Thư từ Ấn độ của một nhà ngoại giao: Những lễ đón năm mới ở Ấn độ

Thư từ Ấn độ của một nhà ngoại giao: Những lễ đón năm mới ở Ấn độ

Thứ 4, 30/01/2019 | 11:08
0
Ông Phạm Sanh Châu từng làm Đại sứ của Việt Nam tại Unesco (Paris, Pháp), tại Liên minh châu Âu (Bruxelles, Bỉ) và tại Bỉ, Luxembourg; là Đặc phái viên của Thủ tướng Việt Nam phụ trách các vấn đề Unesco; là người Việt Nam đầu tiên ra tranh cử Tổng Giám đốc Tổ chức Unesco. Đi nhiều biết nhiều - trong những ngày cận Tết Kỷ Hợi 2019, ông gửi cho báo Người Đưa Tin một bức thư điện tử, kể về phong tục đón năm mới tại quốc gia mà ông đang làm Đại sứ: Ấn Độ.

 

Văn hoá - Thư từ Ấn độ của một nhà ngoại giao: Những lễ đón năm mới ở Ấn độ

Lễ hội Diwali

Văn hoá - Thư từ Ấn độ của một nhà ngoại giao: Những lễ đón năm mới ở Ấn độ (Hình 2).

Thành phố Rishikesh, nằm ở chân dãy Himalaya ở miền bắc Ấn Độ.

Văn hoá - Thư từ Ấn độ của một nhà ngoại giao: Những lễ đón năm mới ở Ấn độ (Hình 3).

Thành phố Rishikesh, nằm ở chân dãy Himalaya ở miền bắc Ấn Độ.

Văn hoá - Thư từ Ấn độ của một nhà ngoại giao: Những lễ đón năm mới ở Ấn độ (Hình 4).

Thành phố Rishikesh, nằm ở chân dãy Himalaya ở miền bắc Ấn Độ.


Lễ hội Diwali - lễ hội ánh sáng chào đón một năm mới trong đạo Hindu, thể hiện sức mạnh của chính nghĩa.

Ngày tôi mới nhậm chức Đại sứ tại Ấn Độ, các anh chị em ở Phòng Hành chính xin ý kiến về chủ trương tiếp tục mua quà để biếu phía bạn nhân dịp Lễ hội Diwali với số lượng khá lớn. Tôi ngạc nhiên và đề nghị giảm chi tiêu vào khoản này xuống một nửa với lý do là nước mình vẫn còn khó khăn, không nên chi tiền vào việc tặng quà như vậy.

Đến khi Lễ hội Diwali tới gần, ngày nào Đại sứ quán cũng nhận được rất nhiều quà của bạn bè Ấn độ từ khắp nơi gửi đến. Chủ yếu là bánh, kẹo, các loại hạt, hoa và những thứ cây nhỏ để trên bàn làm việc. Có cả những bức tượng bé của các vị thần Hindu giáo và các tấm khăn choàng nhỏ màu trắng. Nhiều người đến gặp Đại sứ vừa để chúc mừng về nhiệm vụ mới nhưng cũng để tặng quà Diwali. Đến lúc đó, tôi mới hiểu được rằng Lễ hội Diwali - Lễ hội ánh sáng quan trọng như thế nào đối với người theo đạo Hindu, bởi đó là ngày tối nhất của năm không có ánh trăng và ngày này được đánh dấu bởi chiến thắng của thần ánh sáng đối với thần bóng tối, của điều thiện đối với cái ác.

Đúng hôm lễ hội, pháo hoa được bắn ở nhiều nơi, nhiều đống lửa được nhóm lên ở các góc phố và làng quê và nhà nhà đều thắp đèn sáng choang từ cổng, vườn vào đến tận trong nhà với từng phòng có đủ cả đèn lẫn nến. Nhiều nơi tổ chức các buổi văn nghệ, đọc kinh Hindu. Tại pháo đài Đỏ (Red Fort, nằm ở khu vực phố cổ Old Delhi, được Unesco công nhận là Di sản thế giới năm 2007) đã diễn ra chương trình chào mừng Lễ hội Diwali với một sân khấu hoành tráng diễn lại các tích về các vị thần của đạo Hindu. Vì vậy, cứ đến mùa lễ hội thì chất lượng không khí ở các tỉnh và nhất là thành phố New Delhi bị xuống cấp nghiêm trọng và độ ô nhiễm tăng cao. Cũng như bất kỳ lễ hội nào trên thế giới người người viết thiệp, gửi thư, gửi email và tin nhắn chúc mừng nhau hạnh phúc. Người Ấn độ theo Hindu giáo coi trọng lễ hội này như ngày Tết của Việt Nam, nhưng họ ít khi mời những người không theo Hindu giáo đến nhà mình. Đêm Diwali, nhà tôi cũng tổ chức bữa cơm thân mật mời các anh chị em trong Sứ quán. Mọi người đều đến muộn, vì tối hôm đó đường bị tắc ở nhiều nơi do người dân đổ ra đường đốt pháo và đốt lửa mừng thần ánh sáng. 

