Tìm thấy muối và chất hữu cơ trên mặt trăng sao Mộc

Tìm thấy muối và chất hữu cơ trên mặt trăng sao Mộc

Thứ 6, 03/11/2023 | 07:30
0
Tàu vũ trụ Juno của NASA vừa phát hiện muối và các hợp chất hữu cơ trên bề mặt mặt trăng Ganymede của sao Mộc.

Ganymede là mặt trăng lớn nhất của hệ Mặt Trời, to hơn cả Sao Thủy. Nó là một trong 4 mặt trăng Galilean của Sao Mộc, được nhà bác học Galileo Galilei phát hiện đầu thế kỷ thứ XVII.

4 mặt trăng Galilean còn bao gồm Calisto, Europa và Io. Trong đó Europa được NASA quan tâm đặc biệt bởi hàng loạt dấu hiệu về sự sống tiềm năng liên tiếp được hé lộ. Một tàu vũ trụ săn tìm sự sống trực tiếp mang tên Europa Clipper dự kiến sẽ khởi hành vào tháng 10/2024.

Một trong những dấu hiệu đặc biệt mà Europa đã hé lộ chính là hợp chất hữu cơ chứa trong các dòng hơi nước được phun lên từ đại dương ngầm. Ganymede vừa làm điều tương tự.

Theo đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 31/10 thông báo tàu vũ trụ Juno đã lần đầu tiên phát hiện muối khoáng và các hợp chất hữu cơ trên bề mặt mặt trăng Ganymede của sao Mộc.

Theo NASA, phát hiện này cho thấy nước muối dưới lòng đất đang chạm tới lớp vỏ của thế giới băng giá. Những dữ liệu trên do máy quang phổ kế Bản đồ cực quang hồng ngoại Jovian (JIRAM) trên tàu Juno ghi lại trong chuyến bay gần mặt trăng băng giá của sao Mộc.

Vào ngày 7/6/2021, tàu Juno đã bay qua Ganymede ở độ cao tối thiểu 1.046km. Ngay sau thời điểm tiếp cận gần nhất, thiết bị JIRAM đã thu được hình ảnh hồng ngoại và quang phổ hồng ngoại của bề mặt vệ tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời này.

Những hình ảnh nói trên đã đạt được độ phân giải không gian chưa từng có đối với quang phổ hồng ngoại. Theo NASA, thông qua những dữ liệu này, các nhà khoa học có thể phát hiện và phân tích các đặc điểm quang phổ độc đáo của những vật liệu không phải là nước, bao gồm muối hydrat hóa, amoni clorua, natri bicarbonate và có thể cả aldehyt béo.

Các nhà khoa học kết luận muối và hợp chất hữu cơ này đã khẳng định về hoạt động thủy nhiệt sâu bên dưới bề mặt băng giá của Ganymede hoặc sự tương tác giữa đại dương dưới bề mặt và đá sâu bên trong hành tinh. Trong đó, giả thuyết về hoạt động thủy nhiệt là khả dĩ nhất, đã được ủng hộ bởi một số nghiên cứu trước đó.

Hoạt động thủy nhiệt được duy trì bởi các lỗ thủy nhiệt dưới đáy đại dương mà chính Trái Đất cũng sở hữu.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy chính các hệ thống thủy nhiệt đó đã gieo mầm sự sống cho đại dương sơ khai của Trái Đất, cung cấp nhiệt và chất dinh dưỡng cho đáy đại dương tưởng chừng lạnh và chết chóc. Vì vậy, đó là một tin vui nữa dành cho Ganymede.

Trước đây, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy đại dương bên dưới Ganymede là thế giới ấm áp, phù hợp với sự sống.

Cho dù vùng không gian quanh Sao Mộc lạnh giá, nhưng chính kích cỡ vĩ đại của hành tinh này và các mặt trăng của nó đem lại tương tác thủy triều cực kỳ mạnh mẽ, đủ để "hâm nóng" các đại dương ngầm trong các mặt trăng - bao gồm đại dương của Europa, Ganymede và có thể cả Calisto.

Cho dù ít tiềm năng hơn Europa, phát hiện mới này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Ganymede cũng là một thế giới đáng quan tâm trong hành trình săn tìm sinh vật ngoài hành tinh. Một số nhà khoa học khác cũng cho rằng Calisto có hy vọng. Riêng mặt trăng Io có hoạt động núi lửa quá thảm khốc, nên được cho là không có khả năng sinh sống.

Minh Hoa (t/h theo Tuổi Trẻ, Người Lao Động)

Tàu vũ trụ Nga đâm xuống Mặt trăng

Thứ 2, 21/08/2023 | 16:22
Cơ quan hàng không vũ trụ của Nga, Roscosmos cho biết, họ đã mất liên lạc với tàu Luna 25 vào 14h57 ngày thứ Bảy, theo giờ Nga.

Siêu tàu vũ trụ 40 triệu USD nổ tung: Vì sao tỷ phú Elon Musk có thể vui?

Thứ 6, 21/04/2023 | 20:22
Chưa đầy 4 phút sau khi phóng, tàu vũ trụ Starship cùng tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới đã nổ tung trên không, nhưng tỷ phú Elon Musk và công ty SpaceX của ông vẫn có thể ăn mừng.

Tàu vũ trụ gặp tai nạn, Moscow phóng tàu cứu hộ giải cứu phi hành gia Nga và Mỹ

Thứ 6, 24/02/2023 | 20:52
Nga ngày 24/2 đã phóng một tàu cứu hộ để giải cứu 2 phi hành gia Nga và một phi hành gia Mỹ tại Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). 

Tàu vũ trụ NASA tiếp cận Mặt Trăng

Thứ 4, 23/11/2022 | 18:00
Tàu vũ trụ Orion của NASA đã bay vào quỹ đạo Mặt trăng, nhằm thử nghiệm khả năng sẵn sàng của các phương tiện trong việc đưa các phi hành gia lên Mặt trăng.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.