Toyota, Honda, Nissan đứng trước thách thức lớn

Toyota, Honda, Nissan đứng trước thách thức lớn

Thứ 7, 27/08/2022 | 15:05
0
Toyota, hãng xe số một thế giới, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, hơn 90% nhà máy của hãng sẽ phải chịu ít nhất một rủi ro vì sự nóng lên toàn cầu.

3 ông lớn ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản đang phải đối mặt với rủi ro lớn nhất từ biến đổi khí hậu vì phần lớn hoạt động sản xuất của họ vẫn tập trung ở đảo quốc này, theo một nghiên cứu của Greenpeace, tổ chức vì môi trường lớn nhất hành tinh.

Trong những năm tới, Toyota, Honda và Nissan sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn từ bão và lũ lụt, nhiệt độ cao và tình trạng thiếu nước do vị trí đặt nhà máy của họ. Đây là kết luận của nhóm vận động bảo vệ môi trường sau khi phân tích dữ liệu từ Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s.

Khi nói đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị, người ta thường hay nói đến những tác động của các nhà sản xuất đối với khí hậu hoặc xã hội.

Tuy nhiên, khi những thay đổi của thời tiết khiến thiên tai xảy ra thường xuyên và tác động dữ dội hơn, các nhà sản xuất ô tô sẽ phải đối mặt với “mức độ rủi ro vật chất cao” vì những thiệt hại và gián đoạn tại các cơ sở hoạt động của họ, cũng như gián đoạn trong chuỗi cung ứng, Greenpeace cho biết.

Danh sách của Greenpeace phần nào phản ánh thực tế địa lý. Ngoài các nhà máy ở châu Á, Toyota, Honda và Nissan có các cơ sở nằm rải rác khắp Nhật Bản, một quần đảo dễ bị ảnh hưởng bởi bão.

Xếp hạng các nhà sản xuất xe hơi chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nhất bao gồm Toyota, Sling, Nissan, General Motors, và Ford.

Trong bảng xếp hạng toàn cầu của 10 công ty hàng đầu, các nhà sản xuất châu Âu (Daimler, Stellantis, Renault và Volkswagen) là những nhà sản xuất ít bị ảnh hưởng nhất.

Thế giới - Toyota, Honda, Nissan đứng trước thách thức lớn

Hạn hán nghiêm trọng ở Trung Quốc khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa. Ảnh: Daily Sabah

Báo cáo của Greenpeace nhấn mạnh rằng Toyota cần minh bạch hơn về các rủi ro khí hậu mà các nhà máy sản xuất của họ phải đối mặt và “thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để giảm lượng khí thải carbon”.

Toyota, hãng xe số một thế giới, là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì hơn 90% nhà máy sản xuất của hãng sẽ phải chịu ít nhất một rủi ro vì sự nóng lên toàn cầu (lũ lụt và bão, nhiệt độ cao, cháy rừng và hạn hán), nghiên cứu này chỉ ra, dựa trên dữ liệu từ của tổ chức Moody’s.

Trong tháng 8 này, Toyota và Honda cũng đã phải tạm ngừng sản xuất tại một số tỉnh của Trung Quốc do nhiệt độ quá cao, khiến Trung Quốc phải cắt điện.

Toyota đã phủ nhận kết quả của nghiên cứu, nói rằng “Toyota có kinh nghiệm vững chắc trong việc sử dụng nguồn lực để khôi phục hoạt động và sản xuất trong trường hợp thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, động đất và hỏa hoạn, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ nhân đạo và khôi phục sớm các khu vực bị ảnh hưởng”, công ty cho biết trong một tuyên bố.

“Vì không thể dự đoán được khi nào, ở đâu và loại thảm họa nào sẽ xảy ra ở mỗi quốc gia và khu vực”, Toyota tin rằng “điều quan trọng hơn là phải tạo ra một hệ thống toàn cầu ở cấp độ tập đoàn để giảm thiểu thiệt hại và hợp tác với các nhà cung cấp sớm nhất có thể, hơn là tiết lộ mức độ rủi ro khí hậu” mà các nhà máy của họ phải đối mặt ở mỗi quốc gia.

Trong khi đó, Nissan cho biết họ sẽ tiến hành các đánh giá dài hạn về rủi ro biến đổi khí hậu và lấy đó làm căn cứ để thiết lập chiến lược cho chuỗi cung ứng của mình. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với các bên liên quan và chủ động củng cố các hoạt động của mình”, ông Shiro Nagai, phát ngôn viên Nissan, cho biết.

Người phát ngôn của Honda từ chối bình luận về báo cáo này.

Nguyễn Tuyết (Theo Business Standard, Ground Report)

Khủng hoảng điện khiến Toyota và CATL đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc

Thứ 4, 17/08/2022 | 16:31
Tập đoàn Toyota Motor và nhà sản xuất pin CATL buộc phải đóng cửa các nhà máy ở tỉnh Tứ Xuyên khi cuộc khủng hoảng điện do hạn hán ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Toyota ngừng nhận đơn đặt hàng do sản lượng trì trệ

Thứ 2, 25/07/2022 | 21:10
Khách hàng của Toyota được yêu cầu chuyển đơn đặt hàng sang một mẫu Harrier mới hơn, dự kiến ​​ra mắt vào tháng 9 tới.

"Ông lớn” ô tô Nhật Bản sụt giảm doanh số do thiếu chip

Thứ 3, 07/09/2021 | 14:50
Tình trạng thiếu chip toàn cầu kéo dài đã buộc các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới cắt giảm sản lượng, dẫn tới doanh số sụt giảm theo.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.