Tết Dương lịch

Khoảng đầu tháng 12, tôi nhận được thư của một doanh nhân người Ấn Độ - ông Ashish, Lãnh sự Danh dự của Bahamas (một nước nhỏ ở vùng Caribe). Bên này các nhà công nghiệp thành đạt rất thích chức Lãnh sự Danh dự, mặc dù họ cũng phải bỏ ra số tiền kha khá để thực hiện, thực thi nhiệm vụ này, mà chủ yếu là các khoản tiếp tân khi có đoàn từ trong nước đó sang hoặc giúp bảo vệ công dân nước đó khi họ gặp nạn. Ông mời tôi đến thành phố Rishikesh, một thành phố ở đầu nguồn sông Hằng nổi tiếng về sự linh thiêng và trong lành đồng thời là quê hương của Yoga, để đón Tết Dương lịch. Người chú ông mới khánh thành một khách sạn khoảng 30 phòng và muốn mời các Đại sứ nước ngoài đến thưởng thức hương vị đón Năm mới. Họ kể rằng các gia đình giàu có ở bên này thường đặt một kỳ nghỉ ở một nơi nào đó và cùng nhau đón Năm mới. Tôi không biết họ mời bao nhiêu người nhưng chỉ có 3 Đại sứ Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha là đồng ý tham dự. Hỏi ông bạn đồng nghiệp Tây Ban Nha thì được biết, đón Năm mới loại này hoàn toàn chay tịnh: Đồ ăn toàn chay và đồ uống không có rượu, bia hay bất kỳ chất uống có cồn nào. Một buổi lễ đón Năm mới khác hẳn với cách tôi đón Năm mới từ trước đến nay ở châu Âu là luôn có rượu như sâm-banh và thịt hun khói.

Chính vì đón “Tết” chay như vậy nên rất ít người nước ngoài tham dự vì họ cần có tí “cay cay” mới đủ vui được. Như để “bù” lại khoản ăn và uống thanh đạm, thì chúng tôi được thưởng thức một chương trình văn nghệ hoành tráng với một đội ngũ diễn viên múa và ca sĩ từ Mumbay bay lên cùng lỉnh kỉnh các loại thiết bị. Số người biểu diễn đông gấp 3 lần số lượng khách và chủ. Và họ hát suốt 2 đêm ngày 30 & 31 tháng 12. Bên cạnh đó, là 2 nghi lễ cúng thần sông Hằng với hàng trăm người tham dự ở dọc bờ sông, sau đó là vào Thánh đường Hindu để nghe giảng đạo.

Tôi đã từng dự các thánh lễ của Thiên chúa giáo và Phật giáo nhưng ở đây rất khác. Khác thứ nhất là họ dùng rất nhiều lửa, hoa và nước : nào là đốt củi, đốt đèn dầu, đốt nến, làm mọi thứ rực cháy ở cả một khúc sông, cùng với việc thả hoa đăng để cầu may. Hai là, người người đều hò theo giọng đọc kinh mà nghe cứ tưởng như một dàn đồng ca không kịp tập thử trước khi vào lễ (!). Ba là thiếu tính nghiêm trang, do mọi thứ đều rất lộn xộn vì người xô đẩy nhau, chụp ảnh quay phim một cách tuỳ tiện. Tuy nhiên, trông ai cũng rất hả hê và mãn nguyện.

Đúng giao thừa, chúng tôi ôm hôn nhau theo kiểu rất phương Tây và chúc nhau Năm mới tốt lành. Rồi cả chủ và khách lại ăn bữa Tất niên mà chủ yếu là đồ chay và đồ ngọt. Tính chất thanh tịnh được thể hiện ở việc không giết động vật, không uống rượu, không hút thuốc và thành kính lắng nghe Thầy Guru (thầy chủ trì buổi lễ). Tính thanh tịnh này bao trùm trong lễ đón Năm mới, cho dù tôi không thấy lời giảng có gì đặc biệt và đáng thu hút lắm. Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi đó là được ngồi hành lễ tại ngôi đền - mà toàn bộ nền của đền làm từ phân bò mà Thầy rất tự hào, và sự chăm chú lắng nghe của những người mộ đạo kể cả các triệu phú và các em nhỏ. Và đặc biệt là cách nói của bà Phó Chủ lễ là người Mỹ đã cải sang đạo Hindu cùng cô em Trợ lý báo chí cho Thầy, nói tiếng Anh cực hay và vô cùng xinh đẹp./.

Đại sứ Phạm Sanh Châu

Thư từ Ba Lan: Có còn là miền đất hứa?

