

Thứ 6, 29/04/2022 | 19:30
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã đến các địa điểm ở Kiev. Đây là chuyến thăm Ukraine đầu tiên của ông Guterres kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.