Tôi lớn lên bằng những chuyến xe xích lô chở hàng lam lũ của bố

Tôi lớn lên bằng những chuyến xe xích lô chở hàng lam lũ của bố

Thứ 6, 21/10/2016 | 20:40
0
Mấy ngày gần đây xã hội đang bức xức sau hai vụ nạn nhân tử nạn do xe chở hàng cồng kềnh, quá tải,... bản thân ai ra đường cũng rất sợ những chiếc xe như vậy, nhưng nếu bỏ hoàn toàn liệu có khả thi?

Bố đi lính khi tôi vẫn còn là một hình hài trong bụng mẹ. Đến ngày bố về, tôi chỉ là cô bé con mít ướt, nhìn thấy bố là gào lên khóc vì lạ.

Ngày bố về, ông may mắn hơn đồng đội vì sức khỏe gần như là nguyên vẹn về thể xác nhưng tâm hồn của bố vẫn còn găm lại những mảnh đạn của chiến tranh. Có những hôm đang say giấc ngủ, bố nằm mơ thấy điều gì đó khủng khiếp lắm. Ông cứ ú ớ lên từng hồi, chiếc áo mỏng ướt đẫm mồ hôi cho dù đó là những ngày gió rét mướt.

Bố về, chỉ hơn 1 năm sau tôi có đứa em trai. Tôi vui lắm vì có đứa em chơi cùng nhưng cũng vì thế gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai của bố.

Cả hai bố mẹ tôi đều ít học, sống ở một ngôi làng ven đô nơi thị thành. Mẹ đi thúng bán buôn từ sáng mịt mù tới khi mặt trời đã khuất sau nhũng rặng tre trước làng. Bố thì với chiếc xích lô, rong ruổi trên những con đường để mưu sinh. Cả nhà chẳng mấy khi được đoàn tụ, tôi lớn lên với ông bà, họ hàng với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Trong kí ức của tuổi thơ, hình ảnh chiếc xích lô của bố như một món quà của quá khứ. Bố tôi dù ở cái tuổi không phải quá già nhưng vì phai sương, giãi nắng khiến ông già như chục tuổi. Cái nắng ngày hè, cái gió rét của mùa đông đã khiến da của bố đen sạm in hằn lên những nét chân chim vì gánh nặng cho chúng tôi ăn học.

Có những lần tôi ngồi yên sau, ngắm trọn khung lưng dài rộng có một chút gù gù của bố như bức tường vững chắc cho tôi điểm dựa. Tôi biết, công việc của bố chở hàng bằng xích lô rất vất vả, cả ngày nhặt nhạnh cũng chỉ đủ cơm ăn ba bữa cho cả nhà.

Gia đình - Tôi lớn lên bằng những chuyến xe xích lô chở hàng lam lũ của bố

 Tôi cứ thế lớn lên theo những chuyến xích lô của bố, bạn bè nhiều khi có chê cười nhưng tôi vẫn mặc kệ. Ảnh minh họa.

Tôi cứ thế lớn lên theo những chuyến xích lô của bố, bạn bè nhiều khi có chê cười nhưng tôi vẫn mặc kệ. Bố tôi vẫn mãi chỉ là bố tôi, chiếc áo sờn rách cho tôi cả một tuổi thơ êm đềm.

Rồi một ngày, làng quê ven đô của tôi cũng đổi đời, bỗng chốc nó phát triển thành thành phố. Chiếc xích lô cũ kĩ mòn lóp của bố cũng đến ngày phải “về hưu”. Bố lại loanh quanh mưu sinh khi chị em chúng tôi đứa đang học dở đại học, đứa mới vào cấp 3.

Bố làm đủ thứ nghề, từ đi phu vữa, bốc vác,... cái gì cũng làm để kiếm tiền ăn cho hai chị em. Tôi nhìn bố mà ứa nước mắt.

Có lần tôi xin bố nghỉ học để đi làm, bố chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt tưởng chừng như cả thế giới quay lưng lại với ông. Ngày đó, ông đánh tôi một trận mà tôi nhớ mãi, ông đánh tôi đau mà sao ông lại khóc cho tôi.

Đồng đội của bố khi biết hoàn cảnh, ai cũng thương tình góp mỗi người một ít, mua cho ông một chiếc xe 3 bánh để tiếp tục mưu sinh. Từ đầu, ông một mực từ chối nhưng nhờ những tấm lòng của anh em, giờ bố tôi lại tiếp tục rong ruổi, bán mặt cho đường nắng để kiếm tiền cho các con ăn học.

Chiếc xe đó là tài sản quý giá nhất của bố, ông cưng nó như đứa con thứ 3 của ông. Ngày xưa, ông đạp xích lô, mỗi lần trời nắng gắt hay mưa bão, hai chị em tôi đều rất sợ vì nhỡ xảy ra chuyện gì. Từ khi có chiếc xe ba bánh, có tấm mái che trên đầu, tôi cũng yên tâm hơn cho sức khỏe của ông.

Nhiều khi ông đùa rằng “không có chiếc xe này, chắc cả nhà tôi ra bờ đê mà ở”. Tôi ngẫm lại cũng đúng, vì mưu sinh, vì cơm áo gạo tiền mọi người nên có cái nhìn thiện cảm hơn với những người lái xe chở hàng như bố.

Đó là còn chưa kể tới những người thuê bố tôi, họ cũng đều là người có thu nhập trung bình. Bởi nếu dư dả họ đã tìm tới xe tải vận chuyển cho gọn gàng. Bố tôi từng coi việc làm của mình là giúp ích cho xã hội, không phải gánh nặng cho ai.

Mỗi ngày, bố tôi chở vài ba chuyến hàng, chi phí thu về được nửa triệu nhưng vất vả vô cùng chứ đâu có sung sướng gì.

Nhưng mấy ngày nay, ông nhìn chiếc xe của mình, nhìn “đứa con cưng”, “đồng chí”, “đồng đội” của mình, tôi thấy ông thở dài.

Tôi biết, mấy ngày gần đây xã hội đang bức xức sau hai vụ người dân tử nạn do xe chở hàng cồng kềnh, quá tải,... Bản thân tôi ra đường cũng rất sợ những chiếc xe như vậy. Song xét theo khía cạnh khác, nếu không có chiếc xe đó, những người như bố tôi hay anh em đồng chí của ông sẽ ra sao để tiếp tục mưu sinh? Rồi con cái, vợ chồng sẽ ra sao khi không có thu nhập?

Thị Trang

Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.