Tiết lộ bất ngờ nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tiết lộ bất ngờ nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Thứ 6, 12/10/2018 | 08:00
0
Chưa có một công bố chính xác nào về nguyên nhân chính gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Nhưng theo các nhà khoa học, các nguyên nhân dưới đây được coi là yếu tố thuận lợi chính dẫn đến hội chứng này. Chúng ta cùng tìm hiểu.

gn: justify;">Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, thể hiện qua những hành vi hiếu động quá mức của trẻ, không bao giờ chịu ngồi yên, kèm theo sự suy giảm khả năng chú ý.

Sức khỏe - Tiết lộ bất ngờ nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý

Các nhà khoa học chưa có kết luận chính xác trẻ tăng động giảm chú ý do nguyên nhân gì, mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng Gen đóng một vai trò rất lớn.

Tương tự như nhiều bệnh khác, ADHD có thể là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố. Ngoài di truyền học, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các yếu tố môi trường, các tổn thương ở não, dinh dưỡng và môi trường xã hội có thể góp phần vào ADHD.

Yếu tố di truyền

ADHD có xu hướng di truyền trong gia đình. Đây được coi là yếu tố phần lớn gây ra chứng tăng động. Một số nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng nếu trẻ có ba mẹ, ông bà hoặc anh chị em ruột, đặc biệt là các cặp song sinh có ADHD thì trẻ có nguy cơ mắc ADHD cao hơn so với những trẻ bình thường.

Sức khỏe - Tiết lộ bất ngờ nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ (Hình 2).

Trẻ ADHD do di truyền

Chức năng và cấu trúc não

Nghiên cứu hình ảnh não cho thấy rằng ở trẻ ADHD, não phát triển trong một mô hình bình thường nhưng có sự trì hoãn, trung bình trong khoảng 3 năm. Sự chậm trễ rõ rệt nhất ở các vùng não có liên quan đến suy nghĩ, sự chú ý và khả năng lập kế hoạch. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng lớp ngoài cùng của não, vỏ não phát triển rất chậm, nhưng phần não đảm nhiệm việc truyền thông ở 2 bán cầu não lại tăng trưởng bất thường.

Bên cạnh đó, phần lớn trẻ tăng động có sự mất cân đối về mức độ dẫn truyền thần kinh trong não đặc biệt liên quan đến sự thiếu hụt nồng độ GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng của não bộ.

Những sự bất thường này khiến trẻ luôn ở trong trạng thái hiếu động quá mức, không kiểm soát được hành vi của mình và giảm chú ý.

Chế độ ăn uống

Một số quan điểm cho rằng có mối tương quan giữa chế độ ăn và tỉ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đặc biệt là hàm lượng đường. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được sự ảnh hưởng của đường tinh luyện và hành vi hiếu động của trẻ có mối liên quan.

Đường tinh luyện có thể không gây ra những hành động quá khích ở trẻ. Nhưng khi sử dụng thực phẩm với hàm lượng đường cao, cơ thể sẽ kích thích sản xuất insulin để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Khi đó có thể gây hạ đường máu, sinh ra cảm giác thèm ngọt và các hành vi hiếu động bất thường.

Ba mẹ nên có một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ, tăng cường các thực phẩm giàu đạm, sắt, các vitamin nhóm B để cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Các yếu tố nguy cơ

  • Trẻ có tiền sử động kinh.
  • Trẻ sinh non (trước tuần thai thứ 37) hoặc trẻ nhẹ cân khi sinh(<2.5 kg).
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ hút thuốc, sử dụng rượu và lạm dụng các chất gây nghiện làm tăng nguy cơ trẻ bị ADHD.
  • Trẻ tiếp xúc với với mức độ chì cao hay các hóa chất độc hại có khả năng gây những biến đổi bất thường ở não ngay từ khi còn nhỏ.
  • Tổn thương não ngay khi còn trong bụng mẹ hoặc chấn thương đầu nghiêm trọng sau này trong cuộc sống có thể có biểu hiện một số hành vi như trẻ tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ bị ADHD bị chấn thương sọ não.
  • Tâm lý: Quan hệ gia đình không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Trẻ sống trong môi trường có bạo lực, bị bạo hành, lạm dụng thể chất và tinh thần… cũng có thể mắc ADHD.

Nhận biết trẻ ADHD như thế nào?

Các triệu chứng ADHD thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của trẻ, thường từ 3 – 6 tuổi. Ở mỗi trẻ tăng động sẽ có những triệu chứng khác nhau, khó chẩn đoán. Các bậc phụ huynh có thể nhận thấy rằng con của bạn mất hứng thú với mọi thứ sớm hơn trẻ khác hoặc có những biểu hiện ngoài tầm kiểm soát và liên tục không tập trung.

Không có một xét nghiệm nào có thể chẩn đoán trẻ bị ADHD. Do đó khi ba mẹ nhận thấy ở con xuất hiện những triệu chứng bất thường kể trên cần cho trẻ đi khám để có kết luận chính xác về tình trạng của trẻ để có những điều trị can thiệp kịp thời.

Tăng động và hiếu động có khác nhau?

