Toàn cảnh vụ tập kích bằng UAV vào Moscow và thách thức của Nga

Thứ 4, 31/05/2023 | 14:46
0
Ít nhất 8 UAV đã tham gia cuộc tập kích vào thủ đô Moscow của Nga, nhưng tất cả đều bị vô hiệu hóa bằng tác chiến điện tử và hệ thống phòng không Pantsir-S.

Thủ đô Moscow và Vùng Moscow của Nga đã rung chuyển bởi cuộc tấn công của một loạt máy bay không người lái (UAV) vào sáng sớm ngày 30/5. Đây là cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào các khu dân cư ở thủ đô Nga và một dấu hiệu khác cho thấy xung đột quân sự ở Ukraine đang ngày càng tiến gần tới trung tâm nước Nga.

Chuyện gì đã xảy ra?

Theo hãng thông tấn Nga TASS, các nhân chứng nghe thấy tiếng nổ lớn vào sáng sớm ngày 30/5, sau đó cửa sổ của một tòa chung cư nhiều tầng trên phố Atlasova ở New Moscow bị vỡ. Các mảnh vỡ tương tự như của một UAV đã được tìm thấy xung quanh tòa nhà.

Hai tòa nhà chung cư nhiều tầng khác trên Đại lộ Leninsky và phố Profsoyuznaya cũng bị tập kích, khiến cửa sổ của một số căn hộ bị vỡ.

Cả 3 tòa nhà trên đều nằm dọc theo vùng ngoại ô phía Tây Nam Moscow, thuộc khu vực trung lưu của thủ đô, tờ New York Times (Mỹ) cho biết thông qua một số video mà tờ báo này đã xác minh.

Thế giới - Toàn cảnh vụ tập kích bằng UAV vào Moscow và thách thức của Nga

Các nhà điều tra bên ngoài một tòa nhà chung cư bị hư hại sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Moscow, Nga, ngày 30/5/2023. Ảnh: Getty Images

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin xác nhận rằng đây là một vụ tấn công bằng UAV, khiến một số tòa nhà bị hư hại nhẹ. Giao thông dọc theo Phố Udaltsova từ Đại lộ Leninsky Prospekt đến phố Mikhail Pevtsov bị tắc nghẽn trong khoảng một giờ.

Khu vực gần làng Pavlovo-1 ở thành phố Istra thuộc Vùng Moscow – nơi một số mảnh vỡ nhỏ của các UAV rơi xuống – đã được kiểm tra, TASS cho biết, dẫn lời người đứng đầu thành phố Istra, Tatyana Vitusheva.

Bà Vitusheva cũng kêu gọi cư dân địa phương không công bố hoặc bình luận về cảnh quay các hệ thống phòng không.

Theo các nhà chức trách Nga, rất may không có trường hợp nào cần phải nhập viện, trong khi cư dân ở một số khu vực bị ảnh hưởng đã được sơ tán, còn nhân viên của Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp tiếp tục làm việc tại hiện trường.

Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc chính quyền Kiev đứng sau vụ tấn công vào Moscow – nơi cách biên giới Ukraine gần 500 km.

Ít nhất 8 UAV đã tham gia cuộc tập kích, nhưng tất cả đều bị đánh chặn: 3 chiếc bị vô hiệu hóa bởi các phương tiện tác chiến điện tử, buộc chúng phải bay chệch khỏi mục tiêu dự định, và 5 chiếc bị hệ thống phòng không Pantsir-S ở Vùng Moscow bắn hạ khi vừa tiếp cận thành phố. Bộ Quốc phòng Nga không cung cấp thông tin về mục tiêu thực sự của các UAV này có thể là gì.

Thế giới - Toàn cảnh vụ tập kích bằng UAV vào Moscow và thách thức của Nga (Hình 2).

Một nhân viên an ninh chỉ vào tòa nhà cao tầng được cho là bị hư hại nhẹ do một cuộc tấn công bằng UAV, ở Moscow, Nga, ngày 30/5/2023. Ảnh: News24

Thế giới - Toàn cảnh vụ tập kích bằng UAV vào Moscow và thách thức của Nga (Hình 3).

Công nhân sửa chữa thiệt hại trên mái của một khu chung cư nhiều tầng sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được báo cáo ở Moscow, Nga, ngày 30/5/2023. Ảnh: GZero Media

Phản ứng của các bên

Các quan chức Nga và các đồng minh của Ukraine dường như đang lựa chọn từ ngữ của họ một cách cẩn thận khi bình luận về cuộc tấn công, tờ New York Times nhận định.

Theo tờ báo Mỹ, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết Ukraine không “liên quan trực tiếp” đến vụ tấn công, nhưng “rất vui” khi theo dõi các sự kiện diễn ra bên kia biên giới. Một phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine, lực lượng thường duy trì chính sách mơ hồ chiến lược đối với các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, từ chối bình luận.

Trong khi Washington cung cấp cho Ukraine các thiết bị quân sự kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2/2022, các quan chức Mỹ đã nói rõ rằng họ không muốn những thiết bị này được sử dụng để tấn công vào lãnh thổ Nga, vì sợ xung đột leo thang.

Sau vụ tấn công mới nhất bằng UAV vào Moscow, hôm 30/5, Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đều đưa ra tuyên bố cho biết, nói chung Mỹ không ủng hộ các cuộc tấn công bên trong nước Nga, nhưng lưu ý rằng ngày 30/5 đánh dấu lần thứ 17 trong tháng này Nga đã tấn công Kiev.

Thế giới - Toàn cảnh vụ tập kích bằng UAV vào Moscow và thách thức của Nga (Hình 4).

Binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn Cơ giới 93 khai hỏa về phía các vị trí của Nga bên ngoài Bakhmut, vùng Donetsk, tháng 5/2023. Ảnh: NY Times

Vương quốc Anh, một đồng minh thân cận khác của Ukraine, còn đi xa hơn. Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly cho rằng Ukraine có “quyền triển khai lực lượng ra ngoài biên giới của mình” để làm suy yếu các cuộc tấn công của Nga.

Tuy nhiên, ông Cleverly tuyên bố, ông không có thông tin chi tiết về các cuộc tấn công bằng UAV và chỉ đang nói một cách chung chung.

Tại Moscow, nơi vụ tấn công bằng UAV đặt ra câu hỏi về khả năng phòng không của Nga, các quan chức Điện Kremlin đã tìm cách bác bỏ mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là “dấu hiệu rõ ràng của hoạt động khủng bố”, cho rằng mục đích của cuộc tấn công là để kích động giới lãnh đạo Nga thực hiện các hành động trả đũa tương tự.

Đồng thời, ông Putin nhấn mạnh rằng hệ thống phòng không của Moscow đã hoạt động bình thường và ổn định trong cuộc đột kích của các UAV, “mặc dù vẫn còn một số chỗ phải khắc phục”. Ông nói: “Đã rõ cần phải làm gì để tăng mật độ hệ thống phòng không của thủ đô. Chúng ta sẽ làm đúng như vậy”.

Ông Andrei Gurulev, một nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, cho biết người dân ở trung tâm thủ đô Moscow có nhiều khả năng bị xe máy điện đâm hơn là UAV. Ông nói với truyền thông nhà nước: “Hôm nay chúng ta đã làm không quá tệ”.

Thách thức đối với Nga

Nga dễ bị tấn công bằng UAV một phần vì quy mô của nước này – có đường biên giới chung dài 2.253 km với Ukraine, nhưng một phần cũng vì các radar phòng không của nước này được thiết kế để phát hiện máy bay và tên lửa – những vật thể có kích thước lớn hơn nhiều so với UAV, ông Sam Bendett, cố vấn về nghiên cứu Nga tại CNA, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận có trụ sở tại Virginia (Mỹ), cho biết.

Theo vị chuyên gia, ngoài việc tạo ra cảm giác dễ bị tổn thương ở Nga, các cuộc tấn công bằng UAV có thể dùng để thăm dò các hệ thống phòng không của Moscow và xác định những điểm yếu tiềm tàng có thể bị khai thác trong các cuộc tấn công khác.

Một phần thách thức đối với Nga là điều chỉnh hệ thống phòng không phức tạp bao quanh Moscow trước các mối đe dọa từ UAV – sản phẩm của một kỷ nguyên mới.

Thế giới - Toàn cảnh vụ tập kích bằng UAV vào Moscow và thách thức của Nga (Hình 5).

Hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga được phát hiện trên đỉnh các tòa nhà ở Moscow, cách Điện Kremlin vài km. Ảnh: Defence Blog

“Hệ thống phòng không gần các thành phố thường sẽ được cài đặt để phát hiện bất cứ thứ gì có kích cỡ như chiếc máy bay trực thăng trở lên”, ông Ian Williams, chuyên gia tại Dự án Phòng thủ Tên lửa thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một cơ quan tư vấn có trụ sở ở Washington, cho biết. “Các UAV nhỏ có thể mang một radar có kích thước của một con ngỗng. Vì vậy nếu các vị điều chỉnh hệ thống của mình để phát hiện các UAV khả nghi, hệ thống cũng sẽ phát hiện rất nhiều loài chim”.

Việc Ukraine có đứng sau vụ tấn công hôm 30/5 hay không vẫn chưa được xác nhận, và vẫn còn những câu hỏi lớn về khả năng UAV của người Ukraine.

Vài giờ sau khi vụ việc xảy ra, hôm 30/5, ông “trùm” Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã một lần nữa chỉ trích các quan chức quân đội Nga, những người mà ông từ lâu đã cáo buộc là kém cỏi.

Người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân cho rằng cuộc tấn công cho thấy sự tụt hậu về công nghệ của Nga trong tác chiến bằng UAV.

Ông nói: “Là một người phần nào am hiểu điều này, tôi có thể nói với các vị rằng từ nhiều năm trước, chúng ta cần phải đối phó với các chương trình UAV. Chúng ta hiện đang đi sau đối thủ nhiều năm, có thể là nhiều thập kỷ”.

“Người dân thường nên làm gì khi một UAV chứa đầy chất nổ đâm vào cửa sổ của họ?”, ông Prigozhin đặt câu hỏi trong một tin nhắn âm thanh được đăng trên Telegram, đồng thời bổ sung: “Mọi người có toàn quyền hỏi họ những câu hỏi này”.

Minh Đức (Theo TASS, NY Times)

EU chia rẽ vì cuộc chiến chống “hạm đội bóng tối” vận chuyển dầu Nga

Thứ 3, 30/05/2023 | 16:07
Khi đưa ra vòng trừng phạt mới nhất nhắm vào dầu Nga, EU tự tin sẽ nhận được sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên. Nhưng thực tế điều đó đã không xảy ra.

Thủ đô Moscow của Nga bị tập kích bằng UAV ngay giữa ban ngày

Thứ 3, 30/05/2023 | 13:01
Đây là lần thứ 2 trong tháng này thủ đô Moscow ghi nhận các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV).

“Lằn ranh đỏ” F-16 giữa phương Tây và Nga

Thứ 5, 25/05/2023 | 14:54
Chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất sẽ gây ra một làn sóng leo thang mới, nhưng không phải là “yếu tố thay đổi cuộc chơi” trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.