Tìm chìa khóa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Tìm chìa khóa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 5, 07/04/2022 | 12:52
0
Đại diện UNDP cho biết, việc thực hiện chính sách về kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để Việt Nam tiến tới phát triển kinh tế bền vững

Ngày 7/4, Bộ Tư Pháp phối hợp cùng UNDP Việt Nam và Chính phủ Thuỵ Điển tổ chức Hội thảo “Đề xuất nội dung xây dựng Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam" dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Bộ Tư Pháp - Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, bà Caitlin Wiesen (UNDP), đại diện Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam cùng nhiều chuyên gia kinh tế, luật sư và hơn 200 đại biểu.

Kinh tế vĩ mô - Tìm chìa khóa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Toàn cảnh Hội thảo

Kinh tế Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Bộ Tư pháp nhận định, thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để phát triển nhanh và bền vững vừa là yêu cầu, đồng thời là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Theo đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan trong các hoạt động này là trách nhiệm của cả Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã khẳng định quan điểm “coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển”.

Ông cho rằng, quá trình đổi mới và phát triển của Việt Nam trong hơn 35 năm đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. 

Kinh tế vĩ mô - Tìm chìa khóa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ Tư pháp, ông Phan Chí Hiếu phát biểu tại sự kiện

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường nhiều mặt còn yếu kém, khắc phục còn chậm; chất lượng môi trường ở nhiều nơi xuống cấp, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực một số sông… 

Lý do là tăng trưởng kinh tế nhanh không chỉ mang đến cơ hội mà còn đi kèm một số rủi ro về xã hội và môi trường có ảnh hưởng rộng khắp đến người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với sinh kế của người dân. 

Đại diện Bộ Tư pháp chỉ ra, một số vi phạm pháp luật liên quan các hành vi lũng đoạn thị trường hay tìm kiếm lợi nhuận bất chính trong dịch bệnh đang được xử lý vừa qua ở Việt Nam là ví dụ về hậu quả của hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm.

“Trong bối cảnh đó, chìa khóa để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là mang tính khuyến khích, còn thực hành kinh doanh có trách nhiệm (RBP) là mang tính bắt buộc, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể liên quan, như: người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư chịu tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như: phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm. 

“Đây là trách nhiệm chính của doanh nghiệp; tuy nhiên, Nhà nước và xã hội cũng có trách nhiệm để thúc đẩy và bảo đảm tuân thủ”, Thứ trưởng kết luận.

Tiến tới kinh tế xanh, bền vững và bao trùm

Từ đó, bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện UNDP Việt Nam cho biết, Việt Nam nằm trong số 7 quốc gia châu Á đang trong quá trình thực hiện các Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Quyền con người, thông qua việc xây dựng Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bà nhận định, năm 2022 là năm bản lề để tạo ra những nền tảng mang tính kế hoạch về chương trình hành động quốc gia nhằm thúc đẩy kinh doanh có trách nghiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bởi đây là yếu tố quan trọng để Việt Nam tiến tới phát triển kinh tế bền vững, xanh và bao trùm. Mặt khác, đây cũng là vấn đề cốt yếu trong bối cảnh kinh doanh hiện đại của doanh nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Tìm chìa khóa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững (Hình 3).

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện UNDP Việt Nam

Mặt khác, đại diện UNDP nhận định, Việt Nam có chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển mạnh mẽ và đang bắt đầu kinh doanh quốc tế sâu rộng bằng hàng loạt những Hiệp định Thương mại được ký kết.

“Có thể thấy, Việt Nam đang thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ qua những văn kiện, văn bản quy định hay chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp", bà Caitlin chia sẻ. 

Nhìn ở góc độ thế giới, bà cho biết, hiện nay đã có nhiều quốc gia Châu Âu thực hiện chính sách về kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp và đạt được những thành quả nhất định. Ví dụ như, Đạo luật cung ứng ở Đức, Dự thảo Luật Hà Lan về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2021, hay Pháp năm 2017. Từ đó, có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng tại cả Châu Âu và Châu Á.

Trở lại bức tranh tại Việt Nam, Bộ Tư pháp cũng đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, với sự hỗ trợ của UNDP, tiến hành một số nghiên cứu, rà soát, hội thảo tham vấn về vấn đề này, trong đó xác định ít nhất 3 định hướng để chuẩn bị nội dung Đề án, gắn với các nhiệm vụ, giải pháp triển khai.

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm.

Thứ hai, thúc đẩy hiệu quả, chất lượng của công tác tổ chức thi hành chính sách, pháp luật liên quan.

Thứ ba, nâng cao nhận thức, năng lực về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và xã hội.

Mặt khác, Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-25, việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia nhằm thúc đẩy tôn trọng quyền con người trong bối cảnh hoạt động kinh doanh thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với tư cách là thành viên tương lai của Hội đồng Nhân quyền LHQ. 

Với sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy điển, UNDP phối hợp với Bộ Tư pháp tiến hành 2 nghiên cứu quan trọng nhằm xác định và ưu tiên các lộ trình hành động cho Kế hoạch hành động quốc gia trong những năm tới.

Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng, tạo đà phát triển bền vững

Thứ 2, 28/03/2022 | 15:47
Công tác quản lý mã số vùng trồng cần được nâng thêm một bước nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định ngày càng cao của thị trường thế giới.

HSBC cam kết thu xếp 12 tỷ USD tài trợ phát triển bền vững ở Việt Nam

Thứ 3, 25/01/2022 | 10:21
Kế hoạch thu xếp vốn tới năm 2030 nhấn mạnh cam kết dài hạn của HSBC nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mức phát thải ròng bằng 0.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.
     
Nổi bật trong ngày

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giá vàng 19/5: Vàng SJC tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:58
Giá vàng trên thị trường thế giới chốt tuần thứ 2 tăng, trên 2.400 USD/ounce. Giá vàng trong nước tăng theo, trên mốc 90 triệu đồng/lượng.