Thứ 3, 29/01/2019 | 20:25
Tác giả là nguyên Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan, đồng thời cũng là một nhà văn. Ông từng viết nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết về cộng đồng người Việt ở châu Âu và Ba Lan. Gần Tết Kỷ Hợi 2019, thư ông gửi cho báo Người Đưa Tin như là một bài phóng sự nóng bỏng và trăn trở…

Thư từ New Zealand: Giáng sinh là mùa hè rực rỡ

Thứ 2, 28/01/2019 | 10:55
Tiến sỹ Quản lý công Vũ Anh Đào (Cherry Vu) - CEO, chuyên gia tư vấn Cách làm việc và Quản lý mới của công ty Two Hills, Ltd. (Wellington New Zealand). Chị từng sinh sống, học tập và làm việc ở Việt Nam, Đức và New Zealand. Chị là người luôn làm việc với tư duy rành rẽ, nhưng cảm xúc, tâm hồn thì sóng sánh với hai nơi: nhà và quê.

Thư từ Berlin: Tết & xôi gấc

Thứ 2, 21/01/2019 | 09:15
Nhà văn Lê Minh Hà, trước khi rời Việt Nam để đến sống và làm việc tại Đức năm 1994, là một cô giáo. Chị từng có 10 năm dạy học ở trường PTTH Đan Phượng & PTTH Hà Nội-Amsterdam. Trong những ngày cận Tết Kỷ Hợi, từ Berlin (Đức) chị kể với báo Người Đưa Tin những kỷ niệm, những cảm xúc về Tết, qua một “hình hài” cụ thể: Món xôi gấc.

Thư từ Nhật Bản: Đón Tết tây ở Nhật Bản qua con mắt của người phụ nữ Việt

Thứ 6, 18/01/2019 | 20:00
Chị Phạm Lan Anh,hiện sống ở thành phố Saitama (Nhật Bản), là phát thanh viên của một đài phát thanh. Chị xa Hà Nội, theo chồng sang Nhật đã lâu, mang theo những ký ức không hề phai về Việt Nam. Hằng năm, chị bận rộn đón Tết tây ở đây mà vẫn “thấy lòng rạo rực háo hức, chẳng khác gì ngày bé ngửi thấy mùi bánh chưng luộc hay hương của nước hạt mùi mà mẹ đun cho cả nhà tắm tất niên.” Chị kể cho báo Người Đưa Tin một vài nét về tập tục đón năm mới ở Nhật.

Thư từ Thụy Điển: Nỗi nhớ người xa quê Hà Nội

Thứ 5, 03/01/2019 | 20:00
Chị Lê Phương Thảo, quê Hà Nội, hiện đã nhập quốc tịch, đang sinh sống cùng chồng con và làm việc với tư cách là công chức nhà nước ở Stockholm (Thụy Điển). Chị kể rằng, nỗi nhớ Hà Nội, nhớ Việt Nam với chị - là nỗi nhớ trong máu, trong tim và mãi mãi không hề phai. Bởi hình như đã thành phản xạ, gặp chuyện gì, chị cũng so sánh với quê hương, với Hà Nội.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:41
Thông tin diễn viên nổi tiếng Đức Tiến đột ngột qua đời khiến nhiều sao Việt, bạn bè bàng hoàng xót thương.

Tây du ký: Ai là người đã từng cứu Tôn Ngộ Không khỏi tội ngỗ nghịch?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:00
Trong tác phẩm Tây du ký, Thái Bạch Kim Tinh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý những hành vi ngang ngược và bạo loạn của Tôn Ngộ Không.

Bí mật bất ngờ về bộ phim "Người đẹp Tây Đô" được Việt Trinh tiết lộ sau hơn 20 năm

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:00
"Người đẹp Tây Đô" là bộ phim truyền hình trình chiếu năm 1996 do Việt Trinh đóng vai chính. Đây là một trong những bộ phim làm nên tên tuổi Việt Trinh.

Con trai của đạo diễn Trần Lực: Trần Bờm gây sốt với vẻ ngoài soái ca

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:00
Cậu bé Trần Bờm ngày nào từng gây bão ở Bố Ơi, Mình Đi Đây Thế? khiến cư dân mạng bất ngờ với diện mạo chững chạc và lịch lãm khó nhận ra.

“Ngọc trai đen” của làng mẫu có cuộc sống thế nào sau 17 năm giải nghệ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:15
Quyết định "giải nghệ" để vun vén hạnh phúc gia đình, "Ngọc trai đen" của làng mẫu - Bằng Lăng đang có cuộc sống hạnh phúc và êm đềm tại Singapore.
     
Nổi bật trong ngày

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:41
Thông tin diễn viên nổi tiếng Đức Tiến đột ngột qua đời khiến nhiều sao Việt, bạn bè bàng hoàng xót thương.

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Từng nổi tiếng một thời, Cò "Đất phương Nam" 40 tuổi vẫn vất vả, nay kết hôn lần 2

Thứ 7, 18/05/2024 | 11:45
Đám cưới của "thằng Cò" Phùng Ngọc trong Đất phương Nam với bà xã kém 10 tuổi sẽ diễn ra vào ngày 18/5.

Sẵn sàng đón "mùa du lịch vải" ở Lục Ngạn

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Mùa du lịch vải thiều Lục Ngạn 2024 đang đến gần, các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đã tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đón tiếp du khách.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.