Tăng động và hiếu động ở trẻ có những biểu hiện gần giống nhau. Do đó có thể gây nhầm lẫn cho ba mẹ. Bạn cần chú ý:

  • Trẻ hiếu động vẫn có khả năng thích nghi được với môi trường, vẫn tuân thủ kỷ luật, có thể kiểm soát hành vi của mình.
  • Trẻ tăng động có tính xung động cao, không thể thích nghi, không thể kiểm soát hành vi của mình.
Sức khỏe - Tiết lộ bất ngờ nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ (Hình 3).

Phân biệt tăng động và hiếu động

Trẻ tăng động giảm chú ý có đáng lo?

Hội chứng này tuy không đáng lo ngại như tự kỷ hay động kinh... nhưng ba mẹ cũng đừng chủ quan. Bởi khi những hiếu động quá mức, giảm chú ý, không kiểm soát được hành vi của mình có thể ảnh hưởng tới quá trình học tập của trẻ, phát triển hành vi và tính cách theo hướng bốc đồng, dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc.

Khi có con bị tăng động giảm chú ý, ban đầu ba mẹ còn lúng túng trong phương pháp điều trị và can thiệp cho con thì có thể tham khảo kinh nghiệm từ những chia sẻ của các gia đình có hoàn cảnh tương tự. Bởi chúng ta luôn hiểu rằng không có gì chân thực hơn bằng những trải nghiệm.

Dù là trẻ tăng động hay hiếu động thì ba mẹ cũng tuyệt đối đừng bao giờ quát mắng, to tiếng hay dùng đòn roi với trẻ. Không những không thể cải thiện hành vi của trẻ mà có thể làm cho tình trạng của trẻ ngày càng nặng lên và khó điều chỉnh.

Sức khỏe - Tiết lộ bất ngờ nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ (Hình 4).

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được tư ấn và hỗ trợ miễn phí.

Thông tin hữu ích:

Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não hỗ trợ phát triển trí tuệ là điều cần thiết cho trẻ đặc biệt cần thiết với các trẻ rối loạn phát triển trí tuệ. Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và ghi nhận kết quả hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:

► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu.

► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ.

Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959) – 2015.

Thùy Dung

Trải lòng xót xa của người mẹ trẻ có con bị tăng vận động, giảm chú ý

Thứ 7, 25/08/2018 | 09:00
Thấy con biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm quá đà hơn những bạn đồng trang lứa. Chị Nguyễn M. (32 tuổi, Hà Nội) đưa con đi khám và chị thật sự buồn khi biết con mình mắc bệnh tăng vận động giảm chú ý.

Cha mẹ ngỡ ngàng với phương pháp điều trị tăng động cho trẻ bằng game

Thứ 2, 11/12/2017 | 07:04
Một trò chơi điện tử có thể giúp chữa trị cho trẻ em bị tăng động đã được thiết kế và thử nghiệm khá hiệu quả. Đây có thể là một phương pháp điều trị trong tương lai.
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Đối tượng triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bao gồm cán bộ y tế, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào, phụ nữ có thai.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp ở trẻ và giải pháp từ lợi khuẩn hô hấp Subavax

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Viêm đường hô hấp ở trẻ em là căn bệnh phổ biến. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời sẽ dễ chuyển sang giai đoạn nặng. Nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn sử dụng lợi khuẩn Subavax để nâng cao sức khỏe hệ hô hấp cho con, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm an toàn, hiệu quả.

Xử nghiêm và đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể...

Sở Y tế Quảng Nam xử lý thế nào sự cố chẩn đoán một đằng mổ một nẻo?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 21:12
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam phải thành lập Hội đồng kỷ luật bệnh viện xử lý nghiêm vi phạm của các cá nhân, tập thể liên quan đến sự việc.

Đồng Nai: Kiểm tra, quản lý chặt các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:07
Sở Y tế Đồng Nai đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng về công tác quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
     
Nổi bật trong ngày

Ngón tay đau chạm đâu cũng thấy đau

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:13
Có người vớ phải gã chồng không ra gì và từ đó không còn tin vào hôn nhân nữa. Như ngón tay đau chạm vào đâu trên cơ thể mình cũng thấy nhói đau. Chồng bạn tệ sao bạn bắt cả đời bạn tệ theo?

Làm cách này, gừng tươi có thể dùng quanh năm không lo bị hỏng

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:30
Áp dụng các mẹo bảo quản gừng dưới đây, bạn có thể giữ được độ tươi ngon của loại củ này trong thời gian dài mà không lo thối hỏng.

Đang đi trên bãi biển, ngư dân nhặt được thứ trị giá 30 tỷ đồng

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:25
Trong khi đi trên bãi biển, lão ngư dân vô tình vấp phải "tảng đá" kỳ dị và mang về nhà. Không ngờ đây là “báu vật của biển” trị giá đến 30 tỷ đồng.

Tin tức Đời sống 13/5: Khô miệng có thể là “báo động đỏ” 5 căn bệnh nguy hiểm

Thứ 2, 13/05/2024 | 12:46
Cập nhật tin tức đời sống ngày 13/5: Khô miệng có thể là “báo động đỏ” cho 5 căn bệnh nguy hiểm; Những thời điểm không nên ăn rau muống...

Lũ dung nham lạnh từ núi lửa quét qua khu dân cư làm 4 người ở Indonesia thiệt mạng

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:11
Dòng dung nham lạnh từ ngọn núi lửa Marapi đang hoạt động quét qua một khu dân cư ở Indonesia, khiến 4 người thiệt mạng.