Tp.HCM: Nguy hại sức khỏe, môi trường khi lạm dụng khai thác nước ngầm

Tp.HCM: Nguy hại sức khỏe, môi trường khi lạm dụng khai thác nước ngầm

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 6, 23/09/2022 | 18:00
0
Tp.HCM đang vận động người dân giảm khai thác nguồn nước sinh hoạt dưới lòng đất nhằm hạn chế tình trạng sụt lún đất và ô nhiễm nguồn nước.

Ngập lún và ảnh hưởng sức khỏe

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM (HCDC) cho biết, công tác giám sát chất lượng nước sinh hoạt được thành phố thực hiện định kỳ, lấy 2 mẫu/tháng tại mỗi quận, huyện và Tp.Thủ Đức.

Chất lượng nước được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong Thông tư số 41/2018/TT-BYT, xét theo 2 tiêu chuẩn chính về hóa lý và vi sinh.

Theo báo cáo của HCDC, trong năm 2021, cơ quan này đã kiểm tra 160 mẫu nước giếng khoan toàn thành phố. Tuy nhiên, 98% mẫu được lấy đều không đạt chỉ tiêu về độ pH và Clo dư (2 chỉ tiêu đánh giá cơ bản nhất của tiêu chuẩn hóa lý trong nước sinh hoạt). Thêm đó, 15% mẫu không đạt về tiêu chuẩn vi sinh.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, HCDC lấy 120 mẫu nước để giám sát thì hầu hết không đạt các chỉ tiêu trên. Do đó, có cơ sở để đánh giá, nguồn nước khai thác dưới đất ở thành phố hiện nay chưa đạt chỉ tiêu an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Bà Nga chỉ ra: “Nếu không đạt chuẩn về lượng Clo dư trong nước thì người sử dụng thường xuyên sẽ có nguy cơ bị các bệnh lây nhiễm, bệnh đường ruột. Vì thế, HCDC khuyến cáo người dân thay đổi thói quen sử dụng nước máy thay vì nước dưới đất”.

Kết quả khảo sát của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố hồi cuối quý III/2022 về sụt lún nền sau quá trình thực địa và thu thập thông tin, phỏng vấn các đối tác tham gia quản lý, nghiên cứu về sụt lún nền đưa ra kết luận, nền đất tại Tp.Hồ Chí Minh bị sụt lún trung bình khoảng 2 cm mỗi năm, có nơi đến 6 cm, và đô thị 10 triệu dân đối mặt tình trạng ngập lụt thường xuyên hơn.

Về mặt khoa học, TS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia Tp.HCM cho hay, lún đất diện rộng là một trong những yếu tố gây ngập ở Tp.HCM. Lún đất diện rộng ở Tp.HCM có thể lên đến 2,5 cm/năm, cao gấp 3-5 lần so với tốc độ nước biển dâng.

Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam (DWRPIS), độ lún tích lũy từ 2005 đến 2017 của Tp.HCM là 23 cm, nơi nhiều nhất lún 81 cm (phường An Lạc, quận Bình Tân); độ lún bình quân hàng năm là 2 cm, có nơi 6 cm.

Danh sách 10 địa phương lún nhiều nhất là quận 7, quận 8, quận 12, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Bình Tân và Tp.Thủ Đức (khu vực quận 2 và quận Thủ Đức cũ). Đặc biệt, quận 12 và quận Bình Tân có mức độ sụt lún nền lớn nhất.

Từng bước xóa khai thác nước ngầm

Còn theo Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khoan trên địa bàn đến năm 2025, nhằm hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và sụt lún đất; đồng thời yêu cầu đơn vị cấp nước ngừng khai thác nước ngầm ở nơi đã có mạng cấp nước cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Đến tháng 9/2022, sau hơn 4 năm thực hiện nhiều giải pháp, Tp.HCM đã giảm khối lượng sử dụng nước dưới đất từ 716.581 m3/ngày xuống còn 264.581 m3/ngày, đạt tỉ lệ 73,3% so với kế hoạch.

Lượng nước ngầm ở Tp.HCM chủ yếu gồm 4 nhóm đối tượng sử dụng. Trong đó, lượng khai thác nước dưới đất ở các hộ gia đình ước giảm 235.703 m3/ngày (đạt tỉ lệ 71,9% so với kế hoạch); các doanh nghiệp bên trong khu công nghiệp, khu chế xuất giảm 28.805 m3/ngày (đạt tỉ lệ 57,4%); các doanh nghiệp bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất giảm 145.220 m3/ngày (đạt tỉ lệ 104,8 %) và Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) giảm 42.272 m3/ngày đêm (đạt tỉ lệ 42,3 %).

Riêng đối với nhóm sử dụng nước dưới đất là hộ gia đình, Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM phối hợp UBND các quận, huyện, Tp.Thủ Đức và Sawaco, Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn đã khảo sát và lắp đặt đồng hồ nước sạch cho các hộ, đảm bảo áp lực và chất lượng nước sạch nhằm khuyến khích người dân sử dụng nước thủy cục thay vì nước giếng.

Ngoài ra, Sở này chỉ xem xét cấp phép khai thác nước dưới đất phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt đối với những khu vực chưa đưa được nguồn nước mặt từ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai về hệ thống xử lý nước sạch.

Thống kê năm 2017 cho thấy, Tp.HCM có 1.920 giếng, với lưu lượng khai thác 519.000 m3/ngày. Ngoài ra, khoảng 990.000 giếng khai thác nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, ước tính lưu lượng khai thác khoảng 840.000 m3/ngày.

TP.HCM: Lắp đường ống nước ngầm 3.465 tỷ đồng băng sông Sài Gòn

Thứ 4, 15/11/2017 | 21:11
Đường ống dài 10km được kích ngầm hoàn toàn theo công nghệ Pháp, trong đó có đoạn băng sông Sài Gòn, Rạch Chiếc. Thời gian hoàn thành lắp đặt dự kiến trong 3,5 năm.

Cắt giảm, hạn chế tối đa khai thác nước ngầm trên địa bàn TP.HCM

Thứ 2, 13/11/2017 | 10:44
Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, TP.HCM chỉ khai thác 100.000m³/ngày, trám lấp các giếng khoan hư hỏng, giếng không sử dụng, giếng không có giấy phép khai thác đúng kỹ thuật nhằm bảo vệ nguồn nước.
Cùng tác giả

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Tp.HCM lên phương án gắn chip để quản lý chó, mèo tại cộng đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 09:26
Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng rộn ràng với mùa du lịch biển

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:08
Để mùa du lịch Biển thành công, các hộ kinh doanh ký cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Cát Bà và Đồ Sơn thưa khách trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:56
Dự kiến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 2 khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà ở Hải Phòng đón khoảng 390.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:33
Ngày 27/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Người dân Hải Phòng có thể thưởng thức pháo hoa mỗi dịp cuối tuần

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND Tp.Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp mỗi tối cuối tuần tại đảo Vũ Yên.